Ngành nghề kinh doanh Số lượng doanh nghiệp Tỷ trọng
Công nghệ Thông tin 11 3.64%
Cơng nghiệp 130 43.05% Dầu khí 2 0.66% Dịch vụ Tiêu dùng 29 9.60% Dược phẩm và Y tế 12 3.97% Hàng Tiêu dùng 45 14.90% Nguyên vật liệu 34 11.26% Bất động sản 22 7.29% Tiện ích Cộng đồng 17 5.63% Tổng: 302 100% Nguồn: FiinPro
3.2. Mơ hình nghiên cứu
Luận văn sử dụng mơ hình hồi quy để kiểm định ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến giá trị của các doanh nghiệp, từ đó có những kết luận phù hợp trên cơ sở kiểm định mơ hình. Trong đó, luận văn tiếp cận phương trình nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận của Assidi và các cộng sự (2016) khi xem xét ảnh hưởng của của hành vi tránh thuế đến giá trị của các doanh nghiệp. Cụ thể phương trình nghiên cứu và các biến số được trình bày như sau:
(1)
Trong đó:
là giá trị doanh nghiệp, được đo lường tỷ lệ giá trị thị trường của tổng tài sản trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q).
là giá trị doanh nghiệp ở năm trước.
Biến hành vi tránh thuế:
là hành vi tránh thuế, được đo lường bởi giá trị CTA thu được từ mơ hình hồi quy được đề xuất bởi Desai và Dharmapala (2006), Richardson và các cộng sự (2015). Cụ thể:
Đầu tiên, tác giả tính tốn giá trị lỗ hỏng giá trị sổ sách của thuế như sau:
BTG = AI – TI (2)
Trong đó:
BTG = giá trị lỗ hỏng giá trị sổ sách của thuế; AI = thu nhập hoạt động trước thuế;
TI = thu nhập chịu thuế với TI =
2
Sau đó, tác giả tính tổng dồn tích, được tính tốn với mỗi doanh nghiệp ở mỗi năm khác nhau bằng cách sử dụng cách đo lường tổng dồn tích được phát triển bởi Healy (1985). Tổng dồn tích được xác định như cách đo lường quản trị lợi nhuận:
TA = EBEI – CFO (3)
Trong đó:
TA = tổng dồn tích;
EBEI = lợi nhuận sau thuế;
CFO = dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng OLS để ước lượng mơ hình sau dựa vào sự đề nghị của Desai và Dharmapala (2006), Richardson và các cộng sự (2015): (4)
Trong đó:
BTG = giá trị lỗ hỏng giá trị sổ sách của thuế trong năm nay trên tổng tài sản của năm trước;
TA = tổng dồn tích trong năm nay trên tổng tài sản của năm trước;
= phần dư; = sai số.
Cuối cùng, trên cơ sở phần dư và sai số có được sau khi tiến hành hồi
quy mơ hình (4), Desai và Dharmapala (2006), Richardson và các cộng sự (2015) xác định mức độ tránh thuế như sau:
(5)
Trong đó:
CTA = mức độ tránh thuế;
= phần dư; = sai số.
Desai và Dharmapala (2006), Richardson và các cộng sự (2015) cho rằng giá trị của CTA càng cao càng thể hiện rằng doanh nghiệp có hành vi tránh thuế đáng kể.
* Bên cạnh đó, là giá trị bình phương của nhằm nắm bắt mối quan hệ phi tuyến giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Trong đó hệ số > 0 hàm ý mối quan hệ phi tuyến hình chữ U và < 0 cho thấy mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp.
Biến quy mô doanh nghiệp:
là quy mô doanh nghiệp được đo lường bởi lôgarit tự nhiên của tổng tài sản.
Biến đòn bẩy doanh nghiệp:
là đòn bẩy của doanh nghiệp được đo lường bởi tổng nợ vay trên tổng
vốn chủ sở hữu.
hình trên tổng tài sản.
Biến tổng dồn tích:
là tổng dồn tích (Total Accruals), được tính bởi sự chênh lệch giữa thu nhập doanh nghiệp và dòng tiền trên tổng tài sản.
