Hạn chế trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thông tin trên BCTC chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCKIT nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU

5.4 Những hạn chế và nêu đề xuất cho hướng nghiên cứu sau này

5.4.1 Hạn chế trong nghiên cứu

Do bước đầu tác giả làm quen với nghiên cứu thực nghiệm nên đề tài không tránh khỏi tồn tại những hạn chế có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả được đưa ra. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, do chính hạn chế về thời gian thực hiện nên đề tài chỉ quan tâm đến nhóm đối tượng là các cơng ty phi tài chính được niêm yết. Đối với nhóm cơng ty tài chính như bảo hiểm, ngân hàng…hay vài loại hình cơng ty khác chưa được thu thập trong nghiên cứu này.

Thứ hai, liên quan đến việc chọn biến độc lập đưa vào nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu cũng đã lựa chọn dựa vào nghiên cứu nền chính của Ahmet Ozcan (2016) và một số biến đã được các nghiên cứu khác thực hiện. Trong đó, đề tài cũng đã bao qt được các nhóm biến tỷ số tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, việc lựa chọn biến đưa vào mơ hình mang nhiều tính chủ quan của tác giả và có thể đã lựa chọn những biến kết hợp chưa thực sự mang lại ý nghĩa và có khả năng dự đốn cao nhất đưa vào mơ hình nghiên cứu. Điều này có thể làm cho kết quả nghiên cứu mang lại chưa thực sự tốt và phải chạy lại mơ hình sau khi loại đi những biến khơng phù hợp.

Thứ ba, hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp phân tích mơ hình dự đoán. So với những phương pháp theo cách xử lý hiện đại hơn và mang lại kết quả tốt hơn như phương pháp phân loại UTADIS (Spathis và các cộng sự, 2003) hay phân tích biệt số (Discriminant Analysis) trong nghiên cứu của Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), phân tích Probit (mơ hình xác suất đơn vị) của Dopuch và cộng sự (1987), phân tích hồi quy Logistic đa thức (Multinomial logistic regression) của Keasey và cộng sự (1988) và Laitinen (1998). Tuy nhiên, những phương pháp hiện đại này đòi hỏi phải cần thêm nhiều thời gian để xử lý cũng như mã hóa dữ liệu nghiên cứu và số liệu phải đáp ứng yêu cầu khắc khe hơn nhiều. Do chưa có điều

kiện tiếp xúc với phương pháp thống kê hiện đại nên tác giả lựa chọn phương pháp phân tích Logistic phù hợp với đặc tính biến phụ thuộc trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thông tin trên BCTC chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên BCKIT nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)