Tổng quan về các nghiên cứu tác động điển hình về chính sách tiền tệ và lạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tiền tệ đến lạm phát tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

và lạm phát ở các nước

2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Fabio Canova và Luca Gambetti (2008): tìm hiểu sự tác động của chính sách tiền tệ lên sự thay đổi trong tăng trưởng sản lượng và động lực lạm phát ở Mỹ. Tác giả kiểm định các cú sốc chính sách và quy tắc chính sách trong một hệ số biến thiên theo thời gian VAR bằng cách sử dụng dấu hiệu hạn chế xác định. Sự dẫn truyền của những cú sốc chính sách tương đối ổn định. Phương sai của các cú sốc chính sách giảm theo thời gian, nhưng những cú sốc chính sách đã góp phần gây nên tình trạng lạm phát, sự tăng trưởng sản lượng khơng ổn định và kéo dài. Tác giả tìm thấy bằng chứng của một sự gia tăng đáng kể ảnh hưởng lâu dài của lãi suất lên lạm phát.

Ulrich Camen (2006): tìm hiểu thực trạng của việc cải cách chính sách tiền tệ trong bối cảnh kinh tế và tài chính đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và xác định các vấn đề cải cách quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ. Bài nghiên cứu của ơng đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về phát triển kinh tế và tài chính, mơ tả các khn khổ chính sách tiền tệ hiện đang được sử dụng tại Việt Nam. Kiểm định Camen sử dụng là mơ hình VAR với các dữ liệu hàng tháng từ tháng 2 năm 1996 đến tháng 4 năm 2005 và lựa chọn khoảng thời gian phụ để kiểm tra sự ổn định của kiểm nghiệm.

BIS Working Papers by Ben S C Fung (2002): sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu những tác động của những cú sốc tiền tệ lên 7 nền kinh tế Đông Nam Á(Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan). Đối với mỗi nền kinh tế, kiểm định tương tự được áp dụng và các phản ứng động của một cú sốc tiền tệ sẽ được xem xét trong dự báo của của lý thuyết tiền tệ. Kết quả cho thấy rằng mơ hình VAR có khả năng đưa ra các dẫn truyền hợp lý cho hầu hết các quốc gia, đặc biệt là đối với các mẫu số liệu kết thúc trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Với sự hội nhập của các nền kinh tế, tỷ giá hối đối đóng một vai trị quan trọng trong việc xây dựng chính sách tiền tệ. Để nắm bắt một cách rõ ràng tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái trong các nền kinh tế, các đo lường hợp lý cũng được áp dụng đối với tỷ giá để kiểm định mơ hình.

Mohammad S. Hasan (1999): sử dụng khái niệm về lý thuyết hội nhập và Vector xu hướng, bài nghiên cứu kiểm tra lại mối liên hệ giữa cung tiền và lạm phát tại Trung Quốc đại lục. Trái ngược với những nghiên cứu gần đây nhất trong lĩnh vực này, những kết quả ông đưa ra dựa trên đơn vị gốc và kiểm tra kết hợp cho thấy một mối quan hệ lâu dài đáng tin cậy giữa mức giá nói chung và cổ phiếu tiền mặt, cũng như giữa lạm phát và tăng trưởng tiền tệ. Phát hiện của ông cũng cho thấy một mối quan hệ hai chiều hoặc phản hồi giữa lạm phát và tăng trưởng tiền tệ.

Bernanke và Mihov (1998) và Leeper et al (1996) đã xây dựng một mơ hình cơ bản là phương pháp VAR để đo lường sự đổi mới trong chính sách tiền tệ và các

hiệu ứng kinh tế vĩ mô. Cụ thể là họ đã tiến hành xây dựng các trường hợp riêng cho việc lựa chọn các cơng cụ can thiệp như là yếu tố chính, quyết định mức độ tác động của chính sách tiền tệ. Cả hai đều lập luận rằng cách tiếp cận truyền thống, sử dụng những thay đổi trong lượng cung tiền để kích thích hay ức chế hoạt động của nền kinh tế là kém hiệu qua hơn so với việc dùng lãi suất. Điều này là vì tốc độ tăng trưởng của tổng lượng tiền còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố phí chính sách khác.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam trong những năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chính sách tiền tệ, về các mục tiêu vĩ mơ của nền kinh tế trong đó có lạm phát. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu và các bài viết tiêu biểu của các nhà khoa học, nhà quản lý được phát hành và đăng tải liên quan đến chính sách tiền tệ và lạm phát như sau:

Lê Việt Hùng và Wade D.Pfau (2008) sử dụng mơ hình VAR rút gọn tập trung vào mối quan hệ giữa tiền tệ, các mức giá, lãi suất thực, tỷ giá thực và tín dụng. Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả. Nghiên cứu của Lê Việt Hùng và Wade D.Pfau có mơ tả các kênh truyền dẫn nhưng dữ liệu nghiên cứu cập nhật từ quý 1 năm 1996 đến quý 4 năm 2005.

Võ Văn Minh (2009) nghiên cứu đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam và đánh giá tác động sự thay đổi tỷ giá lên lạm phát. Tác giả sử dụng mơ hình VAR để ước lượng mức độ tác động của các cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Dữ liệu được lấy từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007.

Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2011) nghiên cứu về sự chuyển dịch tỷ giá vào các mức giá ở Việt Nam. Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá ở Việt Nam trong dài hạn thông qua việc sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen, mơ hình vector hiệu

chỉnh sai số (VECM) và mơ hình vector tự quy (VAR). Dữ liệu được sử dụng từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013) nghiên cứu về phân tích cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng mơ hình VAR cấu trúc (SVAR) để phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam. Các biến giá dầu và lãi suất cơ bản của Mỹ đại diện cho biến nước ngồi, sản lượng cơng nghiệp, lạm phát, cầu tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương đại diện cho nền kinh tế trong nước. Để nhận diện tác động của điểm gãy cấu trúc, bài nghiên cứu này phân tích cơ chế truyền dẫn tiền tệ qua hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 5 năm 2012.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo và cộng sự (2013), cũng đóng góp một bài nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế Việt Nam bằng mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM). Trong mơ hình này tác giả sử dụng tám biến là giá dầu thế giới, lãi suất cơ bản Fed, sản lượng công nghiệp Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương và chỉ số chứng khoán để đo lường các cú sốc của chính sách tiền tệ tác động lên nền kinh tế Việt Nam. Kết quả thực nghiệm với mơ hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho thấy rằng mức độ truyền dẫn CSTT thơng qua kênh lãi suất khơng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng công nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khoán khi so với các kênh cịn lại. Dữ liệu chạy mơ hình nghiên cứu được lấy từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 12 năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tiền tệ đến lạm phát tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)