Tư tưởng cơ bản Quan hệ ủy người quyền – người đại diện sẽ phản ánh việc
tổ chức hiệu quả về thơng tin và chi phí chịu rủi ro
Đối tượng phân tích Hợp đồng giữa người ủy quyền và người đại diện
Những giả thiết về
con người Tư lợi; tính hợp lý bị giới hạn; né tránh rủi ro
Những giả thiết về tổ chức
Mục tiêu bộ phận là mâu thuẫn giữa các thành viên, hiệu suất là tiêu chuẩn có hiệu lực, thơng tin bất cân xứng giữa người ủy quyền và người đại diện
Giả thiết về thông tin Thơng tin là hàng hóa có thể mua được
Vấn đề ký kết hợp đồng
Đối với người đại diện có rủi ro về đạo đức và rủi ro lựa chọn nghịch, chia sẻ rủi ro
Phạm vi nghiên cứu Các mối quan hệ trong đó người ủy quyền và người đại diện
có mục tiêu khác nhau nhất định và chấp nhận rủi ro
(Nguồn: Trần Việt Lâm, 2013) Lý thuyết đại diện cho rằng khi mục tiêu của chủ sở hữu và nhà quản lý không giống nhau, nguyên nhân là do sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Điều này sẽ làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được mức tối ưu. Cả hai người (chủ sở hữu và nhà quản lý) đều có khuynh hướng tối đa hóa lợi ích cho chính bản thân mình. Quan hệ này sẽ làm phát sinh chi phí đại diện. Chi phí đại diện về cơ bản là số tiền mà bên ủy nhiệm (principal) mất đi do sự tách rời lợi ích của bên được ủy nhiệm (agent)
Theo Jensen and Mecking (1976), chi phí đại diện được chia thành ba loại: (a) Chi phí giám sát:
Là chi phí dùng để giám sát hành vi của người được đại diện (nhà quản lý), nhằm để họ phục vụ cho lợi ích của người đại diện (các cổ đơng). Các chi phí này được tính vào chi phí hoạt động của cơng ty nên sẽ làm giảm lợi ích của các cổ đơng
là bên đại diện, vì vậy bên đại diện sẽ tự bảo vệ lợi ích của mình bằng cách điều chỉnh số tiền mà họ trả cho bên được đại diện
(b) Chi phí liên kết:
Là chi phí dùng để thiết lập và duy trì một cơ chế mà người được đại diện (nhà quản lý) đảm bảo quyền lợi cho người đại diện (các cổ đông). Như vậy nhà quản lý phải chịu các chi phí liên kết như:
+ Thời gian và công sức bỏ ra để làm các báo cáo (BCTC, báo cáo quản trị...) + Những giới hạn trong hoạt động quản lý, khi phải thực hiện các báo cáo về các thông tin minh bạch cho các nhà đầu tư, các cổ đông...
+ Các khoản thu nhập khác sẽ bị mất đi vì cơng ty khơng tiến hành thực hiện các hoạt động hợp tác với bên ngồi...
(c) Các chi phí khác:
Là các ảnh hưởng làm giảm lợi ích của bên đại diện ngay cả khi đã phát sinh chi phí giám sát và chi phí liên kết, nguyên nhân ở đây là do nhà quản lý khơng nỗ lực hết mình để tối đa hóa lợi ích cho các cổ đơng, mà chỉ cố gắng làm việc trong phạm vi nhất định, lúc này các chi phí khác đã phát sinh.
2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder) được tìm ra lần đầu tiên bởi Freeman vào năm 1984. Lý thuyết này cho rằng các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Họ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị cơng ty khơng chỉ làm hài lịng lợi ích cho chủ sở hữu mà cịn phải làm hài lịng các bên có lợi ích liên quan.
Các bên liên quan trong doanh nghiệp có thể được phân loại thành ba nhóm đối tượng như sau:
(a) Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, nhà quản trị, ban kiểm soát, HĐQT...
(b) Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác tài chính...
(c) Các tổ chức, cá nhân bên ngồi doanh nghiệp : Cơ quan cơng quyền (chính phủ, chính quyền địa phương, và cơ quan khác), cộng đồng...
Lý thuyết này cịn đề cập tới kế tốn trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Accounting - SRA) của công ty, đây là vấn đề đang được xã hội hiện nay quan tâm. Phạm vi của SRA bao gồm cả kế toán tài chính và kế tốn quản trị, trong đó nhấn mạnh tác động của thơng tin phi tài chính đến các yếu tố xã hội, mơi trường và kinh tế.
Theo lý thuyết này, các nhà quản lý của CTNY vừa quan tâm đến lợi nhuận, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội, sẽ giúp hình ảnh doanh nghiệp tiến gần hơn đến cộng đồng, và được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn. Các CTNY này sẽ không che giấu các khoản giao dịch nội bộ quan trọng, đảm bảo thông tin của tất cả các đối tượng được cung cấp là như nhau, đặc biệt các sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức và môi trường được công bố trên SRA, được xem như cam kết của doanh nghiệp về việc tạo ra các sản phẩm/dịch vụ bảo vệ người tiêu dùng. Việc CBTT phi tài chính này thể hiện nỗ lực tăng cường tính chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư chiến lược muốn góp vốn vào cơng ty. Ngược lại, những nhà quản lý của các CTNY chỉ chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận, bỏ qua hoàn toàn trách nhiệm xã như cố tình che giấu thơng tin quan trọng bất thường có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động doanh nghiệp, ưu tiên cung cấp nhiều thông tin cho các cổ đông lớn hơn so với các cổ đơng thiểu số, có hành động trốn thuế, hoặc vi phạm nghiêm trọng các vấn để về bảo vệ môi trường, sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư chiến lược, làm cho họ khơng muốn góp vốn vào các CTNY đó.