(Nguồn CIA)
Từ năm năm 2010 đến năm 2015, nợ công so với GDP đã thay đổi từ 51,7% lên 61% trong đó: nợ chính quyền địa phương khoảng 0,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh là
10,9% và nhiều nhất là nợ Chính phủ 49,2%. Dù tăng trưởng kinh tế đáng kể nhưng Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất, tăng khoảng 10% trong 5 năm qua. Như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại về bền vững tài khố, nợ cơng trên GDP có thể vượt trần cho phép, (Chi tiêu công Việt Nam bội chi ngân sách lớn, nợ công ở mức cảnh báo, Hằng Nga, ngày 3/10/2017, Báo đấu thầu).
Hiện nay, nợ công Việt Nam vẫn thuộc ngưỡng cho phép nhưng đang đối mặt với nhiều rủi ro. Bội chi ngân sách khá cao với mức bình quân khoảng 6% GDP trong giai đoạn 2011 – 2015. Cơ cấu chi cũng thay đổi theo hướng chi thường xuyên ngày càng tăng. Giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong khoảng 63%-37% đến giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ này thay đổi khoảng 70%-30%. Tốc độ chi cho an sinh xã hội khơng kể tiền lương đã tăng bình qn 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng của thu và chi ngân sách. Giai đoạn 2009-2012, tỷ trọng chi lương so với GDP tăng 6,2% năm 2009 và lên đến 7,3% năm 2012. Đáng lưu ý, tốc độ tăng chi lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chi bình quân. Quỹ lương chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng số lượng công chức, viên chức. So với quốc tế, tỷ lệ chi lương cho công chức, viên chức của Việt Nam chưa quá cao nhưng cần phải cân nhắc nếu xu hướng chi lương tiếp tục tăng nhanh. Chi đầu tư của Việt Nam ở mức cao so với khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2006- 2010, chi đầu tư từ NSNN so với tổng đầu tư toàn xã hội là 28,4%. Đến giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ này tăng nhẹ đạt mức 29,1%.
Xét theo cơ cấu chi của nhà nước Chi ngân sách nhà nước năm 2016:
Các mục chi Số tiền chi
(tỷ đồng)
Cơ cấu chi (%)
Chi đầu tư phát triển 268.181 19,72
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, trong đó : + Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
836.764 195.635
61,52 14,38