Kết quả thống kê mô tả của sáu quốc gia Đông Nam Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

4.1 Kết quả thống kê mô tả

4.1.1 Kết quả thống kê mô tả của sáu quốc gia Đông Nam Á

Giá trịtrung bình của các chỉsốcủa các nước trong mẫu khảo sát được thể hiện ở bảng 4.1 bên dưới. Sự sai lệch về giá trị trung bình giữa các quốc gia (between) hoặc trong mỗi quốc gia (within) được giải thích qua hai giá trị sai số chuẩn hay độ lệch chuẩn (Std. Dev.) tương ứng. Kết quả thống kê tổng hợp các biến cho thấy sự khác nhau xuất phát chủ yếu từ các đặc điểm cụ thể của từng quốc gia. Sựkhác biệt về đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia trong các biến lnK, lnL, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP tạo nên sựkhác biệt trong tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (lnGDP).

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tảcác biến

Nguồn: tác giảthống kê từbộdữliệu thu thập, n = 78

Nhìn chung, các quốc gia trong giai đoạn khảo sát có mức cung tiền tương

đối cao so với tổng sản phẩm quốc nội. Lượng cung tiền trung bình chiếm trên

71% tổng sản phẩm quốc nội. Tương tự như mức cung tiền trên tổng sản phẩm quốc nội, tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực kinh tế tư nhân của sáu quốc gia trong khảo sát chiếm trên 60% tổng sản phẩm quốc nội. Cũng tương tự, tỷtrọng tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng chiếm xấp xỉ 55% tổng sản phẩm quốc nội.

Bên cạnh đó, có sự khác biệt của các biến giữa các quốc gia khác nhau (Bảng 4.2 bên dưới). Kết quả phân tích phương sai (anova) giữa sáu nước theo từng biến cho thấy sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các quốc gia là có ý nghĩa thống kê (5%) [Phụlục 4, bảng 4.1 đến 4.6].

Bảng 4.2: Tổng hợp giá trịtrung bình của các yếu tố đến tăng trưởng GDP Quốc gia lnGDP lnL lnK M2/GDP PC/GDP BD/GDP Indonesia 12,63 11,59 11,49 43,5% 26,8% 36,5% Lào 8,01 7,94 6,74 26,4% 13,3% 19,3% Malaysia 11,91 9,29 10,54 118,9% 124,9% 113,7% Philippines 11,59 10,49 10,15 44,6% 34,2% 47,7% Thái Lan 12,09 10,50 10,88 106,8% 90,9% 99,2% Việt Nam 11,02 10,72 10,01 87,9% 71,2% 11,8%

Nguồn: tác giảthống kê từbộdữliệu thu thập, n = 78

Kết quả phân tích phương sai về sự khác nhau của tỷ lệ lượng cung tiền trên GDP của một nước so với các nước còn lại cho thấy hai nước thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao là Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ cung tiền so với GDP cao (trung bình trên 100%) trong giai đoạn 2000 – 2012. Trong khi đó, trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam có tỷ lệ lượng cung tiền trên GDP là cao nhất so với ba nước còn lại. Lào là quốc gia có tỷ lệ cung tiền so với GDP thấp nhất. Những sự khác nhau về tỷ lệ mức cung tiền so với GDP này đều có ý nghĩa thống kê 5%, ngoại trừ trường hợp của Philippines là khơng có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, tỷlệ lượng cung tiền trên GDP ởcác nước trong khảo sát có xu hướng gia tăng qua các năm [Phụlục 4, bảng 4.1].

Tương tự kết quả của tỷlệ cung tiền trên GDP, tỷlệtín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP giữa sáu nước cũng có sựkhác nhau. Theo đó, Malaysia vẫn là nước có tỷ lệtín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP là cao nhất (trung bình trên 100%), tiếp đến là Thái Lan và Việt Nam. Lào cũng là nước có tỷlệtín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP thấp nhất. Các kết quả này đều có ý nghĩa thống kê

5%, ngoại trừ trường hợp của Philippines là khơng có ý nghĩa thống kê [Phụ lục 4, bảng 4.2]. Theo thời gian, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP có xu hướng gia tăng, tuy nhiên, chưa có đủbằng chứng đểkết luận điều này.

Về tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP, Malaysia và Thái Lan tiếp tục là hai nước có tỷ lệ trung bình cao nhất, trong khi Lào và Việt Nam là hai nước có tỷ lệ trung bình thấp nhất. Các kết quả này đều có ý nghĩa thống kê 5% [Phụ lục 4, bảng 4.3]. Tương tự như tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP, theo thời gian tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP cũng có xu hướng gia tăng, tuy nhiên, vẫn chưa có đủcơ sở đểkết luận điều này.

