CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước trên thế giới đã phát hiện thơng tin tài chính và phi tài chính có thể sử dụng để dự đốn YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu dự đốn khả năng BCTC nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận tồn phần gồm 2 nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố tỷ số tài chính gồm cơng ty có lỗ năm hiện tại, biến mức chênh lệch giữa lợi nhuận công ty so với lợi nhuận trung bình ngành, sự thay đổi tăng tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản (Dopuch và cộng sự, 1987); tỷ lệ tăng tưởng thấp, tỷ số vốn chủ trên tổng tài sản thấp (Laitinen, 1998); tỷ số tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn thấp và tỷ số lợi nhuận ròng/ tổng tài sản thấp (Caramanis và cộng sự, 2006) làm gia tăng khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Một số nghiên cứu làm rõ một điều rằng mối quan hệ ngược chiều giữa các tỷ số tài chính và YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần như sự tăng trưởng đơn vị (đo lường bởi gia tăng tài sản trung bình trong năm năm), tỷ số lợi nhuận rịng/ vốn chủ sở hữu cao, lợi nhuận ròng/ tổng tài sản cao, tỷ số lãi ròng trên doanh thu cao hay tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản thấp (Ahmet Ozcan, 2016); tỷ số phải thu trên doanh thu cao, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản cao, doanh thu trên tổng tài sản cao, vốn lưu chuyển trên tổng tài sản cao (Spathis và các cộng sự, 2003). Nhóm nhân tố phi tài chính cũng được phát hiện từ các nghiên cứu trước như cơng ty được kiểm tốn bởi CTKT lớn, số lượng thành viên Hội đồng Quản trị ít, có ít cổ đơng tham gia quản lý, có các khoản vay thế chấp hay thời gian giữa ngày kết thúc năm tài chính và ngày kí YKKT dài (Keasey và cơng sự, 1988); cơng ty có số lượng nhân viên ít (Laitinen, 1998), cơng ty có thơng tin về vụ kiện tụng (Spathis và các cộng sự, 2003), công ty với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT thấp, thời gian niêm yết ngắn (Ahmet Ozcan, 2016) thì khả năng cơng ty nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần càng cao.
Một số nghiên cứu trong nước khác như Nguyễn Thiên Tú (2012) chỉ ra rằng các biến như tỷ số vốn lưu chuyển trên tổng tài sản; tỷ số doanh thu trên tổng tài sản; ROA và sự thay đổi tài sản hằng năm trên tổng tài sản năm trước có khả năng
dự đốn tốt được sử dụng trong mơ hình. Hay nghiên cứu của Hà Thị Thủy (2013) đưa ra bốn biến có khả năng đóng góp vào mơ hình dự đốn là biến YKKT năm trước, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, tỷ số địn bầy tài chính và tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu.
Trong nghiên cứu này, để nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến dự đoán YKKT, tác giả dựa trên nghiên cứu nền chính là nghiên cứu của Ahmet Ozcan (2016), kết hợp một số biến được sử dụng trong các nghiên cứu của Caramanis và cộng sự (2006), Spathis và cộng sự (2003) và Keasey và cộng sự (1988). Nhóm nhân tố liên quan tỷ số tài chính được lựa chọn là khả năng thanh khoản, cơ cấu tài sản, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời (tăng trưởng). Nhóm nhân tố phi tài chính bao gồm biến thời gian niêm yết và quy mô HĐQT. Biến phụ thuộc (Y) là biến “Ý kiến kiểm toán”, đây là biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện, cụ thể được mã hóa như sau: YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần là 1, YKKT là ý kiến chấp nhận toàn phần là 0.
Trong chương 2, tác giả đã nêu lên ý nghĩa phân tích của các tỷ số tài chính được tác giả sử dụng trong 4 nhóm nhân tố chủ yếu dùng đánh giá hoạt động DN. Việc lựa chọn các biến tỷ số tài chính nào đưa vào mơ hình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở sau:
Thứ nhất, các biến này được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trước đó và đều chứng minh được là có ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm tốn khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần.
Thứ hai, các biến này có thể được đo lường và tính tốn dễ dàng dựa vào các thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết.
Thứ ba, các biến tài chính phổ biến nên có khả năng đại diện đánh giá chung nhất đối với các công ty niêm yết thuộc các ngành khác nhau tại Việt Nam.
