.5 Tóm tắt các các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 44 - 53)

S T T

Tác giả Thời gian

Bài nghiên cứu Dữ liệu/ phương pháp

Kết quả nghiên cứu

01 Balasubra manyam

et al.

1996 Ảnh hưởng của

FDI vào quá

trình tăng trưởng theo hiệu quả của chính sách thương mại được

46 quốc gia

đang phát

triển

Tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn các nước chấp nhận chiến lược nhập khẩu.

các nước tiếp nhận thông qua.

02 De Mello 1999 Tăng trưởng đầu

tư trực tiếp từ

nước ngoài:

bằng chứng từ chuỗi thời gian và dữ liệu bảng Mẫu là 32 quốc gia trong giai đoạn 1970- 1990

Thông qua chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động, FDI có thể góp phần tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại 03 Pradeep

Agrawal

2000 Tác động kinh tế

của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Á Dữ liệu từ 5 quốc gia Nam Á: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal

Có tồn tại mối quan hệ giữa đầu tư nước ngồi và trong nước. Dịng vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng GDP là tiêu cực trước năm 1980; tích cực giữa thập niên 1980 và tác động tích cực mạnh mẽ hơn vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990.

04 Choe 2002 Nghiên cứu mối

quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

Dữ liệu của 80 quốc gia.

Tác động nhân quả của FDI đến tăng trưởng kinh tế là yếu.

05 Durham 2004 Khả năng hấp

thụ và sự đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư danh mục vốn cổ phần 18 quốc gia OECD và 62 quốc gia không thuộc OECD trong giai đoạn 1979-1998 Mức độ thu hút về thể chế và tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả của tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế.

vào tăng trưởng kinh tế 06 Henrik Hansen và John Rand 2004 Về mối quan hệ

nhân quả giữa FDI và tăng trưởng ở các nước đang phát triển 31 quốc gia đang phát triển

-Giữa FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả 2 chiều.

-FDI có tác động đến GDP thông qua chuyển giao tri thức và áp dụng các công nghệ mới.

07 Landau 1986 Chính phủ và

tăng trưởng kinh tế ở các nước kém phát triển: Nghiên cứu thực nghiệm cho những năm 1960-1980 96 quốc gia trong các khoảng thời gian giữa năm 1961 và năm 1976

Mỗi loại chi tiêu của chính phủ có tác động tiêu cực hoặc ảnh hưởng tích cực khơng đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế.

08 Grier và Tullock 1989 Tăng trưởng kinh tế xuyên quốc gia 24 nước OECD giai đoạn 1951- 1980 và 89 nước khác trong giai đoạn 1961- 1980 Sự tương quan tích cực giữa tăng trưởng của chính phủ trên GDP và tăng trưởng kinh tế tại các nước châu Á nhưng là tiêu cực ở các nước OECD, châu Phi và châu Mỹ. 09 Devaraja

n và các cộng sự

1996 Thành phần chi

tiêu công và tăng trưởng kinh tế

43 nước

đang phát

triển trong

-Sự gia tăng tỷ trọng của chi thường xuyên có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng.

giai đoạn 1970-1990

-Chi đầu tư của chính phủ tác động khơng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

10 Vũ Thị

Minh Luận

2012 Đánh giá tác

động của chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Số liệu của Việt Nam từ 2006-2012

Trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế chịu tác động tích cực từ chi thường xuyên và tiêu cực từ các khoản mục chi đầu tư.

11 Sử Đình Thành

2013 Hiệu ứng

ngưỡng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam – kiểm

định bằng phương pháp bootstrap Số liệu của Việt Nam từ năm 1989- 2011

-Giữa tăng trưởng kinh tế, chi tiêu công tổng thể, chi thường xuyên có mối quan hệ phi tuyến ở Việt Nam, lần lượt mức ngưỡng là 28%GDP và 19%GDP. 12 Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn 2014 Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á. 9 quốc gia Đông Nam Á : Brunei, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam ở

-Chi tiêu cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á (chi tiêu công cho y tế và an ninh xã hội tác động cùng chiều; chi tiêu công cho giáo dục tác động ngược chiều).

