Từ bảng hồi quy bên trên ta có thể viết lại vector đồng liên kết dưới dạng toán học như sau:
LnRGDP=10.0334 + 0.4579467LnOIL - 1.429014LnREER
Các hệ số trong mơ hình thể hiện sự co giãn của giá dầu thế giới, tỉ giá hối đoái thực đa phương đối với tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, hay nói cách khác khi tỉ giá hối đoái thực và giá dầu thế giới biến động 1% thì tổng sản phẩm quốc nội thay đổi bao nhiêu phần trăm.
Đầu tiên ta thấy rằng khi giá dầu thế giới tăng 1% tổng sản phẩm quốc nội tăng gần 0.46% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này cùng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011) khi giá dầu thế giới tăng 1% chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam tăng 0.18%. Như chúng ta đều biết mặc dù Việt Nam phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài nhưng cũng là một trong các nước có tỉ trọng dầu thơ
_cons -10.0334 . . . . . lnreer 1.429014 .1731607 8.25 0.000 1.089625 1.768402 lnoil -.4579467 .01558 -29.39 0.000 -.4884829 -.4274105 lnrgdp 1 . . . . . _ce1 beta Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Johansen normalization restriction imposed
Identification: beta is exactly identified _ce1 2 964.3397 0.0000 Equation Parms chi2 P>chi2 Cointegrating equations
xuất khẩu khá lớn, trong giai đoạn hiện nay ngành dầu khí đồng góp 18-22% vào tổng sản phẩm quốc nội nên khi giá dầu thô thế giới tăng đồng nghĩa với giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Rano Aliyu(2009) tại Negeria và Usama Al-Mulali(2010) tại Na Uy, hai quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tương tự giống Việt Nam.
Thứ hai, khi tỉ giá hối đoái thực đa phương tăng 1%, các yếu tố khác không đổi tổng sản phẩm quốc nội giảm hơn 1.42% kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011) đó là khi tỉ giá hối đoái thực tăng 1% chỉ số sản xuất công nghiệp giảm gần 1.1%. Theo quan điểm của việc phá giá tiền tệ thì phá giá có tác động khuyến khích xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Do đó hệ số âm của mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực đa phương và tổng sản phẩm quốc nội thực là hợp lý. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc xuất hàng hóa như gạo, dầu thơ và dệt may…, Đồng Việt Nam yếu có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu và từ đó tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Có một thực tế đó là các ngành công nghiệp của Việt Nam phụ thuộc lớn vào đầu vào nhập khẩu do đó thâm hụt thương mại được nới rộng, việc giảm giá đồng tiền Việt Nam có thể giúp làm giảm thâm hụt thương mại.
Như vậy kết quả ước lượng hồi quy trên có thể kết luận rằng trong dài hạn nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào sự biến động của tỉ giá thực đa phương nhiều hơn là sự biến động của giá dầu thế giới.
4.5 Kết quả mơ hình ECM trong ngắn hạn
Để kiểm tra mối quan hệ trong ngắn hạn giữa cú sốc giá dầu biến động tỉ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM).
Kết quả cho thấy các sai số của hiệu chỉnh sai số là có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là GDP thực tế ở Việt Nam có một cơ chế tự điều chỉnh để đạt được mối quan hệ cân bằng trong dài hạn.