STT Nhân tố Ký hiệu Tác động Ý nghĩa thống kê
1 Quyền sở hữu quản lý MOWN Cùng chiều Có
2 Quyền sở hữu của thành viên
trong gia đình HĐQT FMB Cùng chiều
Không
3 Quyền sở hữu nhà nước GOWN Cùng chiều Không
4 Quy mô công ty SIZE Cùng chiều Có
5 Địn bẩy tài chính LEV Ngược chiều Có
6 Lợi nhuận ROA Cùng chiều Có
Nhân tố 1: Quyền sở hữu quản lý.
Theo kết quả hồi quy, trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012 - 2016, ta thấy biến quyền sở hữu quản lý (MOWN) có tác động tích cực đến biến mức độ CBTT tự nguyện (VDI) của các CTNY tại Việt Nam, và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy cao 99% trong mơ hình Pooled OLS và FEM. Ở mơ hình FEM sau khi tác giả đã khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, nếu MOWN tăng 1% thì mức độ CBTT tự nguyện (VDI) của các CTNY trên TTCK Việt Nam tăng 0.001 đơn vị.
Kết quả này khẳng định giả thuyết H1“Quyền sở hữu quản lý có mối quan hệ
tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện” là phù hợp với các CTNY ở Việt Nam. Các
cơng ty có quyền sở hữu quản lý cao sẽ cung cấp thông tin tự nguyện tốt hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Jensen.M.C et al., 1976), để giảm bớt chi phí cho việc giám sát của các cổ đơng bên ngồi, người quản lý sẽ tự nnguyện CBTT nhiều hơn. Kết quả này cũng đồng nhất với nghiên cứu của Elmans (2012), Jiang and Habib (2009), Li, H., and Qi, A. (2008), Akhtaruddin et al. (2010), đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quyền sở hữu quản lý và mức độ CBTT tự nguyện
Nhân tố 2: Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT.
Kết quả phân tích hồi quy với mơ hình Pooled OLS đã cho thấy, mối tương quan cùng chiều của quyền sở hữu thành viên trong gia đình HĐQT và mức độ CBTT tự nguyện, kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H2, cũng như nghiên cứu của tác giả Mgammal (2017).Trong khi đó, kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định FEM và mơ hình tác động ngẫu nhiên REM, cho thấy biến này khơng có ý nghĩa thống kê. Do đó, quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT khơng có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi các CTNY đều có số lượng thành viên trong gia đình của HĐQT nắm giữ cổ phiếu khá cao (82,4%), tuy nhiên quyền sở hữu lại khá thấp (mức sở hữu trung bình chỉ đạt mức 2,8%), vì vậy biến này khơng có tác động đáng kể đến mức độ CBTT tự nguyện.
Nhân tố 3: Quyền sở hữu nhà nước.
Kết quả hồi quy với mơ hình Pooled OLS, cho thấy biến này có mối tương quan nghịch chiều với mức độ CBTT tự nguyện, kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của
Eng and Mak (2003), nhưng không phù hợp với giả thuyết đã đưa ra. Trong khi đó, kết quả hồi quy với mô hình FEM và REM là tương quan thuận chiều và phù hợp với giả thuyết nghiên cứu (H3), đồng thời phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Huafang và Jianguo (2007), Ghazali (2007), Makhija and Patton (2004), Jiang and Habib (2009), Elmans (2012), Mgammal.H.M (2017). Quyền sở hữu nhà nước càng cao, sẽ dẫn đến việc CBTT nhiều hơn của các CTNY. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy với 3 mơ hình (Pooled OLS, FEM, REM), cho thấy nhân tố này khơng có ý nghĩa thống kê. Do đó, nhân tố quyền sở hữu nhà nước khơng có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Nhân tố 4 : Quy mô công ty.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố quy mơ cơng ty – kí hiệu là: SIZE (được đo lường bằng logarit tổng tài sản) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc VDI. Điều này đồng nghĩa với việc biến SIZE có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện trên của các CTNY tại Việt Nam. Như vậy, giả thuyết 4 là đúng. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số SIZE có giá trị 0.186, mang dấu dương, tức là khi các yếu tố khác không đổi nếu sự thay đổi về quy mơ cơng ty tăng lên 1% thì sự thay đổi của mức độ CBTT tự nguyện tăng lên 0.186 đơn vị. Kết quả của tác giả phù hợp với nghiên cứu của Depoers (2000); Hossain and Reaz's (2007), các tác giả này đều cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ của một cơng ty và mức độ CBTT tự nguyện.
