Chỉ tiêu
Thời kỳ bình ổn kinh tế
(1986 – 1991)
Thời kỳ tăng trưởng phục hồi (1992 – 1997) Thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu (1998 – 2007) Thời kỳ suy giảm tăng trưởng (2008 -2016) Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thấp, chỉ đạt 2,8%-5,8% Từng bước phục hồi và tăng mạnh khoảng 8,1%-9,5% Tăng bền vững từ 4,8%-8,5% Suy giảm từ 5%- 6,8% Tương quan giữa cầu nội địa và cầu
Cầu nội địa là chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu/GDP thấp khoảng
Cầu nước ngoài bổ sung cầu nội địa, tỷ lệ xuất khẩu/GDP
khoảng 34,2% (năm 1997)
Cầu nước ngoài chiếm ưu thế, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng vọt khoảng 68,4% (năm 2007)
Cầu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế, tỷ lệ xuất
nước ngoài 26,3% (năm 1991) lẹn đến 80% (từ năm 2011) Hiệu quả nền kinh tế Sức ì của hệ thống tập trung cịn lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp
Nhờ cải cách kinh tế hiệu quả kinh tế đã tăng
Hiệu quả giảm dần Hiệu quả vẫn
chưa cải thiện
Tiết kiệm và đầu tư
Khơng có tích lũy, đầu tư chiếm gần 18% GDP chủ yếu từ nguồn vốn vay quốc tế
Bắt đầu có tích lũy, đầu tư tăng từ cả nguồn tiết kiệm trong nước và nước ngồi, chiếm khoảng 35% GDP
Tích lũy tăng, đầu tư tăng lên đến 46,5% GDP (năm 2007)
Tích lũy và đầu tư cùng giảm, tỷ lệ đầu tư chỉ còn gần 30% (năm 2016)
Sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo ngành
Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 40,5% GDP
Nơng, lâm, ngư nghiệp giảm xuống cịn 28%. Ngành dịch vụ được chú trọng khoảng 40%, công nghiệp - xây dựng với 32% GDP
Nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục giảm chỉ còn 19%, trong khi dịch vụ là 39% và công nghiệp - xây dựng là 42%
Hầu như không thay đổi
Lạm phát Cao, chỉ số CPI khoảng 66,1%– 875,6%
Giảm mạnh, chỉ số CPI trong khoảng 3,6%-17,6%
Tăng dần từ mức -0,6 (năm 2000) đến 12,6% (năm 2007)
Cao hơn so với giai đoạn 1992 - 2007
(Nguồn: Tổng cục Thống kê; Hội Kinh tế Việt Nam, 2016; APO, 2016) Tăng trưởng kinh tế nước ta qua các thời kỳ cho thấy sự tăng trưởng không bền vững. Cấu trúc nền kinh tế thiếu cân đối, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, lao động và vốn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng, sản xuất trong nước. Tăng trưởng kinh tế cịn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Nhìn chung, tăng trưởng
kinh tế của nước ta đang dựa trên nền tảng của những nhân tố có chất lượng thấp, vận hành thiếu ổn định, nợ xấu chưa giải quyết, mất cân đối tài khóa.
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam qua các năm (Nguồn: Tổng cục Thống kê, các năm)
2.4. Tìm hiểu chung về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2.4.1. Đặc điểm Vùng 2.4.1. Đặc điểm Vùng
Hình 2.4 Vị trí địa lý Vùng
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền
Giang. Diện tích vùng khoảng 30.585,7 km2 (chiếm 9,23% diện tích cả nước). Hạt
nhân vùng là 3 cực Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hịa - Vũng Tàu. Vùng có bản lề giữa miền đất cao cuối cùng thuộc Đơng Nam Bộ và vùng trũng đồng bằng có các sơng Đồng Nai, Sài Gịn, Vàm Cỏ; gắn với Đồng bằng sơng Cửu Long rộng lớn ở phía tây; ranh giới được phân định bằng một đứt gãy địa chất lớn và được biểu hiện rõ nét bởi sông Thị Vải, trung và thượng lưu sơng Sài Gịn. Lãnh thổ này cịn được
kéo dài ra biển với thềm lục địa rộng hàng trăm ngàn km2 và vùng đặc quyền kinh tế
rộng lớn. Bốn phía của vùng tiếp giáp với khơng gian kinh tế đa dạng và phong phú: phía đơng là vùng biển giàu tài ngun dầu khí, hải sản với cảng biển lớn trong giao lưu quốc tế; phía tây với vùng nông - lâm nghiệp phong phú và là cửa ngõ đường bộ chính đi Campuchia, Thái Lan; phía bắc là miền Trung, Tây Nguyên giàu tiềm năng về cây cơng nghiệp, lâm sản, khống sản; phía nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cây trái lớn của cả nước. (Giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sách giáo khoa địa lý lớp 12).
Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng gồm: dầu khí, giày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép,…Vùng là một trong những trung tâm năng lượng chủ chốt của cả nước, cung cấp 30% tổng công suất điện năng cả nước nhờ Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước. Vùng là nơi hoạt động dịch vụ và thương mại năng động nhất cả nước. Vùng có tốc độ đơ thị hóa đạt khoảng 5 - 7%/năm, cũng là vùng đơ thị có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á.
