CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Xác định phương pháp đo lường và tính tốn các nhân tố trong mơ hình
3.3.1. Đo lường mức độ CBTT tự nguyện
3.3.1.1. Thang đo mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của CTNY
Đề đo lường mức độ CBTT tự nguyện trên các BCTN, nghiên cứu này đã dựa trên thang đo của tác giả Mgammal (2017), bao gồm 20 hạng mục được chia thành 4 nhóm như sau:
A. Hồ sơ công ty (gồm 4 hạng mục)
1.Địa điểm hoạt động kinh doanh 2. Thị trường khách hàng
3. Thông tin liên quan đến phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp 4. Những chỉ số hoặc ảnh hưởng liên quan đến yếu tố môi trường và xã hội
B. Thơng tin tài chính và mơi trường (gồm 5 hạng mục)
5. Tóm tắt tình hình tài chính trong 5 năm 6. Đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
7. Tài chính dành cho thiết bị và cơ sở vật chất để kiểm sốt ơ nhiễm. 8. Cải tiến và phát triển sản phẩm
9. Biểu đồ môi trường và dữ liệu thống kê
C. Thông tin nhân viên (gồm 6 hạng mục)
10. Sự đa dạng về giới tính của nhân viên
11. Cách thức phân bổ nhân viên trong doanh nghiệp 12. Chương trình đào tạo và giáo dục dành cho nhân viên 13. Chính sách về cơ hội bình đẳng
14. Quy chế thưởng 15. Nhân viên tàn tật
D. Thông tin cộng đồng (gồm 5 hạng mục)
16. Khuyến khích các sáng kiến / sự kiện / dự án của cộng đồng. 17. Khuyến khích chương trình đào tạo
19. Khuyến khích chương trình y tế và nghiên cứu y khoa 20. Khuyến khích chiến dịch chính phủ
3.3.1.2. Tính chỉ số CBTT tự nguyện
Để xác định mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN, người nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số CBTT không trọng số. Một mục thông tin được công bố trong BCTN sẽ được tính và cho 1 điểm, nếu không được công bố sẽ nhận giá trị 0.
Như vậy, tổng điểm CBTT tự nguyện của một CTNY là:
Trong đó:
+ Ij : chỉ số CBTT của công ty j.
+ dij = 1 nếu mục thông tin i được công bố, dij = 0 nếu mục thông tin không được công bố.
+ nj: Số lượng mục thơng tin cơng ty có thể cơng bố 0< Ij < 1.
3.3.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN BCTN
Ngoài biến phụ thuộc là chỉ số CBTT tự nguyện của các CTNY được đo lường theo phương pháp không trọng số như trên. Tác giả tiến hành đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY gồm: Quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình HĐQT, quyền sở hữu nhà nước, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính và lợi nhuận. Các biến độc lập được đo lường dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước trên thế giới:
3.3.2.1. Quyền sở hữu quản lý
Biến quyền sở hữu quản lý – ký hiệu: MOWN. Theo các nghiên cứu trước đây, quyền sở hữu quản lý được đo lường bằng “Tỷ lệ cổ phiếu phổ thông của giám đốc tài chính, giám đốc điều hành trên tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành” (Eng and Mak, 2003; Zourarakis, 2009; Mgammal, 2017); hoặc “Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của các nhà quản lý cấp cao, bao gồm cả giám đốc và ban kiểm soát” (Huafang and Jianguo, 2007); hay “Tỷ lệ cổ phiếu do chủ tịch HĐQT, thành viên ban kiểm soát, giám đốc và
gia đình trực tiếp nắm giữ” (Elmans, 2012). Dựa vào các nghiên cứu trước, và qua khảo sát của các CTNY, quyền sở hữu quản lý được xác định như sau:
MOWN = Tổng số cổ phiếu phổ thông mà HĐQT, và ban giám đốc sở hữu / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành năm.
Số cổ phiếu phổ thông mà HĐQT và ban giám đốc sở hữu được thu thập trên BCTN hoặc trong báo cáo quản trị của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam.
3.3.2.2. Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT
Biến quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT - ký hiệu: FMB, có hai cách đo lường như sau, theo Akhtaruddin (2009), trong CTNY nếu cổ đơng có mối quan hệ với nhà quản lý cấp cao, có nắm giữ cổ phiếu phổ thơng thì được ký hiệu là 1, ngược lại là 0. Mgammal (2017) lại đo lường bằng “Tỷ lệ số cổ phiếu phổ thông lưu hành của thành viên gia đình trong HĐQT trên tổng số cổ phiếu lưu hành”. Dựa vào các báo cáo quản trị của các CNTY trong mẫu nghiên cứu, được công bố trên trang thông tin điện tử của SGDCK TP.HCM hoặc trang thông tin điện tử của các công ty được công bố, người nghiên cứu đã xác định, các thành viên trong gia đình HĐQT bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. (theo luật doanh nghiệp năm 2014). Trong luận văn này tác giả dựa vào nghiên cứu của tác giả Mgammal (2017), để đo lường biến quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT.