Biến chất lượng kiểm toán:
là biến giả đại diện cho chất lượng kiểm toán, với giá trị biến giả bằng 1 cho thấy doanh nghiệp được kiểm tốn bởi 1 trong 4 cơng ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới hiện nay là PwC, EY, KPMG, Deloitte; ngược lại giá trị sẽ bằng 0.
Cuối cùng, là sai số của mơ hình.
3.3. Đo lường biến và giả thuyết nghiên cứu 3.3.1. Hành vi tránh thuế 3.3.1. Hành vi tránh thuế
Các tài liệu nghiên cứu trước đây cho rằng hành vi tránh thuế là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những phân tích về mối quan hệ giữa hai biến này vẫn chưa thật sự nhất quán.
Một số quan điểm cho rằng hành vi tránh thuế giúp các doanh nghiệp cải thiện giá trị doanh nghiệp bằng cách nâng cao sự giàu có của cổ đơng khi đạt được lợi nhuận sau thuế càng cao có được từ việc tiết kiệm thuế phải nộp cho Chính phủ. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ từ lý thuyết hợp tác. Theo đó, hành vi tránh thuế thể hiện sự chuyển giao tài sản từ Chính phủ sang các cổ đơng (Desai và Dharmapala, 2009), do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong giá trị doanh nghiệp thường đến từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Jimenez - Angueria, 2008). Nói cách khác, hành vi tránh thuế của các nhà quản lý giúp cải thiện giá trị doanh nghiệp từ việc tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi đó các nhà quản lý tin rằng chiến lược tránh thuế của mình sẽ có thể nhận được sự khuyến khích, khen thưởng từ phía các cổ đơng do có nhiều sự cố gắng trong việc nâng cao sự giàu có của các cổ đơng; kết quả là các nhà quản lý sẽ có động cơ thực hiện hành vi tránh thuế để gia tăng giá trị doanh nghiệp (Kim và các cộng sự, 2011). Đồng thời, lý thuyết hợp tác cũng cho rằng, bằng việc thực hiện các chiến
lược tránh thuế, các nhà quản lý có thể gia tăng uy tín hoặc triển vọng nghề nghiệp do cải thiện giá trị của doanh nghiệp nhờ vào sự suy giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này gồm: Desai và Dharmapala (2009), Simone và Stomberg (2012), Ftouhi và các cộng sự (2015), Lestari và Wardhani (2015), Assidi và các cộng sự (2016), Goh và các cộng sự (2016).
Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi cho rằng hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp cần được xem xét kĩ lưỡng bởi việc phân tích sự đánh đổi giữa lợi ích biên từ việc tránh thuế (giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) và chi phí biên từ việc tránh thuế (Jimenez - Angueira, 2008). Cụ thể, lý thuyết này cho rằng tồn tại giá trị tối ưu đối với mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Nói cách khác, khi các doanh nghiệp thực hiện tránh thuế và lợi ích từ hành vi này lấn át được chi phí từ việc tránh thuế thì sẽ có thể giúp các nhà quản lý gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi chi phí từ hành vi tránh thuế càng ngày gia tăng do doanh nghiệp thực hiện hành vi tránh thuế đáng kể và lấn át lợi ích mà tránh thuế mang lại cho doanh nghiệp, thì sẽ làm suy giảm giá trị doanh nghiệp. Một số nghiên cứu trước đây cũng cung cấp các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm này, các nghiên cứu đó bao gồm Wahab và Holland (2012), Chen và các cộng sự (2014), Chen và các cộng sự (2016).
Như vậy, từ đây có thể thấy hành vi tránh thuế có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp nhưng cũng có thể làm suy giảm giá trị doanh nghiệp. Tác giả kỳ vọng rằng hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp có mối quan hệ phi tuyến tương tự như kết quả được tìm thấy bởi Chen và Gong (2012). Đồng thời, luận văn đo lường hành vi tránh thuế thông qua phương pháp chênh lệch giá trị sổ sách của thuế như một số nghiên cứu trước đây đã áp dụng khi nghiên cứu tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp.
Giả thiết H1: Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp là phi tuyến.
