.4 Vị trí địa lý Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 37 - 38)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền

Giang. Diện tích vùng khoảng 30.585,7 km2 (chiếm 9,23% diện tích cả nước). Hạt

nhân vùng là 3 cực Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hịa - Vũng Tàu. Vùng có bản lề giữa miền đất cao cuối cùng thuộc Đơng Nam Bộ và vùng trũng đồng bằng có các sơng Đồng Nai, Sài Gịn, Vàm Cỏ; gắn với Đồng bằng sơng Cửu Long rộng lớn ở phía tây; ranh giới được phân định bằng một đứt gãy địa chất lớn và được biểu hiện rõ nét bởi sông Thị Vải, trung và thượng lưu sơng Sài Gịn. Lãnh thổ này cịn được

kéo dài ra biển với thềm lục địa rộng hàng trăm ngàn km2 và vùng đặc quyền kinh tế

rộng lớn. Bốn phía của vùng tiếp giáp với khơng gian kinh tế đa dạng và phong phú: phía đơng là vùng biển giàu tài ngun dầu khí, hải sản với cảng biển lớn trong giao lưu quốc tế; phía tây với vùng nơng - lâm nghiệp phong phú và là cửa ngõ đường bộ chính đi Campuchia, Thái Lan; phía bắc là miền Trung, Tây Nguyên giàu tiềm năng về cây cơng nghiệp, lâm sản, khống sản; phía nam giáp Đồng bằng sơng Cửu Long là vựa lúa, vựa cây trái lớn của cả nước. (Giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sách giáo khoa địa lý lớp 12).

Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng gồm: dầu khí, giày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép,…Vùng là một trong những trung tâm năng lượng chủ chốt của cả nước, cung cấp 30% tổng công suất điện năng cả nước nhờ Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước. Vùng là nơi hoạt động dịch vụ và thương mại năng động nhất cả nước. Vùng có tốc độ đơ thị hóa đạt khoảng 5 - 7%/năm, cũng là vùng đơ thị có quy mơ lớn trong khu vực Đông Nam Á.

2.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng

Về các hoạt động kinh tế, so với cả nước, vùng chỉ chiếm hơn 9% diện tích, 15,83% dân số, nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lại chiếm 36,7%. Nếu tính GDP của các khu vực. Trên địa bàn thu hút 54,9% số dự án đầu tư nước ngồi, hơn 60% các khu cơng nghiệp của cả nước (Tổng cục thống kê, 2016). Sau hơn 20 năm đổi mới, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có bước phát triển vượt bậc, lũy kế đến 31/12/2016, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút tổng cộng 12.933 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 139.066 triệu USD (chiếm 53,9% cả nước về số dự án và 40,7% cả nước về số vốn đăng ký).

Tính lũy kế đến 31/12/2016, đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo địa phương như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam, giai đoạn 2007 2016 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)