Đối với công cụ dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tiền tệ đến lạm phát tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)

4.4. Nhóm giải pháp về việc hồn thiện các cơng cụ của chính sách tiền tệ

4.4.3. Đối với công cụ dự trữ bắt buộc

- Vì dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng, do vậy trong cơ chế thị trường thì NHNN cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: nên mở rộng đối tượng áp dụng qui chế dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ, với mục tiêu CSTT và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng trong tồn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

- NHNN nên cho phép NHTM giảm mức dự trữ bắt buộc phải nộp bằng tiền mặt, thay vào đó, NHTM sẽ nộp một phần dự trữ bắt buộc bằng giấy tờ có giá có uy tín và tính thanh khoản cao (tín phiếu NHTW, tín phiếu kho bạc hoặc trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thanh toán bằng ngân sách trung ương có thời gian ngắn). Điều này sẽ làm cho các NHTM giảm chi phí kinh doanh mặt khác sẽ tác động làm tăng cung, cầu các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở.

- Cần có sự xem xét và đánh giá lại về tỷ lệ dự trự bắt buộc đối với ngoại tệ và nội tệ. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải phù hợp với CSTT và chính sách quản lý ngoại hối, làm tăng khả năng huy động vốn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa.

- Cần phải có những biệp pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm qui chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính, ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu CSTT.

- NHNN nên có các biện pháp khuyến khích các NHTM thực hiện tốt các qui chế dự trữ như: quy định số tiền phải chịu qui chế dự trữ bắt buộc phù hợp, tiếp tục trả tiền lãi cho số tiền gửi dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính NHNN.

- Trong thời gian trước mắt, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải giảm bớt ở mức độ phù hợp để tạo điều kiện cho các NHTM thúc đẩy quá trình huy động và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

- Trong tương lai, khi thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã phát triển, các cơng cụ khác có thể phát huy tác dụng một cách mạnh mẽ thì ngân hàng Nhà nước nên có dự kiến giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM để họ được linh động, mạnh dạn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tiền tệ đến lạm phát tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)