2.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng
Về các hoạt động kinh tế, so với cả nước, vùng chỉ chiếm hơn 9% diện tích, 15,83% dân số, nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lại chiếm 36,7%. Nếu tính GDP của các khu vực. Trên địa bàn thu hút 54,9% số dự án đầu tư nước ngoài, hơn 60% các khu công nghiệp của cả nước (Tổng cục thống kê, 2016). Sau hơn 20 năm đổi mới, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có bước phát triển vượt bậc, lũy kế đến 31/12/2016, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút tổng cộng 12.933 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 139.066 triệu USD (chiếm 53,9% cả nước về số dự án và 40,7% cả nước về số vốn đăng ký).
Tính lũy kế đến 31/12/2016, đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo địa phương như sau:
Hình 2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngồi phân theo địa phương (Nguồn: Tổng cục Thống kê) (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Riêng năm 2016, các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép như sau:
Hình 2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép năm 2016 (Nguồn: Tổng cục thống kê) (Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Một số tồn tại, hạn chế của vùng:
+ Ngành công nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa đồng bộ, không bền vững, cơ cấu công nghiệp chưa hợp lý; cơng nghiệp hóa hiện đại hóa chưa được thực hiện đồng thời. Trong thời gian qua, sự tăng trưởng của vùng chủ yếu do đóng góp của ngành cơng nghiệp khai thác dầu khí, ngành cơng nghiệp chế tác và cơng nghiệp bổ trợ chưa được quan tâm đúng mức.
+ Công tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung còn yếu kém, chưa tạo sự gắn kết thống nhất, đồng bộ. Cơ chế phối hợp giữa ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các tổ điều phối của bộ, ngành, trung ương, các địa phương trong vùng cịn hạn chế trong q trình điều phối tịan vùng.
+ Khả năng ứng dụng công nghệ cao chậm, việc đổi mới công nghệ chưa được chú trọng đúng mức. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ tập trung vào công nghệ gia công, lắp ráp, nguyên liệu đa số phải nhập nên việc phát triển cơng
nghệ chỉ dừng lại ở trình độ trung bình so với thế giới. Đối với doanh nghiệp trong nước vấn đề công nghệ, giải pháp mới, ứng dụng công nghệ cao chưa được quan tâm đúng mức.
+ Lao động ngoài vùng ồ ạt di chuyển vào khơng thể kiểm sốt, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh tập trung hơn 80 vạn lao động. Việc di dân quá nhanh vào Vùng khiến cho khả năng đáp ứng về điện, nước, giáo dục, y tế,...trở nên quá tải, gây ra những hậu quả về kinh tế, xã hội, môi trường. Một số tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm, cờ bạc diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng. Việc đào tạo nguồn nhân lực cao, có tay nghề chưa được quan tâm dẫn đến mâu thuẫn giữa thừa lao động nhập cư nhưng lại thiếu lao động có tay nghề. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê, đến cuối năm 2016, Vùng có hơn 11 triệu lao động đang làm việc chiếm 20,3% trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước.
2.5. Các nghiên cứu trước về tác động đầu tư trực tiếp nước ngồi, chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế công và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu trong kinh tế phát triển, cả trên phương diện lý thuyết và kiểm định thực nghiệm. Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Romer (1986), Lucas (1988), Barror (1991), Mankiw, Romer và Weil (1992), Barro và Sala-i-Martin (1995) đều cho rằng FDI là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế về lâu dài. Lý thuyết này đặt nền tảng cho những nghiên cứu sau này khi giải thích sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia. Theo lý thuyết chiết trung được phát triển bởi Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp khác để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này nói rằng việc thu hút vốn FDI phụ thuộc nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Trong ngắn hạn có thể chưa xác định rõ mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế nhưng trong dài hạn chúng có liên quan chặt chẽ với nhau nghĩa là một quốc gia mà tiết kiệm trong nước không đủ để đầu tư tài chính trong nước thì sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn từ nước ngoài. Bằng việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư công nghệ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này, được Borensztein và cộng sự khẳng định rằng FDI là
phương tiện quan trọng để chuyển giao công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn so với đầu tư trong nước. Theo Rappaport (2000), FDI khơng những tác động tích cực đến sản phẩm đầu ra ở các công ty nhận đầu tư mà ảnh hưởng đến hầu hết các công ty tại nước nhận đầu tư theo hiệu ứng lan tỏa công nghệ. Theo quan điểm của Huang (1998,2003), Braunstein và Epstein (2002) lại cho rằng FDI lấn át DI. Với lợi thế về cơng nghệ, chi phí giao dịch, trợ cấp từ thuế và vơ số các lợi thế vơ hình khác kết hợp với quyền kiểm soát cung cấp nguyên liệu đầu vào, các cơng ty đa quốc gia có lợi thế lớn trong cạnh tranh với các cơng ty sở tại. Trong dài hạn, nguồn vốn FDI dần thay thế nguồn vốn DI. Tuy nhiên, sự tác động của FDI cịn tùy thuộc vào mơi trường đầu tư và chế độ thương mại của mỗi nước. Tóm lại, nguồn vốn trong nước ln là nguồn lực chính trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trị của nguồn vốn nước ngồi đặc biệt là nguốn vốn FDI. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngồi có mối quan hệ bổ sung, thay thế cho nhau, tùy từng giai đoạn, thời kỳ mà chúng có tác động qua lại ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia.
