Quá trình phát triển và đi đến giai đoạn suy thoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30 - 35)

Chƣơng 3 TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Eximbank

3.1.2. Quá trình phát triển và đi đến giai đoạn suy thoái

Cho đến 2006, Eximbank vẫn là một ngân hàng có quy mơ nhỏ với vốn điều lệ 1,212 tỷ và tổng tài sản 18,327 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế đạt 258 tỷ VND. Vào thời điểm đó, Eximbank vẫn chưa đầu tư nhiều lĩnh vực như hiện nay, thế mạnh của ngân hàng là tài trợ xuất khẩu, kinh doanh vàng và ngoại hối. Năm 2007, EIB đã ký kết quan hệ hợp tác chiến

lược với ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản. SMBC được biết đến với thế mạnh trong phân khúc ngân hàng bán lẻ.

Trong vòng 6 năm, từ năm 2006 đến 2011, quy mô tài sản và lợi nhuận của Eximbank tăng trưởng mạnh, là điểm sáng trong hệ thống. Từ một ngân hàng quy mô nhỏ, Eximbank trở thành một ngân hàng tầm trung khi tổng tài sản năm 2011 đạt 183,567 tỷ VND, đứng thứ hai trong hệ thống NHTMCP tư nhân (sau ACB), tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Lợi nhuận đạt 3,039 tỷ VND, gấp hơn 11 lần lợi nhuận năm 2006 và chỉ số ROE là 20.39%.

Bảng 3.1. Tóm tắt thơng tin tài chính EIB, 2006-2011 (tỷ VND)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn và các quỹ 1,947 6,295 12,844 13,353 13,511 16,303 Tiền gửi và GTCG 1,947 6,295 12,844 46,989 79,005 72,864 Cho vay 10,165 18,379 20,856 38,003 61,718 74,045 Đầu tƣ chứng khoán 1,587 6,077 7,518 8,401 20,695 26,377 Tổng tài sản 18,327 33,710 48,248 65,448 131,111 183,567

Lợi nhuận sau thuế 258 463 711 1,132 1,815 3,039

ROEA (%) 18.58 11.25 7.43 8.65 13.51 20.39 ROAA (%) 1.74 1.78 1.74 1.99 1.85 1.93

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của EIB các năm 2006- 2011

Hình 3.1. Tăng trƣởng tài sản EIB giai đoạn 2006 – 2011

Hình 3.2. Tăng trƣởng lợi nhuận của EIB giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn: Tác giả tổng hợp và vẽ biểu đồ từ BCTC 2006 – 2011 của ngân hàng Eximbank

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, sau khi NHNN ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN qui định về hoạt động vay, đi vay, mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD và thơng tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, trích, lập và sử dụng dự phịng rủi ro, những yếu kém trong quản trị của Eximbank dần lộ diện và kết quả kinh doanh liên tục suy giảm trong những năm sau đó.

Giai đoạn suy thối của Eximbank

Năm 2012, cả qui mô tài sản và lợi nhuận của NH này đã bắt đầu suy giảm, tổng tài sản đạt 170,156 tỷ VND, giảm 7% và lợi nhuận đạt 2,139 tỷ VND, giảm 30% so với năm 2011.

Năm 2012 là năm bắt đầu cho hành trình đi xuống của Eximbank khi lợi nhuận liên tục sụt giảm trong các năm sau đó, từ hơn hai nghìn tỷ năm 2012 xuống mức 659 tỷ trong năm 2013, 56 tỷ trong năm 2014 và chỉ còn 40 tỷ trong năm 2015.

Bảng 3.2. Tóm tắt thơng tin tài chính EIB, 2011-2015 (tỷ VND) 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn CSH 16,303 15,812 14,680 14,068 13,145 Tiền gửi và GTCG 72,864 82,339 87,150 104,380 98,731 Cho vay 74,663 74,922 83,354 87,147 84,760 Đầu tƣ chứng khoán 26,377 11,752 14,655 19,923 19,118 Tổng tài sản 183,567 170,156 169,835 161,094 124,850

Lợi nhuận sau thuế 3,039 2,139 659 56 40

ROEA 20.39% 13.32% 4.32% 0.39% 0.29%

ROAA 1.93% 1.21% 0.39% 0.03% 0.03%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của EIB các năm 2011- 2015