Quy mô doanh nghiệp được các nghiên cứu trước đây cho rằng là yếu tố quan trọng đối với quá trình hoạt động kinh doanh, cũng như đối với các quyết định của một doanh nghiệp. Do đó, quy mơ doanh nghiệp có tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp. Theo đó, Hall và Weiss (1967), Fama và Jensen (1983), Booth và Deli (1996), Short và Keasey (1999), Joh (2003), Black và các cộng sự (2007), Boone và các cộng sự (2007), Serrasqueiro và Nunes (2008) cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn sẽ có các cơ hội đầu tư tốt hơn so với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và do đó sẽ có thể đạt được dịng tiền nội bộ thặng dư hơn. Đồng thời, Antoniou và các cộng sự (2008) cũng cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường sẽ có rủi ro phá sản thấp hơn và mức độ minh bạch thông tin tốt hơn so với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, cho nên các doanh nghiệp này có thể tiếp cận với thị trường vốn bên ngồi dễ dàng hơn với mức chi phí vay nợ thấp hơn để có thể tối đa hóa lợi ích của tấm chắn thuế. Kết quả là giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ cao hơn tương đối so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng quy mơ doanh nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với giá trị của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu tương tự như Assidi và các cộng sự (2016) đã tìm thấy trong nghiên cứu của mình.
Giả thiết H2: Tác động của quy mô doanh nghiệp đến giá trị doanh nghiệp là tuyến tính cùng chiều.
Tương tự như các nghiên cứu trước đây (Zimmerman, 1983; Zhou, 1999; Elsayed, 2007; Wilson, 2008; Lehn và các cộng sự, 2009; Topa, 2011; Al-Matari cùng các cộng sự, 2012; Assidi cùng các cộng sự, 2016), luận văn đo lường quy mô doanh nghiệp bằng cách lấy lôgarit tự nhiên của tổng tài sản.
Si n Tổng t i ản 3.3.3. Đòn bẩy doanh nghiệp
Nguồn vốn được xem như là yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, bao gồm: nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn bên ngồi. Trong đó, nguồn vốn bên ngồi được tiếp cận dưới khía cạnh nợ vay và vốn chủ sở hữu. Do đó, có thể thấy rằng nợ vay và
vốn chủ sở hữu có thể có tác động đáng kể đến các hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá trị của các doanh nghiệp. Nói cách khác, địn bẩy doanh nghiệp được xác định bởi tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu (theo như cách đo lường của Assidi và các cộng sự, 2016) có tác động đáng kể đến giá trị của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây vẫn chưa cung cấp bằng chứng thực nghiệm rõ ràng đối với mối quan hệ giữa đòn bẩy của các doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp.
Có quan điểm cho rằng đòn bẩy giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị doanh nghiệp. Quan điểm này lập luận rằng, doanh nghiệp sử dụng nợ vay càng nhiều trong cấu trúc vốn sẽ càng nhận được nhiều ưu đãi từ tấm chắn thuế (Miller và Modigiliani, 1963) và do đó sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp này. Hơn thế nữa, Jensen (1986) cũng lập luận rằng một sự gia tăng trong địn bẩy của doanh nghiệp có thể đóng vai trị quan trọng trong việc làm giảm vấn đề đại diện của doanh nghiệp và từ đó sẽ giúp cải thiện giá trị doanh nghiệp. Davies và các cộng sự (2005), Iturriaga và Crisostomo (2010) và Mishra (2014) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy mối tương quan dương giữa đòn bẩy và giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác (Demsetz và Villalonga, 2001; Hovakimian, 2006; Andres, 2008; Ghosh và Ghosh, 2008; Mahakud và Misra, 2009; Gurbuz và Aybars, 2010; Assidi và các cộng sự, 2016) lại cho thấy quan điểm khác khi chứng minh rằng đòn bẩy sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Cụ thể quan điểm này lập luận rằng khi doanh nghiệp càng sử dụng nợ vay càng nhiều thì càng sẽ phải đối mặt với khả năng kiệt quệ tài chính cũng như rủi ro phá sản trong tương lai (Bartram và các cộng sự, 2011). Theo đó, sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng đòn bẩy doanh nghiệp sẽ có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với giá trị của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.
