Hệ thống văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 35)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hồn thiện cơng tác tổ chức kế toán

2.6.1 Hệ thống văn bản pháp lý

Hệ thống pháp lý và các văn bản hướng dẫn cho việc thực hiện công tác tổ chức kế toán là nhân tố ảnh hưởng khá quan trọng. Những văn bản này bao gồm: Luật kế toán, luật ngân sách, chuẩn mực kế tốn cơng, nghị định, thông tư hướng dẫn, quy định về quản lý, quy định về chế độ kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp,…là cơ sở để bộ máy kế tốn điều chỉnh hoạt động.

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp lý ở Việt Nam là khá đầy đủ về quy định, hướng dẫn quản lý tài chính ở khu vực cơng nói chung và cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Qua nhiều lần đổi mới và chỉnh sửa đã giúp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp từng bước quản lý chặt chẽ hơn nguồn tài chính của đơn vị góp phần tạo nên thành công chung trong quá trình điều hành ngân sách của Nhà nước. Điển hình gần đây là có Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao; Thông tư số 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế tốn hành chính, sự nghiệp áp dụng cho cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc tổ chức, đơn vị không sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để dễ dàng trong công tác quản lý nội bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập tự thiết kế, xây dựng thêm một số sổ kế toán theo dõi phù hợp cho đơn vị mình nhưng vẫn đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật trong chế độ kế toán của nhà nước.

Hệ thống pháp lý và văn bản hướng dẫn càng được thống nhất chặt chẽ rõ ràng thì cơng việc tổ chức thực hiện càng được thuận lợi. Theo nghiên cứu của tác giả Muller (1968), Seidler (1976) đã chứng minh “hệ thống văn bản, pháp luật của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác kế tốn và là nguồn gốc chính hình thành các quy tắc kế tốn của quốc gia đó”.

2.6.2 Trình độ chun mơn của nhân viên kế toán

Để thực hiện tốt cơng tác kế tốn địi hỏi người làm trong lĩnh vực này phải có trình độ kiến thức am hiểu vững chắc về nghiệp vụ kế tốn, ln ln học hỏi và kịp thời cập nhật những đổi mới phục vụ cho cơng tác tổ chức kế tốn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên kế toán trong mỗi đơn vị là rất cần thiết và quan trọng. Trong trường hợp các thơng tin kế tốn bị sai lệch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của nhà quản lý.

Theo Chan (2005), Choy Chong và cộng sự (2011) những người làm kế toán trong một đơn vị là nguồn nhân lực vơ cùng quan trọng vì họ là những người trực tiếp tham gia vào cơng tác tổ chức kế tốn quyết định đến nguồn tài chính của đơn vị. Tác giả Phạm Quang Huy (2014) cũng đề cập rằng “Nguồn nhân lực kế tốn cơng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được sự đổi mới nhanh chóng về chun mơn và cơng nghệ, rất cần thiết có những chương trình đào tạo hay cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên đối với các kế tốn viên”. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) đã chú trọng đến nhân tố trình độ chun mơn của kế tốn viên và đưa nhân tố này tác động đến việc cải cách kế toán khu vực cơng sang cơ sở dồn tích vào mơ hình nghiên cứu của mình.

Từ đó, có thể thấy rằng nếu có một bộ máy tổ chức cơng tác kế tốn làm việc chun nghiệp với trình độ chun mơn tốt sẽ mang lại hiệu quả rất nhiều cho bộ phận kế toán tại đơn vị. Cũng theo đó, những kế tốn nắm vững về kiến thức chuyên môn, làm việc rất mau lẹ và sẽ biết cách tiết kiệm được chi phí tối đa cho đơn vị.

2.6.3 Sự quan tâm cơng tác kế tốn của lãnh đạo nhà trường

Với mỗi đơn vị, nhà quản lý, lãnh đạo là người giữ linh hồn, truyền cảm hứng và dẫn dắt tổ chức đi lên. Theo tác giả Sandeep Nabar (2007), Anu Agrawal (2004) và Choy chong và cộng sự (2011) có nhận định rằng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính là tốt và đáng tin cậy nếu như nhà quản lý của doanh nghiệp có am hiểu càng nhiều về lĩnh vực kế tốn tài chính. Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp

cao là một nhân tố xác định sự thành công hay bất bại khi thực hiện và phát triển cơng tác kế tốn (Sandesh, 2010).

