Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

(Nguồn: Kết quả thu được từ phần mềm Stata)

Bảng 4.8 thể hiện kết quả của kiểm định nhân quả Granger, giả thuyết Ho ban đầu là các cặp này khơng có quan hệ nhân quả với nhau, với mức ý nghĩa 5% kết quả chỉ ra rằng trong 3 cặp giả thuyết Ho được thiết lập để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến có 3 giả thuyết Ho bị bác bỏ còn 3 giả thuyết Ho không bị bác bỏ.

Cặp giả thuyết đầu tiên đó là giá dầu thế giới khơng có quan hệ với biến tổng sản phẩm quốc nội thực bị bác bỏ, điều đó đồng nghĩa là giá dầu thế giới có tác động tới tổng sản phẩm quốc nội thực, điều này là hợp lý khi mà các sản phẩm của dầu thô là đầu vào sản xuất cho mọi nền kinh tế nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nên khi giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc nội thực. Bên cạnh đó Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ cấu

D_lnreer ALL 8.9267 4 0.063 D_lnreer D.lnoil 5.1092 2 0.078 D_lnreer D.lnrgdp 2.9413 2 0.230 D_lnoil ALL 11.434 4 0.022 D_lnoil D.lnreer 8.2496 2 0.016 D_lnoil D.lnrgdp 4.7648 2 0.092 D_lnrgdp ALL 13.763 4 0.008 D_lnrgdp D.lnreer 6.286 2 0.043 D_lnrgdp D.lnoil 10.32 2 0.006 Equation Excluded chi2 df Prob > chi2 Granger causality Wald tests

GDP vì vậy khi giá dầu thế giới thay đổi sẽ làm cho giá trị GDP thay đổi. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Aliuy(2009) và He,Wei, Chu (2010) cũng như nhiều tác giả khác

Cặp giả thuyết thứ hai cho thấy biến động tỉ giá thực đa phương là nguyên nhân ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc nội thực. Điều này cũng hợp lý khi mà tỉ giá có ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại. Phá giá có tác dụng hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Magda Kandil (2004), Aliuy (2009), Dhasmana (2013)...

Mối quan hệ nhân quả thứ ba đó là tỉ giá hối đối thực đa phương của Việt Nam góp phần giải thích cho sự biến động của giá dầu thế giới.

Vì kiểm định nhân quả Granger là kiểm đinh mối quan hệ nhân quả hai chiều nên tác giả cũng xem xét tác động ngược lại của biến tổng sản phẩm quốc nội tới tỉ giá hối đoái thực đa phương và giá dầu thế giới, kết quả Granger cho thấy rằng tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam không tác động tới tỉ giá hối đoái thực đa phương và giá dầu thế giới, kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Aliyu(2009). Trong kết quả kiểm định này cũng chỉ ra rằng giá dầu thế giới không ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái thực đa phương của Việt Nam.

4.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết

Khi chúng ta hồi quy các chuỗi thời gian không dừng rất dễ dẫn đến hồi quy giả mạo. Nhưng theo Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính giữa hai chuỗi thời gian khơng dừng có thể là một chuỗi dừng nếu chúng có mối quan hệ đồng liên kết.

Trước khi thực hiện phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen, tác giả sử dụng mơ hình VAR để xác định độ trễ tối ưu dựa trên tiêu chuẩn AIC. Kết quả thu được cho thấy độ trễ tối ưu là 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)