Nhưng kết quả này vẫn chưa phải là xấu nhất. Theo kết luận số 34 năm 2015 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2010 – 2013, thông qua việc bán các bất động sản cho Eximland, Eximbank đã ghi nhận thu nhập 1,116 tỷ VND. Eximbank bán các BĐS cho Eximland đồng thời cho Eximland vay để mua các BĐS này, sau đó Eximbank tiếp tục khai thác các BĐS đó nên các giao dịch này phải hủy bỏ vì khơng hợp lệ. Việc điều chỉnh hồi tố nguồn thu nhập trên làm cho lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2014 của Eximbank từ mức 114.01 tỷ VNĐ xuống còn (-834.56) tỷ VNĐ. (T.Thu, 2016)

Một trong những nguyên nhân góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của Eximbank suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2013 - 2015 là việc trích lập dự phịng rủi ro. Điều này lại mở ra một câu chuyện khác về Eximbank, đó là câu chuyện “Nợ xấu”. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank từ năm 2010-2012 ln được kiểm sốt dưới 2%. Cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank là 1.98% nhưng tỷ lệ này tăng đột ngột vào giữa năm 2014 với tỷ lệ là 3.36% và chốt năm là 2.46%. Nhưng đây vẫn chưa phải là con số q bất ngờ vì con số này khơng bao gồm phần nợ xấu Eximbank đã bán cho VAMC. Cuối năm 2013, nợ xấu của Eximbank là 1,652 tỷ, nếu cộng cả nợ cần chú ý thì tổng nợ cũng chưa đến 3,000 tỷ nhưng số nợ Eximbank bán cho VAMC vào năm 2014 là xấp xỉ 4,100 tỷ và nợ xấu còn lại sau khi bán cho VAMC là 2,144 tỷ VND. Nếu tính cả nợ xấu Eximbank đã bán cho VAMC và nợ xấu đã xử lí trong năm 2014 thì tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trong năm 2014 là 7.88% và các năm 2015, 2016 lần lượt là 9.28% và 10.57%

Bảng 3.3. Phân tích tình hình nợ xấu của EIB giai đoạn 2009 - 2016 (tỷ VND) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dƣ nợ 38,382 62,346 74,663 74,922 83,354 87,147 84,760 86,891 Nợ xấu (N3-5) 704 886 1,203 988 1,652 2,144 1,575 2,560 NPL (%) (công bố) 1.83 1.42 1.61 1.32 1.98 2.46 1.86 2.95 Tổng dƣ nợ(*) 38,517 62,346 74,930 75,185 84,460 92,272 91,690 94,303 Nợ xấu(*) 840 886 1,469 1,250 2,758 7,270 8,505 9,972 NPL(*) (%) 2.18 1.42 1.96 1.66 3.27 7.88 9.28 10.57

Ghi chú: (*) Nợ xấu trước khi xử lí trong năm và bán cho VAMC Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của EIB các năm 2009 - 2016

Nguyên nhân tình trạng nợ xấu của Eximbank tăng vọt vào năm 2014 là do NHNN ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, trích, lập và sử dụng dự phịng rủi ro. Ban đầu, thời gian hiệu lực của thông tư này là từ 1/06/2013, thay cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nhưng do phản ứng của các NHTM về khoảng thời gian từ khi ban hành đến khi bắt đầu có hiệu lực quá ngắn, nếu áp dụng sẽ làm nợ xấu tăng vọt nên NHNN đã hoãn thời gian bắt đầu thi hành thông tư này từ ngày 1/06/2014. Theo thông tư 02, việc cơ cấu lại nợ để tránh bị xem là nợ xấu sẽ không được phép và các khoản nợ gia hạn lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn). (Nguyễn Xuân Thành, 2016).

Hình 3.3. Diễn biến nợ xấu và lợi nhuận của Eximbank giai đoạn 2011 – 2015

Ghi chú: (*) Tỷ lệ nợ xấu trước khi xử lí trong năm và bán cho VAMC

Với diễn biến nợ xấu và lợi nhuận bất thường như vậy, Eximbank đã trở thành tiêu điểm chú ý và gây hoang mang cho thị trường. Chỉ trong vòng 4 năm, từ một ngân hàng được NHNN đánh giá và xếp vào nhóm các NH hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống, Eximbank đã rơi vào tình trạng bị kiểm sốt và phải thực hiện tái cấu trúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)