-Lạm phát, độ mở nền kinh tế tác động ngược chiều; vốn đầu tư trực tiếp

giai đoạn 1995-2012.

nước ngoài tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế.

13 Manh Vu Le,

Terukazu Suruga

2006 Đầu tư trực tiếp

nước ngồi, chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm trong giai đoạn 1970- 2001 105 nước đã và đang phát triển trong giai đoạn 1970-2001.

-Chi đầu tư cơng và FDI có tác động tích cực, chi thường xuyên tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

- FDI tác động yếu đối với tăng trưởng kinh tế khi tỷ lệ đầu tư công vượt quá 8- 9%.

PHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu lý thuyết để khái quát những lý luận cơ bản về FDI, chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế. Tác giả, sử dụng dữ liệu cấp tỉnh của 08 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang). Các dữ liệu thứ cấp được lấy từ Niêm giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê Thành phố cho khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2016.

3.2. Mơ hình nghiên cứu

- Bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết mơ hình tăng trưởng nội sinh trong đó sự thay đổi liên tục tạo thành khái niệm vốn rộng, xem yếu tố con người và tiến bộ công nghệ là yếu tố nội sinh, đề cao vai trò của tiết kiệm và ngân sách là tác động then chốt đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của Manh Vu Le và Terukazu Suruga (2006) về tác động của đầu tư trực tiếp ngồi, chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế ở 105 nước đã và đang phát triển giai đoạn 1970-2001. Tác giả áp dụng mơ hình nghiên cứu của Manh Vu Le và Terukazu Suruga (2006) vào 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam để xem xét FDI hay chi tiêu cơng đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế. Mơ hình kinh tế lượng được sử dụng ở bài nghiên cứu là hàm tuyến tính Growthi phụ thuộc vào FDI, chi đầu tư công, chi thường xuyên và đầu tư trong nước. Hàm hồi quy có dạng:

Growthi = a + b1 Pubcapit + b2 Pubcurit + b3 Pricapit + b4FDIit + ∑𝟒 𝐛𝐣𝐃𝟏𝐣

𝐣=𝟏 + c1 oda +d1 edu +εit

Trong đó: i (=1, 2, ...,8) ký hiệu cho tỉnh, thành phố; t (= 2009, 2010, ..., 2016) ký hiệu cho năm tác động và J (=0,1) tương ứng với các tỉnh, thành phố được phân thành 2 loại: ứng với J= 0 là nhóm tỉnh, thành phố có thu nhập trung bình thấp, gồm: Bình Phước, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An; ứng với J= 1 là nhóm tỉnh, thành phố có thu nhập trung bình cao, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai.

+ Biến Growthi là biến phụ thuộc trong mơ hình, biến đại diện cho tăng trưởng bình quân đầu người cho tỉnh, thành phố;

+ Biến Pubcapit, Pubcurit, Pricapit, và FDIit là tỉ lệ của chi tiêu đầu tư công hàng năm, chi tiêu thường xuyên, vốn tư nhân và FDI tương ứng trên GDP;

+ Biến D1 là biến giả mức thu nhập trên GDP ;

+ Biến Oda là tỷ lệ viện trợ phát triển kinh tế chính thức trên GDP; + Biến Edu là học sinh nhập học trung học;

+ εit là sai số.

Biến GDP, Edu trong mơ hình được tính tốn dưới dạng logarit cơ số tự nhiên.

- Mô tả biến:

+ Growth: Là biến phụ thuộc trong mơ hình, đại diện cho kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định ; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương.