Nhân tố 5: Địn bẩy tài chính.
Kết quả phân tích hồi quy ở cả 2 mơ hình FEM và REM là phù hợp giả thuyết nghiên cứu H5 “Địn bẩy tài chính có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trong các
BCTN”, kết quả từ mơ hình hồi quy đều cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê với độ
tin cậy rất cao đến 99%, và có mối tương quan nghịch chiều với mức độ CBTT tự nguyện, nghĩa là địn bẩy tài chính càng cao thì mức độ CBTT tự nguyện càng thấp, kết quả này cũng đúng với tác giả Zarzeski (1996) và Eng et al. (2003). Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số LEV có giá trị -0.001, mang dấu âm, tức là khi các yếu tố khác không đổi nếu sự thay đổi của địn bẩy tài chính giảm đi 1% thì sự thay đổi của mức độ CBTT tự nguyện sẽ giảm xuống 0.001 đơn vị.
Nhân tố 6: Lợi nhuận.
thấy biến này tương quan thuận chiều với mức độ CBTT tự nguyện, vì vậy tác giả khẳng định giả thuyết H6 “Lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với mức độ CBTT tự
nguyện” là phù hợp với các CTNY trên TTCK Việt Nam. Các cơng ty có lợi nhuận và
khả năng sinh lời cao, sẽ có khuynh hướng CBTT nhiều hơn. Từ kết quả ta thấy biến lợi nhuận có tác động tích cực đến biến phụ thuộc và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa là 10%. Nghĩa là: với các yếu tố khác không đổi, nếu lợi nhuận tăng 1% thì mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY tăng 0.001 đơn vị. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Wallace và Naser (1995), Inchausti (1997), Owusu-Ansah (1998), Inchausti (1997), đã dựa vào lý thuyết đại diện, cho rằng nhà quản lý của một công ty phát triển và đạt lợi nhuận cao, sẽ sử dụng việc CBTT để khẳng định vị trí bản thân của mình.
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan giữa các biến, thực hiện hồi quy, và kết luận mơ hình phù hợp để nghiên cứu trong luận văn là mơ hình tác động cố định (FEM), sau đó tác giả tiến hành kiểm tra các hiện tượng của mơ hình như: đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, và khắc phục hai hiện tượng: phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng phương pháp Driscoll-Kraay. Thông qua các kết quả hồi quy, tác giả đã bàn luận kết quả nghiên cứu và kết luận các giả thuyết H1, H4, H5, H6 được chấp nhận, tương ứng với các biến quyền sở hữu quản lý, quy mô cơng ty, địn bẩy tài chính và lợi nhuận có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trong đó nhân tố quyền sở hữu quản lý, quy mô cơng ty, lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện. Ngược lại, nhân tố địn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY. Kết quả nghiên cứu khơng tìm tháy ý nghĩa thống kê của nhân tố quyền sở hữu nhà nước, và quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình HĐQT đến mức độ CBTT tự nguyện.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Hiện nay TTCK Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô, và khơng ngừng hồn thiện về cấu trúc, cho nên vấn đề về CBTT tự nguyện của các CTNY rất được quan tâm, vì vậy kể từ khi thơng tư đầu tiên hướng dẫn về CBTT trên TTCK ra đời vào năm 2004 (Thông tư 57/2004/TT-BTC), tính đến nay, cơ quan quản lý đã 4 lần ban hành thông tư thay thế vào các năm 2007 (Thông tư 38/2007/TT-BTC), 2010 (Thông tư 09/2010/TT-BTC), 2012 (Thông tư 52/2012/TT – BTC) và 2015 (Thông tư 155/2015/TT-BTC). Xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn, mục tiêu của luận văn là tìm ra những bằng chứng cho thấy sự tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện, trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng với 500 dữ liệu nghiên cứu của 100 CTNY trên TTCK Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, theo 3 phương pháp phân tích hồi quy là Pooled OLS, FEM, REM, với các biến độc lập là: quyền sở hữu quản lý (MOWN), quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình HĐQT (FMB), quyền sở hữu nhà nước (GOWN), quy mơ cơng ty (SIZE), địn bẩy tài chính (LEV) và lợi nhuận (ROA).