Sự khác biệt về lực lượng lao động giữa sáu nước cũng có ý nghĩa.

Indonesia là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào nhất trong các nước khảo

sát. Với quy mô trên 107 triệu lao động trên cả nước (năm 2012) và tăng trưởng lao động trung bình cho cả giai đoạn là 11,59 cho thấy đây là nguồn lực quan

trọng đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước này trong

những năm qua. Tiếp theo Indonesia, Việt Nam cũng là quốc gia có lực lượng lao

động dồi dào với trên 45 triệu lao động. Malaysia và Lào là những quốc gia có

nguồn lực lao động hạn chếhơn so với các quốc gia còn lại. Các kết quảnày đều có ý nghĩa thống kê 5% [Phụlục 4, bảng 4.4].

Sựkhác biệt vềtăng trưởng nguồn vốn đầu tư giữa sáu quốc gia cũng có ý nghĩa thống kê 5%. Indonesia là quốc gia có mức tăng trưởng vốn đầu tư cao

nhất, đồng thời các quốc gia còn lại đều có mức tăng trưởng vốn đầu tư cao

(trung bình trên 10%), ngoại trừLào là nước có mức tăng trưởng vốn đầu tư thấp nhất (trung bình dưới 7%). Mặt khác, tăng trưởng vốn đầu tư ở các nước trong khảo sát có xu hướng gia tăng qua các năm [Phụlục 4, bảng 4.5].

Về tăng trưởng GDP giữa sáu quốc gia, Indonesia cũng là quốc gia có mức tăng trưởng GDP trung bình cao nhất, kế tiếp là Thái Lan và Malaysia. Philippines có mức tăng trưởng GDP thấp hơn ba nước trên nhưng cao hơn Việt Nam; và Lào là quốc gia có mức tăng trưởng GDP trung bình thấp nhất. Tất cả các sự khác nhau này đều có ý nghĩa thống kê ởmức 5%. Ngoài ra, tăng trưởng

GDP của các nước này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm [Phụlục 4, bảng 4.6].

4.1.2 Kết quả thống kê mô tảvề mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ởtừng quốc gia trong mẫu nghiên cứu

Theo mơ hình của Ang (2007) được đề cập ở chương 2, tác giả này sử dụng hai biến là tích luỹ vốn thực và lực lượng lao động theo lý thuyết tân cổ điển. Lý thuyết tân cổ điển cho rằng vốn đầu tư, cùng với lao động là hai trong ba

nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế còn được phân

theo sự đầu tư nguồn vốn, bao gồm: phát triển kinh tếtheo chiều sâu và phát triển kinh tế theo chiều rộng. Phát triển kinh tế theo sự phát triển tài chính theo chiều rộng mang ý nghĩa là gia tăng lượng vốn đầu tư phù hợp với sựgia tăng của lao

động.

Theo những mơ hình nghiên cứu như King và Levine (1993b), Levine và cộng sự (2000), Ang (2007) hay Jin Zhang và cộng sự (2012) đã được đề cập ở

chương 2, phát triển tài chính theo chiều sâu được thể hiện qua sự gia tăng của tổng mức cung tiền M2 trên GDP hoặc sự gia tăng của tổng tín dụng dành cho khu vực tư nhân trên GDP hoặc sựgia tăng của tổng tiền gửi trong hệthống ngân hàng trên GDP của đất nước.

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính với tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam theo các yếu tố đầu vào như lao động (L) và vốn (K) dưới dạng logarit, tỷ lệcung tiền so với GDP, tỷ lệtín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP và tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 được thểhiện ởbảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Mối quan hệgiữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với lnGDP của Việt Nam

Năm lnGDP lnL lnK M2/GDP PC/GDP BD/GDP 2000 10,63 10,56 9,13 50,5% 35,3% 7,4% 2001 10,69 10,58 9,23 58,1% 39,3% 8,8% 2002 10,75 10,61 9,36 61,4% 43,1% 9,1% 2003 10,82 10,63 9,55 67,0% 48,4% 9,6% 2004 10,89 10,66 9,69 68,3% 53,9% 11,0% 2005 10,96 10,68 9,88 75,6% 60,5% 12,0% 2006 11,03 10,74 10,04 86,9% 65,4% 12,6% 2007 11,10 10,76 10,33 108,1% 85,6% 15,0% 2008 11,15 10,78 10,50 100,4% 82,9% 14,7% 2009 11,21 10,81 10,58 115,7% 103,3% 14,1% 2010 11,27 10,83 10,63 129,3% 114,7% 14,1% 2011 11,33 10,85 10,60 112,4% 101,8% 12,2% 2012 11,38 10,87 10,66 108,4% 91,7% 12,5%

Nguồn: tác giảthống kê từbộdữliệu thu thập

Từ bảng 4.3 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn

2000 – 2012 có mối quan hệ cùng chiều với sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Mối quan hệ này thể hiện mạnh ở yếu tố lao động hơn là yếu tố vốn đầu tư.

