Chức năng cầu nối tiết kiệm và đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 57)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính

2.1.2.1. Chức năng cầu nối tiết kiệm và đầu tư

Phần này tác giả sẽ xem xét chức năng của hệ thống tài chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn tài chính giữa các khu vực thơng qua trả lời hai câu hỏi sau: một là các nguồn tiết kiệm chuyển thành các nguồn đầu tư như thế nào, qua các kênh nào, hai là vai trò của khu vực tài chính đóng góp như thế nào trong việc phân

phối các nguồn tiết kiệm.

Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả

Từ năm 2000 đến nay tổng vốn đầu tư phát triển của Việt Nam tăng khá nhanh và tỷ lệ đầu tư so với GDP luôn ở mức cao, đạt đỉnh là 46,52% vào năm 2007. Đây cũng là tỉ lệ khá cao so với một số nước trong khu vực, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc, có thể nói vốn vẫn là động lực cơ bản cho tăng trưởng chứ không phải nhân

tố năng suất tổng hợp TFP. Mặc dù tỷ lệ này tăng trong giai đoạn 2000 - 2007 nhưng

đã bắt đầu giảm trong giai đoạn 2008 – 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nếu chia đầu tư theo thành phần kinh tế bao gồm 3 khu vực là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi thì đầu tư của khu vực nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mặc dù trong những năm gần đây, đầu tư nhà nước đã có xu hướng giảm dần (dưới 50%). Nguồn vốn FDI mới bắt đầu tăng mạnh từ năm 2007 cho đến năm 2008 đạt tỷ trọng cao nhất là 31%. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh từ năm 2005 và đã vượt mức 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội sau khi có luật doanh nghiệp ra đời tạo điều kiện hoạt động cho khu vực này.

Hình 2.8: Tỉ trọng vốn đầu tư các khu vực kinh tế từ 2000 – 2012

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Bảng 2.2: Động thái ICOR giai đoạn 2000 – 2012

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ICOR 5,04 5,14 5,28 5,31 5,22 4,84 5,05 5,50 6,58 8,03 6,18 5,88 6,72

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả

Vì đầu tư của khu vực nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao làm cho hiệu quả đầu tư nền kinh tế thấp. Nhìn vào bảng trên ta thấy ICOR tăng cao qua các năm đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư thấp và bị giảm sút nhanh. Xu hướng này đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đối với nguồn vốn nhà nước. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, ICOR tăng nhanh lại ln là khơng bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. Năm 2012 Việt Nam cần đến hơn 6,72 đơn vị đầu tư mới tạo ra được 1 đơn vị tăng trưởng. Theo Giáo sư David Dapice cho rằng sự kết hợp của sức mạnh tài chính, hiệu quả chi tiêu của nhà nước và phạm vi cạnh tranh tín dụng sẽ tác động đến ICOR. Theo khía cạnh này thì Việt Nam có thể tụt hậu so với các nước cạnh tranh trong khu vực về thu hút đầu tư. Động thái tăng ICOR của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam gắn với tốc độ tăng ICOR nhanh của khu vực nhà nước và khu vực FDI. Hệ số ICOR của khu vực FDI cao

là do suất đầu tư cao (vốn đắt, trình độ cơng nghệ - kỹ thuật cao) và năng suất lao động cao. Đối với nhà nước (bao gồm ngân sách nhà nước và DNNN) vấn đề lại liên quan đến đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chất lượng đầu tư, năng lực quản lý ở cấp vĩ mô lẫn vi mô và năng suất lao động thấp. Đây là một thực trạng nghiêm trọng vì nó diễn ra tại khu vực kinh tế chủ đạo, có tiềm lực mạnh nhất và vị thế phát triển tốt nhất trong nền kinh tế.

(ii)Chức năng huy động tiết kiệm và đầu tư của hệ thống tài chính Việt Nam

Hệ thống tài chính chỉ làm trung gian cho một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội, các cơng ty và hộ gia đình tài trợ phần lớn các khoản đầu tư của họ trực tiếp từ khoản tiết kiệm của bản thân. Hệ thống tài chính có vai trị chuyển khoản tiết kiệm từ những đơn vị kinh tế dư thừa sang những đơn vị thâm hụt. Sự phát triển theo chiều sâu (theo hướng tăng cường) hệ thống tài chính sẽ giúp tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân bổ các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả hơn, và khi phân bổ hiệu quả làm tăng trưởng kinh tế điều này đến lượt nó lại dẫn đến phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu (tăng cường tài chính nhiều hơn nữa).

