.3 Chi ngân sách nhà nước năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 28 - 34)

Rõ ràng theo số liệu thống kê trên, cơ cấu chi cho đầu tư, phát triển chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tỷ trọng vốn đầu tư cơng đang có xu hướng giảm, nhất là giai đoạn 2005-2010, từ mức 47,1% năm 2005 xuống cịn 38,1% năm 2010; sau đó nhích lên chút ít trong các năm 2012 đến 2014, giảm còn 38% năm 2015 và dừng ở mức 37,6% năm 2016.

Đáng chú ý, mức tăng đầu tư công hàng năm khá cao, giai đoạn 2005-2016 chỉ có 3 năm giảm nhẹ, cịn lại đều tăng, có năm tăng tới 22,6% (2009); Giá trị tuyệt đối cũng tăng đều qua các năm, từ mức 161,6 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 316,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 và 557,5 nghìn tỷ đồng năm 2016.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư công, khoảng 50% là trực tiếp từ ngân sách nhà nước, trên 30% là vốn vay, còn lại 20% là vốn của các doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác. Vốn đầu tư từ Trung ương có xu hướng giảm dần, trong khi từ ngân sách địa phương (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương) có xu hướng tăng lên và bình quân thời kỳ 2005-2016, vốn đầu của Trung ương là 51,4%, địa phương là 48,6%, chênh lệch không đáng kể, phản ánh sự phân cấp mạnh mẽ của cơ chế đầu tư công thời gian qua.

+ Chi sự nghiệp y tế

+ Chi sự nghiệp khoa học và cơng nghệ

+ Chi văn hóa thơng tin, phát thanh truyền hình, thơng tấn thể dục thể thao

+ Chi lương hưu, đảm bảo xã hội

+ Chi sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường + Chi quản lý hành chính 76.217 10.471 12.975 122.905 91.545 118.169 5,6 0,77 0,95 9,04 6,73 8,69

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 0.01

Vốn đầu tư công phần lớn được dành cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, gồm cả hạ tầng cứng (đường giao thơng, sân bay, bến cảng, cấp thốt nước, điện, viễn thông…), lẫn hạ tầng mềm (y tế, giáo dục…). Tổng cộng các lĩnh vực này năm 2016 chiếm khoảng 53,6% tổng đầu tư cơng; trong đó, lĩnh vực vận tải, kho bãi lớn nhất (21,3%) và lĩnh vực điện, nước xếp thứ hai (14,4%). Kết quả, nhiều cơng trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng (nhất là trong giao thông, cấp điện…) được triển khai, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng nâng lên đáng kể.

Nhằm đảm bảo bền vững tài khoá, Quốc hội yêu cầu trong giai đoạn 2016-2020 giảm thâm hụt ngân sách và đảm bảo bội chi ngân sách không vượt mức 3,9% GDP, tỷ lệ này đến năm 2020 phấn đấu không quá 3,5% GDP (Niêm giám thống kê năm 2016, Tổng cục Thống kê).

2.3. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 2.3.1 Khái niệm 2.3.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tốc độ tăng trưởng được phản ánh bằng việc so sánh sự tăng trưởng (sự gia tăng quy mô sản lượng nhanh hay chậm) theo thời điểm gốc.

Ở dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).

Chỉ tiêu thể hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GNP hoặc GDP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước thơng qua cơng thức:

Trong đó:

+ GNP0, GDP0 là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời kì trước;

+ GNP1, GDP1 là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời kỳ sau.

Do có sự tồn tại của làm phát (biến động của giá cả) nên GNP, GDP được phân thành GNP, GDP thực tế và GNP, GDP danh nghĩa.

2.3.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng lạc hậu, nghèo đói, để nâng cao chất lượng cuộc sống là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế giữ vai trị then chốt, vơ cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Khi mức tăng dân số hợp lý thì tăng trưởng kinh tế sẽ là điều kiện vật chất tạo cơ hội việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống người dân. Không những thế, tăng trưởng kinh tế cịn đóng vai trị là tiền đề vật chất củng cố cho quốc phòng an ninh tại mỗi quốc gia.