Trong giai đoạn khảo sát 2000 – 2012, có thể nhận thấy rằng vốn đầu tư, lực

lượng lao động và GDP có xu hướng gia tăng và tương đối ổn định qua các năm, trong đó năm 2012 có mức tăng trưởng cao nhất.

Bên cạnh đó, xét trong cả giai đoạn khảo sát thì tỷ lệ lượng cung tiền so với GDP có xu hướng cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Tương tự, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP và tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP cũng có xu hướng cùng chiều với tăng trưởng GDP. Bên cạnh

đó, có thể nhận thấy giai đoạn 2007 – 2010 có dấu hiệu tăng trưởng tín dụng

nóng. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện bong bóng thịtrường chứng khoán và bất

động sản ởViệt Nam. Tuy nhiên tỉ lệ cung tiền so với GDP và tỉ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP có chiều hướng giảm sau năm 2010, điều này phần

kinh tế vĩ mô để tránh xảy ra sựbùng nổ bong bóng thị trường chứng khốn và bất động sản ởViệt Nam.

Bảng 4.4: Mối quan hệgiữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với lnGDP của Malaysia Năm lnGDP lnL lnK M2/GDP PC/GDP BD/GDP 2000 11,64 9,16 10,13 100,0% 137,0% 107,6% 2001 11,65 9,18 10,03 103,4% 144,1% 119,9% 2002 11,70 9,20 10,13 100,9% 139,6% 118,3% 2003 11,76 9,23 10,13 102,5% 135,2% 115,1% 2004 11,82 9,24 10,27 113,4% 125,9% 112,0% 2005 11,87 9,25 10,38 114,3% 118,0% 105,9% 2006 11,93 9,27 10,52 121,9% 113,3% 105,9% 2007 11,99 9,30 10,72 119,8% 109,6% 105,7% 2008 12,04 9,31 10,81 117,3% 107,0% 104,0% 2009 12,02 9,33 10,49 138,8% 122,7% 122,1% 2010 12,09 9,42 10,96 133,3% 120,7% 119,4% 2011 12,14 9,45 11,12 138,0% 122,1% 120,9% 2012 12,20 9,48 11,27 142,2% 128,5% 120,9%

Nguồn: tác giảthống kê từbộdữliệu thu thập

Từ bảng 4.4 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Malaysia trong giai đoạn

2000 – 2012 có mối quan hệ cùng chiều với sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Nhưng khác với trường hợp Việt Nam, mối quan hệ này thểhiện qua yếu tố tăng trưởng vốn đầu tư hơn là yếu tố tăng trưởng lao động. Trong giai đoạn khảo sát

2000 – 2012, có thểnhận thấy rằng vốn đầu tư, lực lượng lao động và GDP có xu hướng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ bị giảm trong năm 2009 là năm ngay sau năm xảy ra khủng hoảng kinh tếthế giới, nhưng ngay sau đó Malaysia

đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Điều này phần nào cho thấy mức độ ổn định vĩ mô của nền kinh tếMalaysia. Năm 2012 cũng là năm có mức tăng trưởng cao nhất của Malaysia.

Bên cạnh đó, tỷlệlượng cung tiền trên GDP và tỷlệtổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP chưa thể hiện xu hướng rõ ràng với tăng trưởng

kinh tế. Chẳng hạn như, năm 2001 hai chỉ tiêu này tăng so với năm 2000, nhưng

đến năm 2002 cảhai chỉtiêu này lại giảm so với năm 2001, …

Mặt khác, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP lại có xu hướng ngược chiều với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu 2000 – 2008 và thể hiện xu hướng cùng chiều trong giai đoạn sau 2009 - 2012. Tỉlệcung tiền trên GDP ở Malaysia cao nhất vào năm 2012, trong khi tỉ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP cao nhất vào năm 2001.