Cụ thể như sau:
- Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản được đo lường bằng tỷ số thanh toán nhanh (T1) và tỷ số thanh toán hiện hành (T2). Dựa theo nghiên cứu chính của Ahmet Ozcan (2016),
những cơng ty nhận YKCNTP có tỷ số thanh tốn nhanh (T1) và tỷ số thanh toán hiện hành (T2) cao hơn so với những công ty nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần.
Biến tỷ số thanh toán nhanh (T1) và biến tỷ số thanh toán hiện hành (T2) được kì vọng là có quan hệ nghịch biến với khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận tồn phần. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: Các cơng ty có khả năng thanh khoản thấp thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần sẽ càng cao.
- Cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính được đo lường bằng tỷ số giữa Nợ trên Tổng tài sản (T3). Cơ cấu tài chính phản ánh việc DN sử dụng chủ yếu là vốn đi vay hay VCSH để tài trợ cho các hoạt động. Tỷ số này càng cao thể hiện DN sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài hơn là sử dụng VCSH để tài trợ cho tài sản của mình. Theo nghiên cứu của Ahmet Ozcan (2016), tỷ số nợ trên tổng TS (T3) càng cao thì khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần cao. Ngoài ra, nghiên cứu của Caramanis và cộng sự (2006) cũng cho rằng tỷ lệ tài trợ bên ngoài cao hay tỷ số nợ trên tổng TS (T3) càng cao thì làm tăng khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần.
Do đó, tỷ số nợ trên tổng TS (T3) được kì vọng là có quan hệ thuận chiều với khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận tồn phần. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:
H2: Các cơng ty có tỷ số nợ trên tổng TS càng cao thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần sẽ càng cao.
- Hiệu quả hoạt động
Để đo lường hiểu quả hoạt động, ta dùng tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (T4) và tỷ số vòng quay vốn chủ sở hữu (T5). Nghiên cứu của Ahmet Ozcan (2016) chỉ ra rằng những cơng ty có tỷ số doanh thu/ tổng tài sản và vịng quay VCSH thấp thường nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần cao hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Spathis và các cộng sự (2003) cũng đưa ra kết luận tương tự.
Do đó, tỷ số doanh thu trên tổng TS (T4) và tỷ số vòng quay VCSH (T5) được kì vọng có quan hệ nghịch chiều với khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận tồn phần. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:
H3: Các cơng ty có hiệu quả hoạt động càng thấp thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần càng cao.
- Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời được đo lường bằng suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (T6), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (T7) và hệ số biên lợi nhuận gộp (T8). Nghiên cứu của Ahmet Ozcan (2016) chỉ ra rằng những công ty nhận YKCNTP có khả năng sinh lời cao hơn hay tỷ số suất sinh lời trên tổng TS (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) và hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn những công ty nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần.
Do đó, tỷ số suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (T6), tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) (T7) và hệ số biên lợi nhuận gộp (T8) được kì vọng có quan hệ nghịch biến với khả năng nhận được YKKT không phải ý kiến chấp nhận tồn phần. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:
H4: Các cơng ty có khả năng sinh lời thấp thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ càng cao.
- Nhóm nhân tố phi tài chính
Tại Việt Nam, các công ty đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khốn địi hỏi phải có những tiêu chí khá nghiêm nghặt như về cơ cấu vốn, thời gian hoạt động SXKD, khả năng sinh lời đạt mức tối thiểu đặt ra, tình hình hoạt động kinh doanh phải có lãi và khơng có các khoản nợ phải trả quá hạn... Đồng thời, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kế tốn báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, để duy trì thời gian niêm yết trên sàn cũng địi hỏi các công ty niêm yết phải duy trì một tình trạng thanh khoản tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận và phải tuân theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nhằm đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư. Việc công ty bị đưa vào diện cảnh báo hay buộc tạm ngừng giao dịch cũng là một dấu hiệu cho thấy
hoạt động kinh doanh của DN có vấn đề, hay DN vi phạm về các quy định về công bố thơng tin của thị trường. Ngồi ra, có thể dự báo về BCTC khơng trung thực và hợp lý, khiến kiểm tốn viên có khả năng đưa ra ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần.
Do đó, những cơng ty có thời gian niêm yết lâu hơn chứng tỏ cơng ty đã duy trì sự tuân thủ tốt các quy định nghiêm nghặt đặt ra của thị trường chứng khốn trong suốt q trình niêm yết. Đồng thời, thơng tin được công bố minh bạch, rõ ràng và BCTC đảm bảo được sự trình bày trung thực và hợp lý.