Theo quy định của Luật kế tốn người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm trong việc tổ chức và chỉ đạo trong việc thực hiện cơng tác kế tốn trong đơn vị. Do đó, đội ngũ lãnh đạo tại đơn vị phải hiểu, quan tâm sâu sắc về cơng tác kế tốn. Lãnh đạo là người sử dụng số liệu báo cáo tài chính của kế tốn trong việc thực hiện ra quyết định, không nên chủ quan chỉ dùng kinh nghiệm quản lý và xem xét lợi ích trong ngắn hạn thì chất lượng trên báo cáo tài chính sẽ khơng được quan tâm. Nếu có sự quan tâm tốt từ nhà quản lý thì bộ phận tổ chức kế tốn sẽ chủ động làm việc theo hướng tích cực hơn, hạn chế được những gian lận, sai sót khơng đáng có, mang đến một báo cáo tài chính có sự tin cậy cao, hữu ích cho người sử dụng. Bởi suy cho cùng, nhà quản lý, người lãnh đạo là những người chịu trách nhiệm cao đối với cấp trên và đưa ra quyết định sự thành bại của một tổ chức. Điều đó địi hỏi họ cũng phải am hiểu về kế toán quản trị của đơn vị để có những cái nhìn, nhận xét từ đó đưa ra quyết định đúng đắn giúp cho đơn vị phát triển góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

2.6.4 Hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo COSO năm 2013 về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính đã định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”.

Kiểm soát nội bộ là một khái niệm đã được thảo luận rất nhiều trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay. Nó khơng phải là một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm nhất định mà nó là một quy trình hoạt động được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong đơn vị nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để giảm thiểu các rủi ro và đạt được mục tiêu chung của tổ chức, quá trình này sẽ thay đổi liên tục để thích ứng với mọi thay đổi mà tổ chức sẽ phải đối mặt.

Điều 39, Luật kế toán 2015 cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy

định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

Cũng có khái niệm khác nêu rằng: “Kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm sốt nội bộ cùng có chung mục đích, đều do con người xây dựng, thiết lập nhưng chúng có những điểm khác nhau. Kiểm soát nội bộ thường đi vào kiểm sốt với những chính sách, thủ tục, ngun tắc, quy định có tính hệ thống được thừa nhận rộng rãi, phổ biến. Cịn khi nói hệ thống kiểm sốt nội bộ là nói đến các chính sách, thủ tục, các bước kiểm sốt do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Vậy, hệ thống KSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm sốt mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài” theo Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 11/2016.

Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong đó, quan điểm được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay là “Hệ thống KSNB là tồn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm sốt, các bước cơng việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả. Hệ thống KSNB nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân thủ luật pháp và quy định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý); Đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính”.

Theo các nghiên cứu trước về kiểm sốt nội bộ tại các trường cao đẳng đại học của các tác giả Phạm Thị Hoàng (2013), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) cũng đã chỉ ra rằng hệ thống KSNB giúp các trường chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những sai phạm, kiểm soát những rủi ro nhằm hoàn thiện hơn cơng tác kiểm sốt thu chi nội bộ, minh bạch trong BCTC giúp cho bộ phận kế toán cung cấp ban lãnh đạo những thơng tin kế tốn hữu ích và đáng tin cậy, từ đó giúp nhà trường hồn thiện, nâng cao hiệu quả cơng tác kế toán tại đơn vị.

2.6.5 Hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin là một tập hợp có cấu trúc các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng để sản xuất, truyền nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ cho một hoặc nhiều hoạt động kỹ thuật, nghiệp vụ của kế toán trong đơn vị.

Quyết định số 181/QĐ-BTC ngày 25/01/2011 của Bộ tài chính “về việc ban hành quy định chế độ báo cáo số liệu tài sản cố định và tình hình biến động tài sản cố định hàng năm thơng qua chương trình phần mềm quản lý tài sản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập, dự án trực thuộc Bộ tài chính” nhằm mục tiêu ứng dụng cơng nghệ thông tin trong công tác quản lý tài sản công ở các cơ quan nhà nước được tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào cơng tác kế tốn bằng việc sử dụng phần mềm kế toán “Khái niệm về phần mềm kế tốn là chương trình máy tính được thiết lập nhằm hỗ trợ cho cơng tác kế tốn trong q trình thu thập, xử lý, lưu trữ, lập và cung cấp các báo cáo kế toán cho đối tượng sử dụng”. Thực tế đã chứng minh, công nghệ thơng tin đã thay đổi sổ sách kế tốn truyền thống chuyển sang lưu trữ, xử lý dữ liệu bằng máy tính. Các phần mềm kế tốn được thiết kế với hàng loạt tính năng chun ngành, hoặc có thể được tùy chỉnh để đáp ứng sao cho phù hợp với quy mơ, tình hình hoạt động kinh doanh của từng đơn vị.

