7. Kết cấu luận văn
1.2.6. Xu hướng phát triển của hệ thống tài chính
Một là, trong những giai đoạn nhất định, tuỳ thuộc vào những đặc điểm riêng và căn cứ
vào những mục tiêu riêng mà mỗi quốc gia có thể theo đuổi chính sách áp chế tài chính hoặc tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, xu hướng chung là các quốc gia đều chuyển từ áp chế tài chính sang tự do hóa tài chính. Áp chế tài chính cũng mang lại một số kết quả nhất định đặc biệt là đối với các mục tiêu về xã hội nhưng nó lại ngăn cản sự phát triển của hệ thống tài chính theo chiều sâu. Do đó, để có một nền kinh tế phát triển bền vững thì khơng thể thiếu được một hệ thống tài chính vững mạnh và hiệu quả mà tự do hóa tài chính là nền tảng. Do đó, tuỳ thuộc điều kiện cũng như lịch sử của mỗi nước mà chính phủ sẽ lựa chọn mơ hình phát triển tốt nhất cho quốc gia mình.
Hai là, ngân hàng chiếm ưu thế trong hệ thống tài chính chính thức ở hầu hết các nước
vì mơ hình tài chính dựa vào ngân hàng phù hợp với các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên quy mơ thị trường chứng khốn so với ngân hàng có xu hướng tăng lên theo trình độ phát triển kinh tế. Sự không hoàn hảo của hệ thống tài chính dựa vào thị trường được bổ sung bằng hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng và ngược lại. Thị trường và ngân hàng có thể cung cấp cùng một dịch vụ tài chính hay những dịch vụ bổ sung cho nhau để cùng thực hiện tốt các chức năng của hệ thống tài chính. Điều này cũng giải thích vì sao hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại hai mơ hình của hệ thống tài chính này.