Kết quả nghiên cứu hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 80)

Nội dung phần này sẽ lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về mối quan hệgiữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khảo sát.

Dựa vào kết quảhồi quy được trình bày ởphụlục 5 (bảng 4.12), các hệsố hồi quy đều có ý nghĩa cao ởmức 5%, biểu thức hồi quy của mơ hình của mẫu (phương trình 4.1, trang 63)được viết lại cụthểnhư sau:

lnGDP =-0,5211 +0,8490*lnL +0,2530*lnK –0,1568*M2/GDP +1,2133*BD/GDP (4.2)

a. Tác động của tăng trưởng vốn đầu tư và tăng trưởng lao động đối với tăng trưởng kinh tế

Kết quả ở phương trình 4.2 cho thấy một tác động dương của các yếu tố

đầu vào (lnK, lnL) lên mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (lnGDP). Như

vậy, gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết và mơ hình tăng trưởng kinh

tế trước đó chẳng hạn như nghiên cứu của Ang (2007) cho trường hợp của

Trong đó, tác động thuận chiều của tăng trưởng lao động đối với tăng

trưởng tổng sản phẩm quốc nội khá mạnh và lớn hơn với hệsốhồi quy là 0,8490. Như vậy, lao động gia tăng 1% sẽthúc đẩy GDP tăng trưởng xấp xỉ0,85%.

Tương tự, tăng trưởng vốn đầu tư cũng có tác động cùng chiều đến tăng

trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tuy nhiên mức độtác động nhỏhơn với hệsốhồi quy là 0,2530.Điều này có nghĩa cứ1% gia tăng trong tăng trưởng vốn đầu tư sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng hơn 0,25%.

Nhìn chung, theo kết quảhồi quy của các nước Đơng Nam Á thì phát triển tài chính theo chiều rộng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; trong đó tăng trưởng trong GDP được đóng góp bởi mức gia tăng lao động nhiều hơn so

với mức gia tăng vốn đầu tư.Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nguồn lực

lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á được khảo sát trong giai đoạn 2000 - 2012.

b. Tác động của tỷ lệ cung tiền so với GDP đối với tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng trong mức cung tiền so với GDP được thểhiện qua hệsốcủa M2/GDP trong phương trình 4.2. Hệsố của M2/GDP trong các phương trình này bằng –0,1568 nhỏ hơn 0, cho thấy tác động khá yếu của chỉ tiêu này đến tăng

trưởng kinh tế. Điều này cũng có nghĩa việc hạn chếtỷlệcung tiền so với GDP ở các quốc gia trong khảo sát sẽlàm tăng trưởng GDP của các nước trong mẫu tăng lên. Hay nói cách khác, cứ1% gia tăng trong tỷ lệ cung tiền so với GDP sẽ làm tăng trưởng GDP giảm xấp xỉ0,16%. Như vậy, phát triển tài chính theo chiều sâu thể hiện qua chỉtiêu tỷlệcung tiền so với GDP lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ởsáu quốc gia khảo sát trong giai đoạn 2000 - 2012.

Mặt khác, theo kết quả thống kê mô tả ở mục 4.1.2 bên trên cho thấy ở

hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nềnhất từcuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á là Thái Lan và Indonesia đã thực hiện thắt chặt cung tiền hơn trong một thời gian

khá dài, điều này dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ cung tiền so với GDP và tăng trưởng kinh tế. Ở hai quốc gia cũng bị tác động bởi cuộc khủng

hoảng tài chính Đơng Á là Malaysia và Philippines thì mối quan hệ giữa cung tiền so với GDP và tăng trưởng kinh tế chưa thể hiện xu hướng rõ ràng. Tỷ lệ cung tiền so với GDP có giai đoạn cho thấy mối quan hệcùng chiều, nhưng cũng có một sốgiai đoạn lại thể hiện mối quan hệngược chiều. Ởhai quốc gia còn lại, cũng là hai quốc gia ít bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á là

Việt Nam và Lào lại cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷlệ cung tiền so với GDP và tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phần nào phản ánh tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đến mối quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ cung tiền so với GDP đối với tăng trưởng

kinh tế ởsáu quốc gia khảo sát trong giai đoạn 2000 - 2012.

c. Tác động của tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP đối với tăng trưởng kinh tế

Với hệ số ước lượng có giá trịbằng 1,2133 lớn hơn 0, cho thấy tác động

mạnh của chỉ tiêu nàyđến tăng trưởng kinh tế, đồng thời việc gia tăng tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệthống ngân hàng so với GDP sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP. Cụ thể, cứ 1% gia tăng trong tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP sẽlàm tăng trưởng GDP tăng thêm trên 1,21%. Điều này phần nào cho thấy vai trò quan trọng của hệthống ngân hàng trong việc huy động tiền gửi trong nền kinh tế. Như vậy, phát triển tài chính theo chiều sâu thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệthống ngân hàng so với GDP có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ởsáu quốc gia khảo sát trong giai đoạn 2000 - 2012.

Như vậy, với mức ý nghĩa 5% cho thấy kết quả ước lượng mơ hình của nghiên cứu cũng đã đáp ứng phần nào kỳvọng ban đầu là các hệsốcủa các biến

độc lập có tác động dương đến GDP, ngoại trừ hệ số âm (khá nhỏ) của biến M2/GDP. Như vậy, phát triển tài chính vẫn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ởsáu quốc gia Đơng Nam Á trong nghiên cứu này.

Tóm lại, tác động của các chỉtiêu phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế được thểhiện qua bảng 4.16 bên dưới.

Bảng 4.16: Tổng hợp tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế của sáu quốc gia Đông Nam Á

lnL lnK M2/GDP BD/GDP Hệ số beta 0,8490*** 0,2530*** –0,1568** 1,2133*** Quan hệ tương quan dương dương âm dương Mức độ tác động khá mạnh khá mạnh khá yếu mạnh

Ghi chú: ** p <0.05; *** p <0.01

Kết luận chương 4:

Kết quảmơ hình hồi quy của các quốc gia cho thấy có tác động khá mạnh và thuận chiều giữa phát triển tài chính thơng qua các chỉ tiêu tăng trưởng vốn

đầu tư, tăng trưởng lao động và tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDPđến tăng trưởng kinh tế ởsáu quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên phát triển tài chính thơng qua chỉtiêu tỷ lệ cung tiền so với GDP lại có tác động

ngược chiều mặc dù khá yếu đến tăng trưởng kinh tế ở sáu quốc gia khu vực

Đơng Nam Á. Trong đó, tác động đến tăng trưởng kinh tế thểhiện mạnh nhất qua chỉ tiêu tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng so với GDP, trong khi chỉ tiêu tỷlệcung tiền so với GDP thểhiện mức độtác động yếu nhất. Tất cảkết quả

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Chương này sẽ tóm lược lại những kết quả quan trọng của đề tài và đặc

biệt là mơ hình nghiên cứu. Đồng thời, vận dụng những kết quả này vào các tình huống thực tế. Từ đó, có những kiến nghịchính sách nhằm nâng cao hiệu quảcủa phát triển tài chính cũng như lựa chọn yếu tố đầu vào quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, chương này cịn đánh giá lại những điểm mới cũng như những hạn chếcủa đề tài đểtừ đó mởra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 80)