Khung phân tích nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Khung phân tích nghiên cứu

3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình mà tác giả sử dụng trong bài luận văn này, được kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Mgammal.H.M (2017), tựa đề: “The Effect of Ownership Structure on

Voluntary Disclosure: Evidence from Saudi Arabia” (Tác động của cấu trúc sở hữu

đến CBTT tự nguyện ở Ả Rập Saudi). Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra mức độ CBTT tự nguyện, cũng như xem xét ảnh hưởng của các biến giải thích, như cấu trúc sở hữu (quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của thành viên trong đình HĐQT, quyền sở hữu nhà nước) và các biến kiểm sốt (quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính và lợi nhuận), đến mức mức độ CBTT tự nguyện, của 89 cơng ty phi tài chính trong năm 2009, niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Ả Rập Saudi, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện.

Dựa vào mơ hình của Mgammal.H.M (2017), nên mơ hình nghiên cứu mà tác giả đề nghị trong bài luận văn này, gồm 6 nhân tố tác động: (1) Quyền sở hữu quản lý,

(2) Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình hội đồng quản tri, (3) Quyền sở hữu nhà nước, (4) Quy mơ cơng ty, (5) Địn bẩy tài chính, (6) Lợi nhuận.

Mơ hình nghiên cứu được khái qt như sau:

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất là” Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY”

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Quyền sở hữu quản lý

Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT

Quyền sở hữu nhà nước

Quy mô cơng ty

Địn bẩy tài chính Lợi nhuận Chỉ số cơng bố thơng tin tự nguyện trên báo cáo thường niên H1 H2 H3 H4 H5 H6

3.2.2 Giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu

3.2.2.1. Quyền sở hữu quản lý

Quyền sở hữu của nhà quản lý đóng một vai trị rất quan trọng, như một cơ chế làm giảm mâu thuẫn thơng qua sự gắn kết lợi ích giữa nhà quản trị và các cổ đơng, vì vậy khi quyền sở hữu quản lý sụp đổ, các cổ đơng bên ngồi sẽ thường xuyên kiểm tra hành vi của các nhà quản lý (Jensen.M.C et al., 1976). Để giảm chi phí cho việc giám sát của các cổ đơng bên ngồi, người quản lý sẽ tự nguyện CBTT. Trong một nghiên cứu của Elmans (2012), tác giả đã dựa vào lý thuyết đại diện để chỉ ra rằng, lợi ích là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, cho nên giải pháp ở đây là, nếu tăng quyền sở hữu (cổ phần) cho nhà quản lý, thì họ sẽ tiết lộ nhiều thơng tin có giá trị hơn cho các cổ đơng. Ngồi ra, một số nghiên cứu của Jiang and Habib (2009), Li, H., and Qi, A. (2008), Akhtaruddin et al. (2010), đã phát hiện ra một mối quan hệ tích cực giữa quyền sở hữu quản lý và mức độ tiết lộ thông tin tự nguyện. Như vậy, quyền sở hữu của nhà quản lý càng cao, thì họ sẽ có nhu cầu CBTT tự nguyện nhiều hơn, do đó sẽ làm giảm chi phí giám sát.

Giả thuyết H1: Quyền sở hữu quản lý có mối quan hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện.

3.2.2.2. Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT

Ngày nay có rất nhiều cổ đơng sở hữu một lượng lớn cổ phần, là người thân của các thành viên trong HĐQT, ban giám đốc... điều này có thể ảnh hưởng đến thực tiễn CBTT tài chính của các cơng ty. Các nghiên cứu trước đây, đã đề cập đến hiện tượng kiểm sốt gia đình hiện nay vẫn còn tồn tại, Áp lực trong một công ty do gia đình kiểm sốt, là các thành viên của gia đình trực tiếp điều hành cơng ty, thơng qua các chức danh như: giám đốc điều hành, trưởng ban kiểm soát...Naser et al. (2003), đã lập luận rằng ở những quốc gia mà một số gia đình chiếm đa số, thì phải có sự tách biệt sở hữu, giữa những người có quyền sở hữu gia đình và những người sở hữu quản lý. Các nghiên cứu của Haniffa and Hudaib (2006), Mgammal (2017), đã cho thấy mối liên hệ tích cực giữa quyền sở hữu của thành viên trong gia đình và mức độ tiết lộ thông tin. Dựa vào những lập luận này, giả thuyết sau đây được thành lập:

Giả thuyết H2: Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT có mối quan hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện.