Không phải bất kỳ sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Nếu tăng trưởng kinh tế quá nhanh có thể dẫn đến “trạng thái quá nóng” kéo theo lạm phát tăng vọt, làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững. Với sự tăng trưởng kinh tế quá chậm sẽ gây ra nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, việc tăng trưởng kinh tế tương ứng với khả năng của đất nước, phù hợp với mỗi thời kỳ nhất định là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển ở trạng thái tăng trưởng bền vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian dài gắn liền với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.3.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

2.3.3.1. Mơ hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo

Từ việc kế thừa tư tưởng của Malthus và A.Smith, D. Ricardo cho rằng đất đai, lao động, vốn là những yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Trong 3 yếu tố đó, ơng coi nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là đất đai vì: đất đai là yếu tố hữu hạn, nên muốn gia tăng sản xuất con người cần mở rộng diện tích trên cả những vùng đất đai xấu. Điều này dẫn đến lợi nhuận giảm nhưng chi phí tăng, giá tăng nên lương danh nghĩa tăng và kết quả là các nhà tư bản chủ nghĩa thu về mức lợi nhuận giảm. Mà lợi

nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư và đầu tư dẫn đến tăng trưởng, do lợi nhuận giảm nên tăng trưởng cũng giảm. Nhưng thực tế thu được là mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mơ hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo hồn tồn khơng cịn phù hợp để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng.

2.3.3.2. Mơ hình tăng trưởng kinh tế của K. Marx

Theo K.Marx có 04 yếu tố: lao động, đất đai, vốn và tiến bộ kỹ thuật tác động đến quá trình tái sản xuất. Marx đặc biệt chú ý đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Không giống với các loại hàng hóa thơng thường, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt đối với nhà tư bản. Hàng hóa sức lao động có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư.

Về yếu tố kỹ thuật, Marx nhận định tiến bộ kỹ thuật giúp tăng số lượng máy móc và dụng cụ lao động, nghĩa là khả năng tạo lợi nhuận có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, các nhà tư bản sẽ chia giá trị thặng dư thành hai phần: một là để tích luỹ phát triển sản xuất, hai là để tiêu dùng cho nhà tư bản. Cách chia này, giúp nhà tư bản có vốn nhiều hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật và năng suất lao động của công nhân. Marx khơng đồng tình với ý kiến “cung tạo nên cầu”, theo ông khủng hoảng kinh tế là một giải pháp để khôi phục lại thế cân bằng của nền kinh tế đã bị rối loạn. Các chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt chính sách khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có giữ vai trị quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.3.3.3. Mơ hình tân cổ điển

Các nhà kinh tế tân cổ điển khơng đồng tình với quan điểm cổ điển trước đây cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định địi hỏi những tỷ lệ nhất định về vốn và lao động. Họ cho rằng giữa 2 yếu tố vốn và lao động đều có thể thay thế cho nhau, có thể kết hợp bằng nhiều cách khác nhau giữa các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Đồng thời, họ nhận định yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế là tiến bộ khoa học kỹ thuật. Lý thuyết tân cổ điển cịn gọi là lý thuyết trọng cung do nó chú trọng đến các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Mặt khác, các nhà kinh tế tân cổ điển đồng tình với các nhà kinh tế cổ điển khi cho rằng trong thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế gặp biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố then chốt. Các nhà kinh tế tân cổ điển phủ nhận vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế.

