nhánh Agribank khu vực TP .HCM
4.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các chi nhánh Agribank khu vực
TP.HCM
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng và các tiêu chuẩn thẩm định khoản vay
Các chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM cần tổng kết, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các sản phẩm tín dụng đang triển khai để phục vụ khách hàng tốt
hơn, an toàn, hiệu quả hơn; đặc biệt cần liên tục hoàn thiện các quy chế, quy định về điều kiện cấp tín dụng trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô và vi mô thường xuyên biến động.
Các chi nhánh Agribank Khu vực TP. HCM cần xây dựng một tiêu chuẩn thống nhất cho riêng địa bàn TP.HCM để thẩm định, đánh giá khoản vay. Sự thống nhất này nhằm tránh tình trạng một khách hàng khơng đủ điều kiện cấp tín dụng ở chi nhánh này lại có thể vay vốn ở chi nhánh khác.
Ngoài ra, Agribank cần vận hành một hệ thống thông tin khách hàng chung cho các chi nhánh tại TP.HCM để phục vụ khách hàng được đồng bộ. Hệ thống này nhằm phân hạng khách hàng và áp dụng chung một tiêu chuẩn phục vụ khi khách hàng đến giao dịch tại một chi nhánh nào đó ở TP.HCM. Đối với một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh Agribank tại TP.HCM thì hệ thống này cịn đảm bảo các chi nhánh đánh giá khách hàng một cách thống nhất và có thể chia sẻ thơng tin về khách hàng trong quá trình giám sát sau cho vay.
4.3.2 Về khả năng tài chính của người vay
Khả năng tài chính của người vay thể hiện ở tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án vay và các chỉ số tài chính trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Một tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án càng cao càng thể hiện năng lực tài chính của người vay, tạo sự an tâm cho Ngân hàng khi tài trợ vốn cũng như làm cơ sở để Ngân hàng đánh giá năng lực khách hàng khi sử dụng vốn tự có để thực hiện phương án kinh doanh giai đoạn đầu.
Các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM nên quy định tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khốn, xây dựng… địi hỏi một tỷ lệ vốn tự có tham gia càng cao càng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với các ngành như thương mại, sản xuất…. thì vốn tự có khơng nên u cầu q cao sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc thu xếp vốn, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động kinh doanh.
4.3.3 Về đạo đức, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Đối với cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức chun mơn tốt thì khả năng nhận dạng và xử lý rủi ro sẽ tốt hơn. Tuy nhiên trong mỗi chi nhánh
đều có các cán bộ tín dụng nhiều kinh nghiệm và cả các cán bộ tín dụng có tuổi nghề cịn trẻ. Do đó, địi hỏi các chi nhánh phải bố trí sắp xếp để cán bộ đi trước có thể hợp tác, hướng dẫn các cán bộ trẻ nhằm tăng mức độ an toàn cho các khoản vay cũng như tạo sự kế thừa về nguồn nhân lực làm cơng tác tín dụng.
Về nâng cao năng lực cán bộ tín dụng: Các chi nhánh cần thực hiện các biện
pháp nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ thơng qua cơng tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Tổ chức đào tạo, tập huấn về cơ chế tín dụng, cơng tác thẩm định, kiểm tra, quản lý giám sát khoản vay, quản lý tài sản bảo đảm…; Có lớp đào tạo chuyên sâu và các kỹ năng phân tích tài chính, thẩm định phương án vay vốn…; Các chi nhánh tăng cường tự đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ cán bộ gắn với đánh giá hồn thành cơng việc và chi trả lương.
Về đạo đức, ý thức trách nhiệm: mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng nhất là cán
bộ làm cơng tác tín dụng phải ln tự rèn luyện về đạo đức cá nhân, ln có ý thức trách nhiệm trong công việc. Cán bộ nhân viên ngân hàng các cấp chức vụ khác nhau đều phải gương mẫu tuân thủ các quy trình, quy định về cấp tín dụng, về tài sản bảo đảm, về phân loại nợ….và nhiều quy định khác.
Ngoài việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ và tạo mơi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ; cần phải căn cứ vào hiệu quả cơng việc để có chế độ đãi ngộ xứng đáng, công bằng: Đối với cán bộ đạt hiệu quả trong công việc, cần khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo động lực, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên chức vụ cao hơn. Đối với cán bộ tín dụng có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ sai phạm mà có biện pháp xử lý thích hợp. Gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với chất lượng khoản vay cụ thể. Nếu làm được những việc này, khơng những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của bản thân ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
4.3.4 Về kiểm tra, giám sát khoản vay
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay cũng góp phần làm giảm thiểu khả năng phát sinh rủi ro tín dụng. Hoạt động giám sát, kiểm tra khoản vay kể cả trong và sau khi giải ngân đã được quy định trong quy chế cấp tín dụng của hệ thống Agribank. Hoạt động này có thể tiến hành thường xuyên, định kỳ (như khoản vay sản xuất kinh doanh định kỳ 03 tháng/lần, khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống định kỳ 06 tháng/lần) hoặc tiến hành đột xuất khi có thơng tin ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, có thể làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng.
Cần có biện pháp nhằm đảm bảo cán bộ tín dụng ln thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay một cách nghiêm túc. Tiến hành luân chuyển việc quản lý khách hàng để giảm thiểu tiêu cực có thể có do một cán bộ tín dụng quản lý một khoản vay trong thời gian dài. Xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ tại mỗi chi nhánh để phát hiện những thiếu sót của cán bộ trong q trình giám sát sau cho vay.
Tại trụ sở chính Agribank, ngồi Ban Kiểm soát nội bộ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quy chế, quy định cấp tín dụng tại các chi nhánh cịn có Ủy ban Kiểm tra kiểm sốt do Hội đồng Thành viên trực tiếp quản lý. Ủy ban Kiểm tra kiểm sốt có nhiệm vụ tái kiểm tra các khoản vay mà Ban Kiểm soát nội bộ đã thực hiện đồng thời kiểm tra đột xuất theo từng chuyên đề, từng khách hàng lớn do HĐTV chỉ đạo. Việc tái kiểm tra này cần được thực hiện liên tục, thường xuyên hơn nữa nhằm làm cho hoạt động kiểm tra, giám sát khoản vay phát huy được hiệu quả tích cực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM.
4.3.5 Áp dụng mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung
Nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu phát triển khách hàng, thẩm định tín dụng và phê duyệt tín dụng đồng thời vẫn giữ được sức cạnh tranh, các chi nhánh Agribank khu vực TP.HCM cần xây dựng và triển khai bộ phận thẩm định tín dụng tập trung theo khu vực.
Thẩm định tín dụng theo khu vực và phê duyệt cấp tín dụng sau đó giao cho các chi nhánh trong khu vực quản lý khoản cấp tín dụng đó tùy theo quyền phán quyết của mỗi chi nhánh. Để làm được điều này cần có sự hợp tác, thống nhất, đồng
bộ của từng chi nhánh và sẽ tiến hành từng bước, trước tiên là sự thống nhất trong tiêu chuẩn thẩm định khoản vay. Cùng với đó, khẩu vị rủi ro của các cán bộ làm công tác thẩm định phải đồng nhất, phù hợp với khẩu vị rủi ro của toàn hệ thống, các trường hợp ngoại lệ phải được sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền cao hơn.