+ Pubcap (chi tiêu đầu tư công hàng năm): Là việc gia tăng vốn cho xã hội, thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện. Đầu tư cơng là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Đầu tư công là một bộ phận quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học chính thống cho rằng, đầu tư cơng có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thơng qua số nhân tài chính. Vì vậy, đầu tư cơng có vai trị quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Pubcur (chi tiêu thường xuyên): gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mơ và cơ cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Với xu thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà nước ngày càng gia tăng chính vì vậy chi thường xun cũng có xu hướng mở rộng.

+ Pricap (vốn tư nhân): bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp, các hợp tác xã. Quy mơ của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển

của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp; thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của Nhà nước thơng qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội.

+ FDI (nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài): việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngồi mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, cơng nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng lớn đối với q trình cơng nghiệp hố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư .

+ ODA (hỗ trợ phát riển chính thức): là sự hỗ trợ về tài chính của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Theo Nghị định số 87/CP ngày 5-8- 1997 của Chính phủ nước ta thì ODA bao gồm các khoản tiền viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay ưu đãi với phần khơng hồn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vay. Mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

+ Edu (giáo dục): là yếu tố quan trọng trong công cuộc tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế của một quốc gia. Giáo dục vừa trực tiếp đào tạo ra đội ngũ lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao; vừa bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ đào tạo. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

3.3. Phương pháp ước lượng và lựa chọn mơ hình

Với dữ liệu 8 tỉnh, thành phố trong thời gian 8 năm từ 2009-2016, tác giả tiến hành phân tích định lượng thơng qua sử dụng 3 mơ hình: mơ hình hồi quy OLS với dữ liệu bảng (Pooled OLS – POLS), mơ hình hồi quy có ảnh hưởng bởi các yếu tố cố định (Fixed Effect Model – FEM), và mơ hình hồi quy có ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi (Random Effect Model – REM) chạy trên phần mềm Stata 14. Từ kết quả

hồi quy, tác giả tiến hành so sánh sự khác biệt giữa các mơ hình thơng qua các kiểm định Hausman, kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định F-Test để chọn mơ hình tối ưu nhất. Sau đó, tác giả tiến hành hồi quy ngưỡng theo mơ hình Threshold thơng qua việc thay đổi giá trị biến pubcap từ 1%, 2%, 3%,…10% để xác định tỷ lệ nào thì tương tác giữa vốn đầu tư nước ngồi và đầu tư cơng là tốt nhất để thúc đẩy kinh tế.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Kết quả nghiên cứu được chia thành hai phần chính: phần thứ nhất trình bày kết quả ước lượng của ba mơ hình hồi quy OLS với dữ liệu bảng (Pooled OLS – POLS), mơ hình hồi quy có ảnh hưởng bởi các yếu tố cố định (FEM), và mơ hình hồi quy có ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi (REM). Tác giả thực hiện một số kiểm định nhằm lựa chọn mơ hình tốt nhất bao gồm kiểm định Hausman, kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định F-Test. Phần thứ hai, tác giả thực hiện với mơ hình hồi quy Threshold.

4.1. Mơ hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM

Trong bộ dữ liệu thu thập, dữ liệu bảng (panel data) được cấu trúc từ hai biến là biến i - tỉnh,thành phố và biến t - năm quan sát. Các mơ hình xây dựng bao gồm Pooled OLS, FEM và REM. Mức ý nghĩa được lựa chọn ở mức 0.05 hay 5%. Hệ số ước lượng được trình bày cho từng biến độc lập, bao gồm tỷ lệ chi tiêu đầu tư công trên GDP (pubcap), tỷ lệ chi tiêu thường xuyên trên GDP (pubcur), tỷ lệ đầu tư của khu vực tư nhân trên GDP (pricap), tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trên GDP (FDI), biến giả thể hiện mức thu nhập (d1), tỷ lệ thu viện trợ trên GDP (oda), và số lượng học sinh trung học được logarit tự nhiên (ln_edu). Biến phụ thuộc là giá trị GDP theo từng tỉnh thành và theo năm được logarit tự nhiên (ln_gdp).

Kết quả mơ hình hồi quy Pooled OLS, FEM, và REM được thể hiện trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)