Bảng 4.5: Mối quan hệgiữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với lnGDP của Indonesia Năm lnGDP lnL lnK M2/GDP PC/GDP BD/GDP 2000 12,33 11,47 10,51 53,2% 20,8% 44,7% 2001 12,37 11,50 10,50 51,3% 20,0% 43,2% 2002 12,41 11,52 10,64 48,5% 21,4% 42,9% 2003 12,46 11,54 11,00 47,5% 23,2% 40,8% 2004 12,51 11,55 11,03 45,0% 27,8% 38,5% 2005 12,56 11,57 11,18 43,4% 28,0% 35,6% 2006 12,62 11,57 11,44 41,4% 26,2% 34,5% 2007 12,68 11,61 11,59 41,8% 27,4% 34,1% 2008 12,74 11,63 11,86 38,3% 28,6% 32,3% 2009 12,78 11,64 12,03 38,2% 27,5% 32,0% 2010 12,84 11,67 12,34 38,3% 29,6% 31,9% 2011 12,91 11,67 12,54 38,8% 32,1% 32,0% 2012 12,97 11,68 12,66 40,1% 35,4% 32,0%

Nguồn: tác giảthống kê từbộdữliệu thu thập

Từ bảng 4.5 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong giai đoạn 2000 – 2012 có mối quan hệ cùng chiều với sự gia tăng của vốn và lao động.

Trong giai đoạn đầu 2000 – 2007, yếu tố tăng trưởng lao động có mối quan hệ

với tăng trưởng GDP mạnh hơn so với yếu tố tăng trưởng vốn đầu tư. Điều này

phần nào phản ánh lực lượng lao động đóng vai trị quan trọng trong sựphát triển kinh tếcủa Indonesia. Malaysia vốn được xem là nước nhập khẩu lao động lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên trong giai đoạn sau 2008 – 2012, yếu tố tăng

trưởng vốn đầu tư lại có mối quan hệvới tăng trưởng GDP mạnh hơn so với yếu tố tăng trưởng lao động. Điều này phần nào phản ánh sự gia tăng vốn đầu tư

nhằm giữvững đà tăng trưởng kinh tế của Indonesia sau cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới. Ngoài ra, trong giai đoạn khảo sát 2000 – 2012, có thểnhận thấy rằng vốn đầu tư, lực lượng lao động và GDP có xu hướng gia tăng và tương đối ổn định qua các năm, trong đó năm 2012 có mức tăng trưởng cao nhất.

Bên cạnh đó, xét trong cảgiai đoạn 2000 – 2012 thì tỷ lệlượng cung tiền so với GDP có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Tuy nhiên nếu xét theo từng giai đoạn thì mối quan hệnày thểhiện hai xu hướng. Cụ thể, trong một thời gian dài (2000-2009), tỷ lệ lượng cung tiền so với GDP thể hiện mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Điều này phần nào

phản ánh chính sách tiền tệ bảo thủ hơn ở Indonesia sau cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á 1997 khi Indonesia là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng

nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên trong giai đoạn sau (2010 –

2012) tăng trưởng lượng cung tiền so với GDP lại thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế.

Tương tự như tỷ lệ cung tiền so với GDP, tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP cũng có xu hướng ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên từsau năm 2008, tỷlệnày khơng có sựbiếnđộng nhiều.

Về mối quan hệ giữa phát triển tài chính thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP với tăng trưởng kinh tế, ở Indonesia cho thấy xu hướng thuận chiều giữa hai đại lượng này. Năm 2012 là năm Indonesia

Bảng 4.6: Mối quan hệgiữa lnL, lnK, M2/GDP, PC/GDP và BD/GDP với lnGDP của Lào Năm lnGDP lnL lnK M2/GDP PC/GDP BD/GDP 2000 7,61 7,80 5,49 17,4% 9,7% 13,6% 2001 7,67 7,82 5,52 18,2% 10,3% 15,0% 2002 7,72 7,84 5,77 19,4% 8,5% 15,7% 2003 7,78 7,86 5,88 19,8% 7,0% 18,0% 2004 7,85 7,88 6,34 19,9% 6,7% 16,0% 2005 7,91 7,90 6,45 18,7% 7,4% 15,0% 2006 8,00 7,93 6,84 19,6% 5,7% 14,9% 2007 8,07 7,96 7,27 24,2% 6,6% 17,5% 2008 8,15 7,99 7,47 25,0% 9,9% 19,6% 2009 8,22 8,02 7,48 31,9% 18,0% 22,9% 2010 8,30 8,05 7,47 38,0% 22,8% 28,0% 2011 8,38 8,08 7,69 42,1% 27,4% 27,0% 2012 8,46 8,11 8,01 49,1% 32,9% 28,0%

Nguồn: tác giảthống kê từbộdữliệu thu thập

Tương tự như trường hợp Việt Nam, mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 55)