Nghiên cứu của tác giả Zuriati và cộng sự (2017), Choy Chong và cộng sự (2011) cho rằng một hệ thống hiệu quả sẽ hỗ trợ người dùng thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin phát triển để tạo điều kiện cho công tác tổ chức, thu thập, lưu trữ và phổ biến dữ liệu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó một hệ thống hiệu quả sẽ giúp cho đơn vị dễ dàng phân tích, kiểm sốt và ra quyết định. Trong nghiên cứu của tác giả Ouda (2004) cũng có một nhân tố tác động đáng kể đến việc chuyển đổi cơ sở kế tốn là hệ thống máy tính, phần mềm, tốc độ kế nối dữ liệu.

Tóm tắt chương 2

Ở chương này, tác giả đã trình bày tổng quan các khái niệm về ĐVSNCL và công tác tố chức kế tốn tại ĐVSNCL. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày một số lý thuyết nền có liên quan như là lý thuyết thơng tin bất cân xứng và lý thuyết đại diện. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các biến tác động ảnh hưởng đến hồn thiện cơng tác tổ chức kế toán tại các trường CĐCL trên địa bàn Tp.HCM.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Quy trình nghiên cứu

3.1.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính

Tác giả tiến hành thảo luận nhóm với một số chuyên gia, là những chuyên gia trong lĩnh vực kế tốn tài chính, giảng viên của các trường cao đẳng, trưởng, phó phịng kế tốn và các chuyên viên kế toán đang cơng tác tại phịng kế toán ở các

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức định lượng Tổng hợp các nghiên cứu trước

và sơ lược lý thuyết

Nghiên cứu sơ bộ định tính

Hồn chỉnh bảng câu hỏi và thang đo

Mơ hình nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

trường CĐCL trên địa bàn Tp.HCM. Các đối tượng được chọn để phỏng vấn phải là những người am hiểu về cơng tác tổ chức kế tốn có trình độ chun mơn cử nhân trở lên.

“Phương pháp phỏng vấn này tuy có nhược điểm là tốn thời gian nhưng có thể đào sâu được những vấn đề có liên quan” (theo Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tác giả thảo luận gồm có 9 chun gia (danh sách đính kèm ở phụ lục 01).

3.1.3 Nghiên cứu chính thức định lượng

Dựa vào bảng câu hỏi khảo sát đã được bổ sung và điều chỉnh ở phần nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát, thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát trực tiếp, gửi qua email hoặc thu thập qua internet bằng công cụ Google Documents. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát trong bài nghiên cứu này là các trưởng, phó phịng kế tốn, các kế toán viên và các giảng viên kế toán tại các trường CĐCL trên địa bàn Tp.HCM.

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Bước 1: Tác giả thực hiện tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc hồn thiện cơng tác tổ chức kê toán tại các trường CĐCL trên địa bàn Tp.HCM từ đó đưa ra khe hổng nghiên cứu.

Bước 2: Tác giả tổng kết các lý thuyết của công tác tổ chức kế toán các lý thuyết nền có liên quan đến nghiên cứu của tác giả để từ đó làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, đưa ra thang đo cho mơ hình nghiên cứu.

Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm với kế tốn tài chính, giảng viên của các trường cao đẳng, trưởng phịng kế tốn và các chun viên kế toán đang cơng tác tại phịng kế toán các trường CĐCL trên địa bàn Tp.HCM nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với điều kiện hoạt động của các trường CĐCL trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Các kết quả có được từ việc thảo luận, nhằm tăng thêm tính thuyết phục tác giả thực hiện tiếp việc khảo sát chuyên gia bằng bảng câu hỏi nhằm điều tra mức

độ đồng ý hay không đồng ý với các biến đo lường tác động đến việc hồn thiện cơng tác tổ chức kế toán.

Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định lượng: tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích, kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện cơng tác tổ chức kế tốn, yếu tố nào tác động mạnh nhất, từ đó tác giả đưa ra kết luận và một số hàm ý nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn ở các trường CĐCL trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo

Qua việc thảo luận nhóm ở nghiên cứu định tính, kết quả bàn luận với các chuyên gia cho thấy tất cả đều đồng thuận đối với các nhân tố tác động đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)