FMB = Tổng cổ phiếu phổ thơng mà các thành viên trong gia đình của HĐQT sở hữu / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành hàng năm.
Số cổ phiếu phổ thông của thành viên trong gia đình HĐQT nắm giữ được cơng bố trên BCTN hoặc báo cáo quản trị của các CTNY phi tài chính.
3.3.2.3. Quyền sở hữu nhà nước
Biến quyền sở hữu nhà nước – ký hiệu: GOWN, được đo lường bằng “Tỷ lệ cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước trên tổng số cổ phiểu lưu hành hàng năm” theo Eng và Mak (2003), Alhazaimeh, et al. (2014), Elmans (2012), Sepasi et al. (2016), Mgammal (2017). Dựa trên những nghiên cứu trước, biến quyền sở hữu nhà nước được xác định như sau:
GOWN = Tổng cổ phiếu phổ thông do nhà nước sở hữu / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành hàng năm
Số cổ phiếu do nhà nước sở hữu được thu thập trên BCTN hoặc báo cáo quản trị của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam.
3.3.2.4. Quy mô công ty
Biến quy mô công ty – ký hiệu là SIZE. Foster (1986) chỉ ra rằng, biến quy mô là một nhân tố để xem xét sự khác biệt, trong chính sách CBTT giữa các cơng ty. Hầu hết các nghiên cứu trước đều kiểm sốt biến quy mơ trong mơ hình hồi quy của họ, quy mơ công ty được đo lường qua nhiều chỉ tiêu như logarit tổng tải sản (Makhija et al., 2004; Zhou, 2008; Akhtaruddin et al., 2009; Barros, C. P., Boubaker, S., and Hamrouni, A., 2013; Sepasi et al., 2016; và Mgammal, 2017) hay doanh thu (Elmans, 2012). Trong nghiên cứu này, quy mô công ty được đo lường dựa trên nghiên cứu của tác giả Mgamma (2017).
SIZE = Logarit giá trị sổ sách tổng tài sản
Giá trị sổ sách của tổng tài sản được thu thập trên bảng cân đối kế toán của các CTNY phi tài chính.
3.3.2.5. Địn bẩy tài chính
Biến Địn bẩy tài chính – ký hiệu là LEV. Các nghiên cứu trước đây cho thấy biến địn bẩy tài chính được xem như là một biến kiểm sốt (Chau and Grey, 2002; Eng and Mak, 2003; Huafang and Jianguo, 2007), biến này được đo lường bằng nhiều cách thức khác nhau như: tổng nợ dài hạn trên vốn cổ phần, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản (Elmans, 2012). Trong luận văn này, tác giả đo lường biến địn bẩy tài chính dựa trên các nghiên cứu trước.
LEV = (Tổng nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn)*100
Chỉ tiêu nợ phải trả và nguồn vốn đều được thu thập trên bảng cân đối kế toán của các CTNY phi tài chính.
3.3.2.6. Lợi nhuận
Biến lợi nhuận – ký hiệu ROA. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (lợi nhuận) là thước đo thành quả hoạt động của một công ty (Eng and Mak, 2003). Trong một số nghiên cứu trước đây, có một số cách để đo lường biến lợi nhuận như sau: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Zhou, 2008; Barros, 2013; Mgammal, 2017), hay tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (Akhtaruddin, 2009). Dựa vào các nghiên cứu trước tác giả đã xác định cách đo lường tỷ suất lợi nhuận trên tài sản như sau:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản)*100
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dựa dữ liệu từ Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh, còn tổng tài sản được lấy từ Bảng Cân Đối Kế Tốn của các CTNY phi tài chính.
Bảng 3.1. Bảng tóm tắt các biến số và dấu kỳ vọng trong mơ hình nghiên cứu
STT Nhân tố Ký hiệu Đo lường Dấu
BIẾN PHỤ THUỘC: đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY
01 Chỉ số CBTT tự
nguyện VDI
Mức độ CBTT tự nguyện của mỗi công ty / Tổng mức độ CBTT tự nguyện
BIẾN ĐỘC LẬP CHÍNH : đo lường cấu trúc sở hữu
01 Quyền sở hữu
quản lý MOWN
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên
HĐQT, và ban giám đốc +
02
Quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình HĐQT
FMB Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các thành
viên trong gia đình HĐQT. +
03 Quyền sở hữu nhà
nước GOWN Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nhà nước
+
BIẾN KIỂM SOÁT
04 Quy mô công ty SIZE Logarit của tổng tài sản + 05 Đòn bẩy tài chính LEV (Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn)*100 +/- 06 Lợi nhuận ROA (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản)*100 +
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)