Bên cạnh đó, các cơng ty cổ phần có đặc trưng là sự tách rời giữa người sở hữu vốn (các cổ đông) và những người sử dụng vốn (những người trực tiếp điều hành công ty). HĐQT thay mặt các cổ đông thực hiện giám sát hoạt động của những người quản lý điều hành, ngăn ngừa các mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa cổ đơng và ban lãnh đạo cơng ty, nhằm bảo vệ quyền lợi và vốn của các cổ đông. Tại Việt Nam, theo quy định các công ty niêm yết phải đáp ứng về số lượng thành viên của HĐQT cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn độc lập đối với các thành viên HĐQT. HĐQT được xem như là một cơ chế giám sát cho hoạt động của nhà quản lý, đồng thời đánh giá kiểm sốt thơng tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các thông tin nhà quản lý đưa ra là đáng tin cậy. Do đó, quy mơ của HĐQT cũng là một thông tin cần thiết đối với kiểm tốn viên trong q trình đánh giá rủi ro, từ đó xem xét quyết định lịch trình, phạm vi kiểm tốn phù hợp trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán.
Do ảnh hưởng và ý nghĩa của thông tin về thời gian niêm yết và quy mô HĐQT như trên đối với các công ty niêm yết tại Việt Nam, tác giả quyết định lựa chọn 2 biến phi tài chính là: thời gian niêm yết (T9) và quy mô HĐQT (T10).
Ngồi ra, từ kết quả phân tích hồi quy Logistic trong nghiên cứu chính của Ahmet Ozcan (2016) chỉ ra rằng những cơng ty thường có khả năng nhận YKCNTP nếu thời gian niêm yết trên thị trường chứng khoán càng dài. Nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) kết luận rằng số lượng thành viên HĐQT càng cao thì khả năng công ty nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận tồn phần càng thấp.
Do đó, các biến thời gian niêm yết (T9) và quy mô HĐQT (T10) được kì vọng có quan hệ nghịch chiều với khả năng nhận được YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau:
H5: Các cơng ty có thời gian niêm yết ngắn thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ càng cao.
H6: Các cơng ty có quy mơ HĐQT nhỏ thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần sẽ càng cao.
Bảng 3.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Diễn giải
H1 (-) Các cơng ty có khả năng thanh khoản thấp thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần sẽ càng cao.
H2 (+) Các cơng ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản càng cao thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ càng cao.
H3 (-) Các cơng ty có khả năng hoạt động càng thấp thì khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần càng cao.
H4 (-) Các cơng ty có khả năng sinh lời thấp thì khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ càng cao.
H5 (-) Các cơng ty có thời gian niêm yết ngắn thì khả năng nhận YKKT không phải ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ càng cao.
H6 (-) Các cơng ty có quy mơ HĐQT nhỏ thì khả năng nhận YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ càng cao.
Bảng 3.2: Các biến được lựa chọn đưa vào trong nghiên cứu
Mô tả
Biến phụ thuộc Loại YKKT (1: công ty nhận ý kiến khơng
phải ý kiến chấp nhận tồn phần. 0: công ty nhận YKCNTP) Biến độc lập Nhân tố tỷ số tài chính Khả năng thanh khoản T1: Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + phải thu + đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn
T2: Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Cơ cấu tài chính T3: Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản Hiệu quả hoạt động T4: Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
T5: Tỷ số vòng quay vốn chủ sở hữu
Tỷ số vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Khả năng sinh lời
T6: Suất sinh lời trên tổng tài sản
ROA = Tổng LN sau thuế/ Tổng tài sản
T7: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
T8: Hệ số biên lợi nhuận gộp
Hệ số biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
Nhân tố phi tài chính
T9: Thời gian niêm yết Thời gian mà công ty niêm yết
Hình 3.1: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến YKKT khơng phải ý kiến chấp nhận tồn phần.
NHÓM NHÂN TỐ PHI TÀI
CHÍNH
T1: Tỷ sơ khả năng thanh toán nhanh (-)
T3: Tỷ số nợ trên tổng tài sản (+)
T4: Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (-) T5: Tỷ số vòng quay vốn chủ sở hữu (-)
T6: Tỷ số suất sinh lời trên tổng TS (ROA) (-) T7: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (-)
T8: Hệ số biên lợi nhuận gộp (-) T2: Tỷ sơ khả năng thanh tốn hiện hành (-)
T9: Thời gian niêm yết (-)
T10: Quy mơ HĐQT (-) TỶ SỐ TÀI CHÍNH Khả năng thanh khoản
Cơ cấu tài chính Hiệu quả hoạt động Khả năng sinh lời Ý KIẾN KIỂM TỐN KHƠNG PHẢI YKCNTP