Balasubramanyam et al. (1996), Borensztein et al. (1998) và Durham (2004) điều tra sự liên kết giữa tăng trưởng và FDI. Các nghiên cứu đều nhận định, FDI tác động tích cực trong q trình chuyển giao tiến bộ cơng nghệ và vốn con người của nước tiếp nhận. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của FDI mà mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế sẽ khác nhau. Balasubramanyam et al. (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của FDI vào quá trình tăng trưởng theo hiệu quả của chính sách thương mại của các nước tiếp nhận thông qua. Sử dụng dữ liệu chéo của 46 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970-1985 đưa ra kết luận tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn các nước chấp nhận chiến lược nhập khẩu. Còn Borensztein et al. (1998) cho rằng chỉ khi nào nước tiếp nhận có nguồn vốn con người đủ mạnh thì FDI mới có hiệu quả. Về nghiên cứu của Durham (2004) đã thử nghiệm một loạt các kết hợp tuyến tính có thể có của FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế và một số các biến nghi ngờ ảnh hưởng như tỷ lệ giáo dục, các biến tài chính, thể chế (vốn hóa thị trường chứng khốn so với GDP, chỉ số về quyền
sở hữu, chỉ số tham nhũng) thông qua 18 mẫu quốc gia OECD và 62 quốc gia không thuộc OECD trong giai đoạn 1979-1998. Kết quả của ông cho thấy mức độ thu hút về thể chế và tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả của tác động tích của của FDI lên tăng trưởng kinh tế.
Choe (2002) sử dụng dự liệu bảng nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp kiểm tra truyền thống được phát biểu bởi Holtz- Eakin và cộng sự (1988) sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia. Kết quả cho thấy tác động nhân quả của FDI đến tăng trưởng kinh tế là yếu. Nghiên cứu của Hansen và Rand (2004) qua việc sử dụng mẫu là 31 quốc gia đang phát triển với dữ liệu bảng, cho kết quả là giữa FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả 2 chiều. Họ chứng minh FDI có tác động đến GDP thơng qua chuyển giao tri thức và áp dụng các công nghệ mới. Mahmoud al-Iriani và Fatima Al-Shami (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng của 6 quốc gia vùng Vịnh thơng qua phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Kết quả thu được cũng là mối quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này. Nghiên cứu của Yasmine Merican (2009) về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế cho 4 quốc gia Đông Nam Á trong thời kỳ 1970-2001 bằng việc sử dụng phương pháp ARDL. Kết quả thu được, trong dài hạn FDI có tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế ở Indonesia và Malaysia. Nhưng ở Thái Lan, Philippines FDI khơng có tác động mà thay vào đó DI có vai trị quan trọng, tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Soltani Hassen và Ochi Anis (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế với dữ liệu chuỗi thời gian trong gian đoạn 1975-2009 tại Tunisia. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tác động của FDI với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế của Tunisia cụ thể là tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Tác giả kiểm định tính dừng cho các biến, sau đó kiểm định có đồng liên kết nên sử dụng mơ hình ECM (dựa trên mơ hình nghiên cứu của Enisan Akinlo (2004) cho các biến phát triển tài chính, FDI, nguồn nhân lực, độ mở thương mại và GDP thực. Phân tích thực nghiệm tập trung vào 3 bước: kiểm định tính dừng cho thấy các biến đều không dừng, và khi lấy sai phân bậc 1 thì tất cả các biến đều dừng. Tiếp theo tác giả kiểm định đồng liên kết thì tìm thấy có 1 quan hệ đồng liên kết giữa các
biến, chứng tỏ có mối quan hệ trong dài hạn giữa phát triển tài chính, FDI, nguồn nhân lực, độ mở thương mại và GDP thực. Tiếp theo tác giả sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM và đưa ra kết luận có mối quan hệ dài hạn giữa GDP thực và FDI, cụ thể là trong dài hạn FDI tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Tình hình chính trị ổn định ở Tunisia cũng như các chính sách về miễn giảm thuế cho các đầu tư nước ngồi của chính phủ nước này đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, bài viết cịn cho thấy các yếu tố về con người, phát triển tài chính cũng có tac động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế nhưng ngược lại tự do hóa thương mại lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở Tunisia.
Xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng, Kormerdi và Meguire (1985), và Barro (1991) cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Cả 2 nghiên cứu cùng sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội trên dự liệu thu thập từ nhiều nước trên thế giới. Nhưng kết quả thu được hoàn toàn trái ngược, Kormerdi và Meguire (1985) kết luận tăng trưởng kinh tế không chịu tác động từ chi tiêu chính