Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mức giải thích tương đối cao, đồngnhất với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian

nghiên cứu, sự thiếu kinh nghiệm do lần đầu nghiên cứu về vấn đề này nên bài nghiên cứu không tránh khỏi một số hạn chế sau:

- Giới hạn đầu tiên là tính chính xác của nghiên cứu phụ thuộc vào tính chính xác từ nguồn số liệu của mẫu. Việc kiểm soát chất lượng dữ liệu chưa được thực hiện mà chủ yếu dựa trên số liệu thứ cấp từ Cục Thống kê Thành phố. Thực tế, các nước đang phát triển chất lượng dữ liệu thường nghèo nàn về số lượng cũng như chất lượng (Kevin Williams, 2010).

- Độ dài thời gian và mức độ phủ rộng của nghiên cứu còn hạn chế. Hạn chế về số liệu thống kê nên tác giả không thể nghiên cứu trong khoảng thời gian mong muốn từ năm 1987 khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời. Phạm vi nghiên cứu tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên chưa đánh giá hết tác động của FDI, đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Luận văn về “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngồi, chi tiêu cơng đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, giai đoạn 2009-2016” đã thực hiện qua dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được xử lý chặt chẽ trên cơ sở nền tảng lý thuyết kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cũng như kinh nghiệm học thuật của giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tồn diện cho nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp theo cần:

- Xem xét thêm các thang đo khác nhau cho tăng trưởng kinh tế để có cái nhìn

tồn diện hơn về đóng góp của FDI, đầu tư cơng.

- Kéo dài thời gian nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu trên khắp các

tỉnh, thành phố của Việt Nam.

- Nghiên cứu kiểm định về xu hướng chuyển dịch của FDI vào từng khu vực

cụ thể như nông – lâm – ngư nghiệp, khai thác, dịch vụ,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)