3.2.2.3. Quyền sở hữu nhà nước

Về sở hữu của chính phủ, một nghiên cứu được thực hiện bởi Eng and Mak (2003) cho thấy, các công ty liên kết với chính phủ (GLC) cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn những cơng ty khơng liên kết với chính phủ. Huafang và Jianguo (2007) cũng mong đợi có một mối quan hệ tích cực, tuy nhiên họ khơng tìm thấy sự tác động của quyền sở hữu nhà nước đến mức độ tự CBTT tự nguyện. Ghazali (2007) đã phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa mức độ CBTT tự nguyện về trách nhiệm xã hội và quyền sở hữu nhà nước trong các BCTN ở Malaysia. Tại Czech, chính phủ đã chọn nắm giữ nhiều cổ phần trong các công ty được coi là trọng yếu của quốc gia, bởi vì sự quan tâm rất lớn từ phía của cơng chúng đến các cơng ty này, nên kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT tự nguyện, của các công ty mà chính phủ nắm giữ quyền sở hữu cao là rất tích cực (Makhija and Patton, 2004). Ngồi ra các nghiên cứu của Jiang and Habib (2009), Elmans (2012), Mgammal (2017) điều kết luận, quyền sở hữu nhà nước càng cao, sẽ dẫn đến việc CBTT nhiều hơn trong các BCTN. Trong nghiên cứu của mình, tác giả hy vọng rằng nhà nước sẽ yêu cầu minh bạch thông tin từ các CTNY trên TTCK Việt Nam, vì vậy mức độ CBTT tự nguyện sẽ ngày càng tăng lên. Do đó giả thuyết được đưa ra như sau:

Giả thuyết H3: Quyền sở hữu nhà nước có mối quan hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện.

3.2.2.4. Quy mô công ty

Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy, quy mô công ty là một trong những yếu tố quan trọng có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện (Belkaoui-Riahi, 2001; Chow and Wong-Boren, 1987; Lang and Lundholm, 1993; Owusu-Ansah, 1998; Firth, 1979; Wallace and Naser, 1995). Depoers (2000) và Hossain and Reaz's (2007), cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ cơng ty và mức độ CBTT tự nguyện. Sự liên kết này có thể giải thích bằng lý thuyết đại diện, trong đó chỉ ra rằng các cơng ty lớn phát sinh nhiều chi phí hơn so với các công ty nhỏ (Jensen và Meckling, 1976). Để giảm chi phí đại diện này, các cơng ty lớn áp dụng mức độ CBTT một cách rộng rãi và tồn diện hơn. Cũng có thể giả định rằng, các công ty lớn thường nhạy cảm với các cơ quan thuộc quản lý nhà nước (thuế, công an kinh tế, cảnh sát mơi trường...) hơn, bởi vì các cơ quan quản lý này có thể buộc doanh nghiệp phải chịu mơt chi phí chính trị, khi

cơng ty có hành vi sản xuất các sản phẩm không đạt chất lượng, hoặc xả những chất thải chưa qua hệ thống xử lý làm ơ nhiễm nguồn nước...và do đó các CTNY sẽ CBTT nhiều hơn qua các báo cáo bền vững để giảm bớt sự can thiệp của chính phủ trong cơng việc của họ, hoặc làm dịu đi những lời chỉ trích mang tính chất cơng khai, có thể làm mất đi uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

Giả thuyết H4: Quy mô công ty có mối quan hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện

3.2.2.5. Địn bẩy tài chính

Các cơng ty có địn bẩy tài chính cao cần CBTT chi tiết cho các bên liên quan, họ phải công bố khả năng trả nợ của công ty. Lý thuyết đại diện cho thấy, mức độ CBTT tăng lên khi địn bẩy tài chính của cơng ty q cao. Ahmad and Nicholls (1994) lập luận rằng, ở những nước mà các định chế tài chính là nguồn tài trợ chủ yếu của cơng ty, đều kỳ vọng rằng các cơng ty có khoản nợ lớn trong bảng cân đối kế tốn, sẽ cơng bố thêm thông tin trong BCTN của họ. Đồng thời, các cơng ty như vậy thường có khuynh hướng tiết lộ thơng tin chi tiết để tăng cơ hội hỗ trợ tài chính từ các tổ chức này. Tại Bahrain, các định chế tài chính thường đóng vai trị chủ động trong việc cung cấp vốn cho người vay, một số trong số đó là các CTNY (Juhmani, 2013).

Tuy nhiên, cũng có những dự đoán về mối quan hệ ngược chiều giữa việc CBTT tự nguyện và địn bẩy tài chính (Zarzeski, 1996), trong một nghiên cứu của Eng and Mak (2003), cho thấy rằng mức độ CBTT sẽ giảm xuống khi với địn bẩy tài chính cao, bởi vì các nhà quản lý cố tình che giấu tình hình nợ của cơng ty. Do đó, trong nghiên cứu này, giả thuyết sau được phát triển.

Giả thuyết H5: Địn bẩy tài chính có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện. 3.2.2.6. Lợi nhuận

Các cơng ty có lợi nhuận tốt, sẽ có động cơ để phân biệt vị thế của mình, với các cơng ty có khả năng sinh lời thấp hoặc làm ăn thua lỗ. Do đó, các cơng ty có mức độ tăng trưởng lợi nhuận tốt, có khuynh hướng CBTT nhiều hơn nhằm chứng minh những kết quả đã đạt được, cũng như thu hút đầu tư từ các tổ chức hoặc cá nhân. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy, lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố trong các BCTN (Wallace and Naser,1995; Inchausti, 1997; Owusu-Ansah, 1998). Inchausti (1997) đã dựa vào lý thuyết đại diện cho rằng, nhà quản lý của một công ty

phát triển và đạt lợi nhuận cao, sẽ sử dụng việc CBTT để khẳng định vị trí cá nhân của mình. Dựa vào những lập luận này, giả thuyết sau đây được thành lập:

Giả thuyết H6: Lợi nhuận có mối quan hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)