2.3.3.4. Mơ hình tăng trưởng kinh tế J.M.Keynes

Keynes nhận định có hai đường tổng cung: đường tổng cung ngắn hạn AS-SR phản ánh khả năng thực tế và đường tổng cung dài hạn AS-LR thể hiện mức sản lượng tiềm năng. Ông khẳng định để nền kinh tế đạt trạng thái cần bằng không nhất thiết sản lượng phải đạt giá trị tiềm năng và tiêu dùng được sử dụng để xác định sản lượng. Theo Keynes, thu nhập cá nhân được sử dụng với 02 mục đích là tích luỹ và tiêu dùng. Với xu hướng chung, khi mức thu nhập tăng thì tiêu dùng sẽ giảm và tiết kiệm tăng. Việc giảm tiêu dùng ở mỗi cá nhân khiến cho cầu tiêu dùng xã hội giảm. Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến trì trệ kinh tế là việc giảm tiêu dùng, tăng tiết kiệm.

Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tư là yếu tố quyết định qui mô việc làm, khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn. Keynes sử dụng lý luận cầu quyết định việc làm và sản lượng để giải thích sự kiện những năm 30 ở các nước cơng nghiệp phương Tây có mức sản lượng thấp và thất nghiệp kéo dài. Lý thuyết này còn gọi là thuyết trọng cầu.

Keynes đưa ra kết luận thơng qua phân tích tổng quan về việc làm là muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước cần thực hiện điều tiết bằng chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng chính sách kinh tế: chính sách tiền tệ, chính sách thuế,…

2.3.3.5. Mơ hình tăng trưởng hiện đại

Các nhà kinh tế học hiện đại tán thành việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó nhà nước tham gia điều tiết có mức độ để hạn chế những tiêu cực của thị trường, thị trường tự xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Về bản chất, nền kinh tế hỗn hợp là sự kết hợp giữa học thuyết kinh tế của Keynes và học thuyết

kinh tế tân cổ điển. Kinh tế học hiện đại quan niệm, sự cân bằng kinh tế như mơ hình của Keynes, tức là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng. Trong hoạt động bình thường, nền kinh tế ln có sự hiện diện của lạm phát và thất nghiệp. Vai trò của nhà nước là xác định mức lạm phát có thể chấp nhận được và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Giao điểm tổng cung gặp tổng cầu xác định sự cân bằng của nền kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng đồng tình với mơ hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào: vốn sản xuất (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A).

2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc các nhân tố cơ bản sau:

- Vốn: Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn.

- Con người: tài năng, trí tuệ của con người là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Bằng tri thức, con người con người có thể làm chủ cơng nghệ, tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội. Vì vậy, việc đầu tư cho phát triển phải được đặc biệt quan tâm vì giáo dục là nền tảng phát huy nhân tố con người.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất khơng thể khơng kể đến là đất đai, khống sản, rừng và nguồn nước. Tài ngun thiên nhiên có vai trị quan trọng để phát triển kinh tế, như đất nước Ả Rập Xê Út có mức thu nhập cao hoàn toàn dựa vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ được thiên nhiên ưu đãi. Nhưng đó chỉ là ngoại lệ, ngoại lệ của các nước sản xuất dầu mỏ chứ không phải quy luật. Nhật Bản đã chứng tỏ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là lợi thế chứ không phải yếu tố quyết định thu nhập của một quốc gia. Nhật Bản gần như khơng có tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên gặp thiên tai nhưng nhờ tập trung cho sản xuất nên nền kinh tế vẫn đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.

- Khoa học và công nghệ: tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là tăng thêm lao động và tư bản, cũng không phải là sự sao chép giản đơn từ năm này qua năm

khác. Nó là q trình khơng ngừng phát triển, không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ là động lực của phát triển kinh tế, là lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Cơ cấu kinh tế: là yếu tố quyết định đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: Thể chế chính trị ổn định, tiến bộ kết hợp với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Tóm lại, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ngồi việc sử dụng có hiệu quả các nhân tố trong nước bao gồm vốn, con người, khoa học công nghệ, cần tạn dụng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

2.3.5. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Sau cuộc cải cách kinh tế và chính trị năm 1986, Việt Nam bước sang một bước ngoặc mới, kinh tế từng bước phục hồi và thay đổi nhanh chóng. Từ 1980 đến 2016 có thể phân thành các thời kỳ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)