Kiểm định mơ hình VAR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Kết quả nghiên cứu

3.3.4.2. Kiểm định mơ hình VAR

Từ kết quả kiểm định nhân quả Granger ở trên là cơ sở cho việc áp dụng mơ hình VAR sau đây. Mơ hình VAR gồm 6 biến nhằm kiểm định tác động của các nhân

tố phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990-2012. Để đơn giản giả thiết rằng mỗi phương trình ước lượng VAR có 2 giá trị trễ của 6 biến với vai trò là biến hồi quy. Trong trường hợp này có thể ước lượng từng phương trình bằng phương pháp OLS thơng thường. Do vậy mơ hình thực tế cần ước lượng là:

Mơ hình A: Yt = α1 + iYt-i + ut (Trong đó Yt = [EDt, PUKt, PRKt, LFt, PCYt]) Mơ hình B: Yt = α2 + iYt-i + ut (Trong đó Yt = [EDt, PUKt, PRKt, LFt, M2Yt])

Từ kết quả hồi quy mơ hình VAR (chi tiết xem Phụ lục), tác giả chỉ xem xét phương trình thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với độ trễ của chính nó và độ trễ của các nhân tố cịn lại thì chỉ có biến D(PCY(-1)), D(PCY(-2)) và D(M2Y(-1),2), D(M2Y(-2),2) là có thể giải thích được cho những thay đổi trong ED một cách có ý nghĩa thống kê cao. Phương trình có thể được viết lại như sau:

Mơ hình A: D(ED,2) = 0,169923*PUK(-2) + 0,093294*PRK(-1) – 0,103166*PRK(-2) + 0,002550*D(PCY(-1)) - 0,004958*D(PCY(-2))

Mơ hình B: D(ED,2) = 0,206429*PRK(-1) – 0,220683*PRK(-2) + 0.0014*D(M2Y(- 1),2) + 0.000549*D(M2Y(-2),2)

Tuy nhiên do các hệ số đơn lẻ trong mơ hình VAR ước lượng thường khó giải thích nên có thể thay thế bằng hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function IRF). Kết quả hàm phản ứng đẩy có thể thấy các biến PUK, PRK, LF, PCY và M2Y đều có tác động làm thay đổi tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 phân tích vai trị của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Bằng phương pháp hồi quy thông thường OLS, dữ liệu thu thập của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2012, kết quả nghiên cứu ở chương 3 đã tìm ra được mơ hình các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết quả hồi quy đã chỉ ra mối quan hệ tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa vốn khu vực tư và vốn khu vực công đến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy một mối quan hệ dài hạn khá mạnh mẽ giữa tổng sản lượng và các yếu tố vốn khu vực công và vốn khu vực tư, lực lượng lao động và hai chỉ tiêu đại diện cho trình độ phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là cung tiền M2 và tín dụng cho nền kinh tế trên GDP. Kết quả này là bằng chứng cho thấy rằng một sự cải thiện hệ thống tài chính dẫn đến phát triển kinh tế cao trong dài hạn, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy ảnh hưởng trong ngắn hạn của phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đối với tăng trưởng kinh tế.

Kiểm định nhân quả cho kết luận ngoại trừ vốn khu vực cơng cịn tất cả các biến cịn lại đều có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Như vậy vốn khu vực cơng có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế ở độ trễ bậc 1 hoặc bậc 2. Đồng thời tăng trưởng kinh tế có những ảnh hưởng nhất định đến đầu tư khu vực công. Riêng đối với lao động tồn tại cùng lúc mối quan hệ một chiều tác động từ đội ngũ lao động đến tăng trưởng kinh tế và chiều ngược lại.

Kết quả kiểm định mơ hình VAR và hàm phản ứng đẩy tổng quát IRF thể hiện khá đầy đủ về mối quan hệ giữa độ sâu phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế. Trong đó tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với hầu hết các chỉ tiêu tài chính trong độ trễ từ bậc 1 và 2. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra những tác động qua lại khá lớn giữa tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu tài chính (chiều ngang) và theo các biến độ trễ (chiều dọc). Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu đã được kiểm định rõ ràng và có tính khoa học cao được thể hiện trong báo cáo nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)