Thống kê mô tả nhân tố sở hữu nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 64)

Sở hữu nhà nước Chỉ số CBTT tự nguyện

Sở hữu Số quan sát Tỷ lệ mẫu Mean Max Min

Khơng có Nhà Nước 260 52% 0.5894231 0.95 0.2

Nhà nước 240 48% 0. 623125 0.95 0.3

500 100%

(Nguồn: từ phần mềm Stata 12.0)

(5) Biến GOWN – Tỷ lệ sở hữu nhà nước. Trong bảng thống kê mô tả nhân tố

sở hữu nhà nước cho thấy số lượng CTNY có sự sở hữu của nhà nước chiếm khoảng 48%, tương ứng với 48 CTNY trong mẫu nghiên cứu, với mức độ CBTT tự

nguyện trung bình đạt (62,3125%), mức độ cơng bố này là cao hơn so với các công ty không có vốn đầu tư nhà nước (58,94231%), tuy nhiên mức chênh lệch này không đáng kể.

(6) Biến LEV - Địn bẩy tài chính. Có sự chênh lệch rất lớn về cơ cấu đòn bẩy

tài chính giữa các CTNY trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, một số CTNY có địn bẩy tài chính rất thấp (0.611875), nhưng cũng có những CTNY lại khá cao (92.31745), và đạt giá trị trung bình: 48.43994, có nghĩa là gần một nữa nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay.

(7) Biến ROA – Lợi nhuận. Có sự phân biệt khá rõ rệt giữa lợi nhuận của các

CTNY khác nhau trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể: lợi nhuận của các công ty này dao động từ (-27.06815%) đến (47.91625%) và đạt mức trung bình là 6.928749%, điều này cho thấy bên cạnh những CTNY hoạt động hiệu quả, cũng có rất nhiều cơng ty có khả năng sinh lời thấp, hoạt động yếu kém dẫn đến thua lỗ trong nhiều năm liền.

4.2. Phân tích tương quan giữa các biến

Hệ số tương quan (ký hiệu là: r) được dùng để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Khoảng giá trị của hệ số tương quan sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1, dấu của hệ số tương quan nói lên mối quan hệ cùng chiều (r >0), mối quan hệ ngược chiều (r <0) hay khơng có mối quan hệ tuyến tính (r =0). Giá trị tuyệt đối của r càng cao thì mức độ tương quan giữa hai biến sẽ càng lớn.

+ |r| < 0.2 Tương quan tuyến tính rất yếu hoặc khơng có tương quan tuyến tính. + |r| = 0.2 – 0.4: Tương quan tuyến tính yếu.

+ |r| = 0.4 – 0.6: Có tương quan tuyến tính. + |r| = 0.6 – 0.8: Tương quan tuyến tính mạnh. + |r| > 0.8: Tương quan tuyến tính rất mạnh. + |r| = 1: Tương quan tuyến tính tuyệt đối.

Theo Hoàng Ngọc Nhậm (2008) , nếu tương quan giữa các cặp biến độc lập lớn (cao hơn 0.5) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, hoặc khi thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, biến giải thích nào có hệ số phóng đại phương sai VIF ≥ 5, được xem là có ảnh hưởng đến kết quả ước lượng.

Dựa vào kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong bảng 4.4, ta tiến hành phân tích như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)