Giả thiết H3: Tác động của đòn bẩy doanh nghiệp đến giá trị doanh nghiệp có thể là tuyến tính cùng chiều hoặc ngược chiều.
Giống như các nghiên cứu trước đây (Guenther, 1994; Allayannis và Weston, 2001; Loof, 2004; Assidi và các cộng sự, 2016), luận văn đo lường đòn bẩy doanh nghiệp bằng cách lấy tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp.
t Nợ vay ngắn hạn Nợ vay i hạn Tổng vốn chủ ở hữu
3.3.4. Chất lượng dồn tích
Các nghiên cứu trước đây cho rằng chất lượng dồn tích có liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp3 (Cormier và Martinez, 2006; Louis và White, 2006; Ettredge và các cộng sự, 2014), mà hành vi quản trị lợi nhuận phản ánh cách thức chuyển giao sự giàu có từ các cổ đông sang các nhà quản lý của doanh nghiệp (Assidi và các cộng sự, 2016), cho nên quản trị lợi nhuận sẽ có tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các nghiên cứu thực nghiệm cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi quản trị lợi nhuận (hay chất lượng dồn tích) và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp (Frank và các cộng sự, 2009; Assidi và các cộng sự, 2016). Các nghiên cứu này lập luận rằng hành vi quản trị lợi nhuận có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua việc điều chỉnh lợi nhuận cao hơn so với mức tiềm tàng mà doanh nghiệp đạt được. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng hành vi quản trị lợi nhuận có thể giúp các doanh nghiệp tối thiểu hóa các chi phí liên quan đối với quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả là nâng cao giá trị doanh nghiệp. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng quy mơ doanh nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với giá trị của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu tương tự kết quả mà Assidi cùng các cộng sự (2016) đã phát hiện trong nghiên cứu của mình.
Giả thiết H4: Tác động của chất lượng dồn tích đến giá trị doanh nghiệp là tuyến tính cùng chiều.
Tương tự các nghiên cứu trước đây (Assidi và các cộng sự, 2016), luận văn đo lường chất lượng dồn tích của các doanh nghiệp bằng cách tính chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và dòng tiền hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
Acct ợi nhuận au thuế òng tiền hoạt động inh oanh Tổng t i ản
3.3.5. Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán được cho rằng là một trong các yếu tố cần thiết trong việc đảm bảo cho độ tin cậy của các quyết định của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu trước đây, các cơng ty kiểm tốn thuộc “Big Four” của ngành kiểm toán bao gồm: PwC (PricewaterhouseCoopers), EY (Ernst & Young), KPMG (Klynveld Peat Marwick Geordeler) và Deloitte (Deloitte Touche Tohmatsu Limited). Các doanh nghiệp cung cấp chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt hơn so với các cơng ty kiểm tốn khác (De Angelo, 1981). Do đó, có thể thấy rằng chất lượng kiểm tốn sẽ có thể có tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp. Theo đó, một số nghiên cứu trước đây (Bouaziz và Triki, 2012; Fooladi và Shukor, 2012; Jusoh và các cộng sự, 2013; Afza và Nasir, 2014; Farouk và Hassan, 2014) tìm thấy rằng các doanh nghiệp có chất lượng kiểm toán cao (được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm tốn Big4) thì sẽ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp này, bởi các công ty kiểm tốn Big4 sẽ có thể tiết lộ sự phù hợp và đáng tin cậy của các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được kiểm tốn và do đó sẽ giúp gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp này, kết quả là giá trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Hơn thế nữa, chất lượng kiểm tốn có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đại diện bởi vì các cơng ty kiểm tốn Big4 có thể cung cấp các chỉ tiêu cho thấy độ tin cậy và tính tồn vẹn của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được kiểm toán (Jusoh và các cộng sự, 2013), từ đó làm giảm chi phí giám sát từ phía các chủ nợ và kết quả là cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như giá trị doanh nghiệp. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng quy mô doanh nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với giá trị của doanh nghiệp