Tác giả nhận thấy mơ hình tác động cố định FEM là mơ hình phù hợp, để xem xét tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam, dựa trên kiểm định F- test và kiểm định Hausman test. Tuy nhiên, mô hình FEM vẫn xảy ra hiện tượng: đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, và tự tương quan. Do đó, tác giả sử dụng phương pháp Driscoll-Kraay để hiệu chỉnh lại mơ hình định lượng.
Như vậy, dựa vào kết quả phân tích hồi quy đa biến, ta thấy dấu của các biến MOWN, FMB, SIZE, LEV, ROA đều thống nhất với dự đoán của giả thuyết ban đầu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY tại Việt Nam ở mức trên trung bình là 60,56%, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch giữa các cơng ty có mức độ CBTT tự nguyện là khá xa, dao động từ (20%) đến (95%), thể hiện sự không đồng đều về mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Đồng thời 4 nhân tố là: quyền sở hữu quản lý, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, và lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK. Trong đó, các biến về quyền sở hữu quản lý, quy mơ cơng ty và địn bẩy tài chính đều
tác động tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, có nghĩa là khi các nhân tố (MOWN, SIZE, ROA) càng cao thì mức độ CBTT tự nguyện sẽ càng nhiều, điều này ngược lại với biến đòn bẩy tài chính, vì tác giả nhận thấy có một mối tương quan nghịch chiều của LEV đến mức độ CBTT tự nguyện, nghĩa là địn bẩy tài chính càng cao thì mức độ CBTT tự nguyện càng thấp, kết quả này phù hợp với tác giả (Zarzeski, 1996; Eng and Mak, 2003). Nghiên cứu này khơng tìm ra mối quan hệ nào giữa quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình HĐQT và quyền sở hữu nhà nước đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị đối với nhân tố quyền sở hữu quản lý
Nhân tố quyền sở hữu quản lý có mối quan hệ cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện, do đó để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, cách tốt nhất là nên phân chia cho nhà quản lý một tỷ lệ sở hữu phù hợp, bằng cách này sẽ gắn kết lợi ích của người quản lý và chủ sở hữu hơn. Nếu nhà quản lý nhận thấy việc tiết lộ thêm nhiều thơng tin hữu ích cho các bên liên quan, sẽ được các cổ đơng tín nhiệm, và giảm được các chi phí giám sát thì họ sẽ có nhiều biện pháp CBTT tự nguyện ra bên ngoài nhiều hơn, bằng cách:
Nhà quản lý nên xây dựng bộ phận quan hệ truyền thông, để việc cung cấp
các thông tin của doanh nghiệp ngày càng minh bạch hơn.
CBTT tự nguyện sẽ thúc đẩy hợp tác, duy trì và nâng cao hình ảnh, cũng như uy tín của các CTNY trên TTCK Việt Nam, vì vậy nếu thơng tin được cung cấp một cách hợp lý, kịp thời, đảm bảo tính cơng bằng và minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp nhận được nhiều sự tin tưởng của nhà đầu tư hơn, đồng thời nâng cao được giá trị thị trường của cổ phiếu cơng ty. Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc CBTT tự nguyện, các CTNY cần có “Bộ phận quan hệ truyền thơng”. Bộ phận này sẽ tạo một cuộc cách mạng trong việc truyền thơng, với nhiều hình thức đa dạng như: website, sổ tay văn hóa, mạng xã hội, bản tin nhà đầu tư, hội nghị, hội thảo, triển lảm, hội chợ...nhằm cung cấp các thông tin, cũng như tiếp cận và ghi nhận ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Để bộ phận quan hệ truyền thông của các CTNY có thể truyền tải được nhiều nội dung tốt và có ý nghĩa, cơng ty cần tn thủ những quy tắc sau:
(a) Ln duy trì bộ phận nhân sự làm việc chuyên nghiệp.
