Nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Đo lường hành vi tránh thuế
Phương pháp hồi
quy Kết quả nghiên cứu
Desai và Hines (2002)
850 doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp có hành vi tránh thuế sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động
cũng như giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Desai và Dharmapala
(2009)
862 doanh nghiệp trong giai đoạn 1993-2001 ở Mỹ Phương pháp chênh lệch giá trị sổ sách của thuế Phương pháp hồi quy OLS
Hành vi tránh thuế không thể hiện ảnh hưởng đáng kể đến giá trị doanh
nghiệp. Nhưng chất lượng quản trị doanh nghiệp càng cao (được thể hiện qua tỷ lệ sở hữu tổ chức lớn hơn
60%) thì hành vi tránh thuế sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện giá trị
doanh nghiệp Chen và Gong (2012) Các doanh nghiệp ở Mỹ từ 1980-2007 Phương pháp chênh lệch giá trị sổ sách của thuế Phương pháp hồi quy OLS
Hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp tồn tại mối quan hệ phi tuyến,
Simone và Stomberg (2012) 2979 doanh nghiệp ở Mỹ với tổng số quan sát 24493 Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
nâng cao giá trị doanh nghiệp
Wahab và Holland (2012)
196 doanh nghiệp ở Anh từ năm 2005-2007
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp có hành vi tránh thuế càng nhiều thì sẽ càng làm suy
giảm giá trị của doanh nghiệp
Chen và các cộng sự (2014)
Các doanh nghiệp ở Trung Quốc trong giai
đoạn 2001-2009
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp có hành vi tránh thuế càng nhiều thì sẽ càng làm suy
giảm giá trị của doanh nghiệp Kawor và
Kportorgbi (2014)
23 doanh nghiệp ở Ghana trong giai đoạn
từ năm 2000-2011
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
nâng cao giá trị doanh nghiệp
Ftouhi và các cộng sự (2015)
73 doanh nghiệp ở Châu Âu từ năm 2008-
2012
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
nâng cao giá trị doanh nghiệp
Lestari và Wardhani
221 doanh nghiệp ở Indonesia từ năm 2010-
Phương pháp chênh
lệch giá trị sổ sách Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
càng cao, có tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị có trình độ chun mơn
càng cao thì khi thực hiện hành vi tránh thuế sẽ giúp gia tăng giá trị
doanh nghiệp càng cao
Assidi và các cộng sự (2016)
Các doanh nghiệp ở Tunisia trong 11 năm
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy OLS
Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
nâng cao giá trị doanh nghiệp
Chen và các cộng sự (2016)
Các doanh nghiệp ở Trung Quốc trong giai
đoạn 2004-2012
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Mơ hình phương trình cấu trúc (structural equation
modeling)
Các doanh nghiệp có hành vi tránh thuế càng nhiều sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện các hành vi tránh thuế với mục đích tạo ra nhiều cơ hội
tăng trưởng và từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận thì kết quả sẽ làm gia tăng giá
trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
Goh và các Các doanh nghiệp ở
Mỹ trong giai đoạn Phương pháp tỷ lệ Phương pháp hồi Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
Ogundajo và Onakoya (2016)
10 doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Nigeria
trong giai đoạn 2005- 2014
Phương pháp tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
Phương pháp hồi quy FGLS
Các doanh nghiệp tránh thuế càng nhiều thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 02
Chương 02 trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản về hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp, đồng thời qua đó có thể thấy rằng hành vi tránh thuế có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp thông qua hai cách khác nhau. Cách đầu tiên tuân theo lý thuyết hợp tác giữa các cổ đông và nhà quản lý và cho rằng hành vi tránh thuế sẽ giúp cải thiện giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết này lập luận rằng, khi thực hiện tốt các chiến lược tránh thuế, các nhà quản lý có thể gia tăng uy tín hoặc triển vọng nghề nghiệp do cải thiện giá trị của doanh nghiệp nhờ vào sự suy giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trong khi đó, lý thuyết đại diện cho rằng hành vi tránh thuế sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết này lập luận rằng, do mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản lý và các cổ đơng, do đó các nhà quản lý khơng thực hiện hành vi tránh thuế hoặc thực hiện hành vi tránh thuế nhưng khơng vì mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp mà sử dụng các nguồn lực cho lợi ích cá nhân hoặc xây dựng một “đế chế” riêng cho họ, khi đó có thể sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi cũng cho rằng tồn tại một mức thuế tối ưu mà ở đó giá trị doanh nghiệp được tối đa hóa. Hơn thế nữa, có thể thấy rằng đầu tư, quy mơ, địn bẩy, chất lượng dồn tích và chất lượng kiểm tốn là các yếu tố quan trọng giải thích giá trị doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng bộ dữ liệu dạng bảng cân đối (Balanced panel data). Các số liệu trong luận văn này được thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), với nguồn cơ sở dữ liệu được tổng hợp bởi FiinPro từ năm 2010 đến 2017.
Từ cơ sở dữ liệu của gần 700 doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2017, luận văn xây dựng mẫu nghiên cứu như sau:
Bước thứ nhất, luận văn thực hiện loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính gồm các ngân hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp chứng khoán và các quỹ đầu tư ra khỏi mẫu nghiên cứu của luận văn. Bởi vì các doanh nghiệp hoạt động ở ngành này có tính chất đặc thù ngành, cách hạch toán và các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khơng phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn đặt ra ban đầu. Do đó, mẫu nghiên cứu của luận văn chỉ bao gồm số liệu của các doanh nghiệp phi tài chính.
Bước thứ hai, luận văn tiếp tục thực hiện loại bỏ các doanh nghiệp khơng có thơng tin, thiếu hoặc mất dữ liệu (dữ liệu không liên tục) và các doanh nghiệp chỉ mới niêm yết tại HOSE và HNX kể từ năm 2011 ra khỏi mẫu nghiên cứu để đảm bảo các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu phải tối thiểu 08 quan sát (theo năm) và còn hoạt động kinh doanh đến năm 2017.
Cuối cùng, sau khi thực hiện các bước loại trừ các doanh nghiệp theo các tiêu chí nói trên, mẫu nghiên cứu của luận văn gồm 302 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 (với chi tiết các
doanh nghiệp được trình bày trong phần Phụ lục 01 và Bảng 3.1 thể hiện số lượng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh).