Khó khăn từ phía các cơ chế, chính sách vĩ mơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP hồ chí minh (Trang 57 - 60)

nhánh Agribank khu vực TP .HCM

3.6.2 Khó khăn từ phía các cơ chế, chính sách vĩ mơ

- Để đánh giá rủi ro, các NHTM phải tiếp cận được với các thông tin đầu vào đáng tin cậy. Nhưng thực tế tại Việt Nam, chất lượng thông tin khá kém; các thông tin thiếu tin cậy, thiếu chính xác rất phổ biến. Đa số báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng chuẩn xác và khơng được kiểm tốn. Cịn đối với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lớn thì chất lượng kiểm tốn cịn nhiều hạn chế; có

sự sai lệch giữa số liệu thực tế với số liệu đã kiểm tốn. Hiện nay, chưa có chế tài chặt chẽ đối với việc công khai minh bạch những thông tin này.

- Chưa có một quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, làm cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng có sự khác nhau. Điều này đã dẫn đến việc đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau khi thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính (cùng một khách hàng, NHTM này phân loại vào nhóm nợ cao, NHTM khác lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Hiện tại ở Việt Nam, thiếu những tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, cung cấp kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng để các NHTM tham chiếu.

- Không đồng đều trong hạ tầng công nghệ thông tin tại các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước. Yếu tố này ngăn cản việc thiết lập và ứng dụng các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II dựa trên các mơ hình xác suất thống kê và kinh tế lượng (từ kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài đã triển khai Basel II, riêng chi phí đầu tư cho hệ thống này đã lên đến hàng chục triệu USD). Đây là khoản chi phí đầu tư rất lớn mà không phải NHTM nào ở Việt Nam cũng có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương 3, luận văn đã trình bày khái quát về các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM; đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng; đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM. Chương này cũng nêu thực trạng cũng như các khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM. Những nội dung trình bày trong chương 3 làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 4.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP hồ chí minh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)