(b) Sắp xếp và tổ chức công việc một cách hiệu quả nhất, nhằm tạo điều kiện dễ dàng nhất, và linh hoạt cho các cổ đông và nhà đầu tư trong việc tiếp xúc với Công ty.
(c) Ln đảm bảo tính cơng bằng và minh bạch trong việc CBTT hai chiều, một cách kịp thời, đầy đủ và minh bạch đến tất cả các bên liên quan.
Nhà quản lý cần tiếp nhận các thông tin phản hồi sau khi CBTT, để hiểu biết
sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của các bên liên quan.
Thông tin, ý kiến phản hồi từ các bên liên quan là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý và vận hành các hoạt động của Công ty. Các thông tin được phản hồi là nền tảng giúp công ty thấu hiểu sâu sắc, những nhu cầu cũng như nguyện vọng của các bên liên quan, từ đó cơng ty phải nỗ lực nhiều hơn nhằm mang lại lợi ích cao nhất và bền vững cho họ, đồng thời công ty cũng xây dựng những mối quan hệ liên minh, cùng có lợi, cam kết gắn bó dài lâu, đem lại thành cơng cho đôi bên.
Bảng 5.1. Phương thức tiếp cận và ghi ý kiến phản hồi của các bên liên quan
Đối tượng Kênh tương tác Tần suất
Người lao động
Hội nghị, hội thảo... dành cho CBNV Khi có sự kiện Trang tin nội bộ và các ấn phẩm nội bộ khác Thường xuyên Mạng xã hội như Facebook, diễn đàn Thường xuyên Các chương trình đào tạo nội bộ Thường xuyên Các sự kiện hoạt động nội bộ về thể thao, văn
nghệ, tổng kết năm… Thường xuyên
Khách hàng
Đội ngũ bán hàng, tư vấn, dịch vụ Thườngxuyên/ khi có sự kiện Trung tâm chăm sóc khách hàng và số hotline
của các bộ phận liên quan 24/7
Mạng xã hội như: Facebook, diễn đàn Thường xuyên
Website công ty Thường xuyên
Triển lãm, hội chợ, hội thảo… Khi có sự kiện
Nhà cung cấp
Gặp gỡ trao đổi trực tiếp Khi có sự kiện
Đối tượng Kênh tương tác Tần suất
Hội nghị, hội thảo Khi có sự kiện
Cổ đơng và nhà đầu tư
Gặp gỡ trực tiếp và theo yêu cầu Hàng quý/ Khi có yêu cầu/ Khi có sự kiện
Đại hội đồng Cổ đơng Một lần/năm hoặc khi có yêu cầu
Bản tin Nhà đầu tư Hàng tháng
Website công ty Thường xuyên
Cơ quan công quyền
Tham gia các hội nghị, hội thảo về ngành do
Chính phủ, các Bộ, Ngành tổ chức Khi có sự kiện Tham gia các hội nghị nâng cao năng lực cạnh
tranh, hội nghị chuyên ngành của các Bộ, Ngành Khi có sự kiện
Tham gia các tổ chức, hiệp hội Tùy thuộc vào nhu cầu của Công ty tại từng thời điểm
Cộng đồng
Gặp gỡ trực tiếp để tìm hiểu nhu cầu Khi có sự kiện/Khi có yêu cầu Hợp tác với các tổ chức xã hội, từ thiện để nắm
bắt thơng tin Khi có sự kiện/Khi có u cầu
Báo chí Khi có sự kiện/Khi có u cầu
Báo chí và các cơ
quan truyền
thơng
Họp báo Khi có sự kiện
Trả lời phỏng vấn, thơng cáo báo chí Khi có sự kiện/Khi được yêu cầu
Website công ty Thường xuyên
Các mạng xã hội như Facebook, Youtube Thường xuyên
Bản tin cơng ty Hàng tuần
(Nguồn: trích từ BCTN năm 2016 của công ty FPT)