Mặc dù hệ thống tài chính chỉ làm trung gian cho một phần trong tổng nguồn vốn có thể dành cho đầu tư, nhưng hệ thống này giữ vai trò chủ chốt trong việc phân phối các khoản tiết kiệm. Khi lượng tiết kiệm đi qua hệ thống tài chính gia tăng, độ sâu của hệ thống tài chính tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua lượng cung tiền M2/GDP:

Hình 2.9: M2/GDP của Việt Nam từ 1999-2013

Từ năm 1999 đến nay độ sâu của hệ thống tài chính ở Việt Nam đã tăng nhanh chóng, tỷ lệ M2/GDP đã tăng từ 40,1% năm 1999 lên 82,3% năm 2005 và đạt mức trung bình 61,98% trong cả giai đoạn 1999 – 2005. Tuy nhiên, chỉ trong 3 năm 2005 - 2007 M2/GDP đã tăng 35,64% đã đưa tỷ lệ M2/GDP của Việt Nam lên 117,88%. Việc tăng cung tiền M2 góp phần làm tăng GDP, tuy nhiên việc tăng trưởng quá nhanh của cung tiền là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao trong năm 2008, đó chính là sự bất ổn trong tăng trưởng vì q nóng và kém hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn sự bất ổn trong tăng trưởng cung tiền M2 của Việt Nam và hậu quả của nó đối với nền kinh tế, tác giả sẽ so sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng GDP của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.

Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP của Việt Nam từ 2000-2013

Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000- 2012

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WB

Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP của Thái Lan giai đoạn 2000- 2012

Hình 2.13: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan 2000-2012

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WB

Dựa vào các hình trên có thể thấy, Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc nhưng tăng trưởng cung tiền lại cao hơn rất nhiều. Khoảng cách giữa tốc độ tăng GDP và M2 của Việt Nam cũng lớn hơn khoảng cách này của 2 nước Thái Lan và Trung Quốc. Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2012 chỉ 2,65%, chỉ số lạm phát của Thái Lan là 3,01% thì ở Việt Nam lại lên tới 9,09%. Đó chính là hậu quả do tăng trưởng nóng và kém hiệu quả của cung tiền

M2.

Hình 2.14: Tiết kiệm và đầu tư của hệ thống tài chính từ 1999-2013 (ĐVT:%)

Trong giai đoạn 1999 – 2012, tỷ lệ tín dụng cho nền kinh tế/GDP đã tăng từ 28,18% lên 112,91% vào năm 2012 và đạt mức trung bình 73,99% trong cả giai đoạn 1999 – 2012. Cho tới năm 2003, Việt Nam vẫn còn được coi là một nền kinh tế với chỉ tiêu độ sâu phát triển hệ thống tài chính theo chỉ tiêu tín dụng cho nền kinh tế/GDP cịn khá nơng. Kể từ năm 2004, độ sâu phát triển này đã được tăng cường. Đáng kể nhất là, năm 2007, có một sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc tăng độ sâu phát triển hệ thống tài chính với chỉ tiêu tỉ lệ tín dụng cho nền kinh tế/GDP (đạt 93,35%). Tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh là do nhu cầu tín dụng tăng cao từ cả các doanh nghiệp và thị trường bán lẻ Việt Nam.

Trên bình diện xã hội, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng tín dụng phải cân đối với tăng trưởng kinh tế để đảm bảo sự phát triển bền vững. IMF và WB đã khuyến cáo

rằng một nền kinh tế nếu duy trì được tỷ lệ tăng trưởng tín dụng gấp đơi hoặc gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP thì sẽ đảm bảo được tăng trưởng bền vững. Trong khi đó tại Việt Nam, mức tăng trưởng GDP chưa đảm bảo sự ổn định và cân bằng do tín dụng tăng trưởng quá cao. Biểu đồ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP ở Hình 2.15 cho thấy GDP tăng khơng cân đối so với tăng trưởng tín dụng. Rõ ràng một sự tăng trưởng như vậy được đánh giá là kém bền vững.

Hình 2.15: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2000-2013

Nguồn: IMF và tính tốn của tác giả

Tóm lại, qua nghiên cứu và phân tích ở trên, tác giả rút ra một số kết luận như

là chủ yếu và như vậy hệ thống tài chính đã thực hiện tốt phần chức năng đầu tư của mình góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên việc đầu tư quá mức mà không quan tâm đến khả năng hấp thụ của nền kinh tế dẫn đến sự mất cân đối và phát triển kém bền vững của hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)