Kiến nghị đối với Agribank Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP hồ chí minh (Trang 66 - 67)

nhánh Agribank khu vực TP .HCM

4.4 Kiến nghị đối với Agribank Hội sở

Agribank Hội sở cần thực hiện một số kiến nghị, giải pháp như sau nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống Agribank:

Đầu tiên, cần xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trong toàn hệ thống. Việc quản lý rủi ro không phải là nhiệm vụ riêng biệt của bộ phận quản lý rủi ro mà là nhiệm vụ của tất cả hệ thống, từ nhân viên tác nghiệp đến Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên. Mỗi vị trí cơng việc cần hiểu rõ quy trình nghiệp vụ để triển khai, phát hiện và kịp thời báo cáo những vấn đề rủi ro phát sinh; mỗi khâu, mỗi quy trình cần tách bạch rõ ràng giữa người thực hiện và người phê duyệt.

Agribank Hội sở cũng cần phải chú trọng vào công tác truyền thông, định kỳ cập nhật các thông tin liên quan tới các vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng cùng với những bài học kinh nghiệm để gửi tới toàn bộ người lao động; đặt hịm thư góp ý tại các điểm giao dịch; sử dụng phần mềm hiện đại để kiểm tra tính tuân thủ trong các nghiệp vụ nhằm cảnh báo sớm rủi ro. Ngân hàng phải thường xuyên đào tạo nhân viên về quản lý rủi ro nhằm tự xác định rủi ro hoạt động tín dụng trong mỗi nghiệp vụ được phân cơng và phân đúng nguyên nhân của rủi ro hoạt động tín dụng phát sinh.

Agribank Hội sở nên xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính (Key Risk Indicators: KRIs), dần định lượng hóa rủi ro hoạt động tín dụng. Tùy theo điều kiện cụ thể, Agribank lựa chọn phương pháp đo lường rủi ro hoạt động tín dụng theo một hoặc một số phương pháp sau: (i) Thu thập và phân tích số liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài nhằm xác định tồn tại, nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thất, khả năng quản lý rủi ro hoạt động tín dụng; (ii) Sử dụng các kiến nghị, kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập; (iii) Tự đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ; (iv)

Xây dựng quy trình và đồng bộ hóa các quy trình nghiệp vụ để xác định rủi ro của từng hoạt động cụ thể, mối liên hệ với các rủi ro khác; (v) Phân tích chỉ số kết quả kinh doanh và chỉ số rủi ro nhằm xác định nhân tố tác động đến các rủi ro hoạt động tín dụng và các rủi ro trọng yếu khác; (vi) Trên cơ sở nguyên nhân phát sinh chủ yếu, ngân hàng phân tích kịch bản để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh.

Bên cạnh đó, việc xây dựng lộ trình và tiến tới áp dụng đầy đủ, chính xác các nguyên tắc về quản trị rủi ro hoạt động tín dụng theo chuẩn quy định của Basel II là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Các ngân hàng thương mại trong hệ thống đều đã có lộ trình, giải pháp để đạt được chuẩn quy định này.

Cuối cùng, Agribank Hội sở cần xây dựng quy trình nhận dạng rủi ro hoạt động tín dụng phù hợp theo nhóm nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động tín dụng như: (i) Quy định, quy trình chưa đầy đủ; (ii) Vi phạm chính sách, quy định, quy trình nội bộ; (iii) Vi phạm về chuẩn mực đạo đức của ngân hàng; (iv) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ kém hiệu quả; (v) Hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn thiện, ngừng hoạt động,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực TP hồ chí minh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)