Chƣơng 3 TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK
3.2. Cơ cấu quản trị nội bộ và vai trò giám sát của cơ quan chức năng đối với hiệu quả
3.2.1. Cấu trúc sở hữu của Eximbank
Trước khi phát hành cổ phiếu cho cổ đơng chiến lược nước ngồi là ngân hàng SMBC, cổ đông lớn nhất của Eximbank là ngân hàng VCB với tỷ lệ sở hữu là 15.06%, kế đến là ACB, sở hữu 8.68%, công ty Đầu tư Tài chính Sài Gịn – Á Châu sở hữu 5.75%, Prudential VN sở hữu 4.29%, cơng ty Vàng bạc đá q Sài Gịn sở hữu 3.64% và 62.58% còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ khác.
Hình 3.4. Cấu trúc sở hữu của Eximbank (12/2005)
Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên dữ liệu tổng hợp từ BCTN của Eximbank 2005
Sau khi niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM vào năm 2009, theo thơng tin cơng bố chính thức, Eximbank chỉ có 3 cổ đơng lớn, sở hữu trên 5% cổ phần của Eximbank là Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) sở hữu 15% CP, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) sở hữu 8.19% CP và Quỹ đầu tư VOF (VOF) sở hữu 5.02% CP. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhóm cổ đơng liên quan đến bầu Kiên và ngân hàng ACB sở hữu đến 20% Eximbank.
Đồng thời, thông qua một số công ty con và công ty liên kết, Eximbank, ACB và STB hình thành một mạng lưới sở hữu chồng chéo lẫn nhau, là nhóm NHTMCP có cấu trúc sở hữu phức tạp hàng đầu. (Vũ Thành Tự Anh và cộng sự, 2013)
Hình 3.5. Sở hữu chồng chéo giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ (5/2012)
Nguồn: Lấy từ Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013), Hình 3.6, trang 58
Như vậy, thoạt nhìn thì Eximbank có cấu trúc sở hữu phân tán, khơng có nhóm cổ đơng nào nắm cổ phần ưu thế và kiểm soát tuyệt đối ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhóm cổ đơng liên quan đến bầu Kiên và ngân hàng ACB nắm giữ đến 20%, cộng với việc sở hữu chồng chéo làm gia tăng quyền kiểm sốt của nhóm cổ đơng này đối với Eximbank, dẫn đến việc HĐQT (đại diện nhóm cổ đơng nắm quyền kiểm sốt) điều hành và chi phối hoạt động của ngân hàng theo hướng có lợi cho nhóm cổ đơng đó.
Sau vụ án bầu Kiên, Eximbank đã ngầm diễn ra sự thay đổi chủ sở hữu. Hàng loạt các giao dịch thỏa thuận với khối lượng rất lớn (Phụ lục 3), lên đến hàng chục triệu cổ phiếu được
thực hiện trong giai đoạn này, nhưng do qui định về công bố thông tin đối với cổ đơng lớn6 nên thơng tin nhóm cổ đơng thối vốn và cổ đông mới của ngân hàng này không được công bố công khai. Tuy nhiên, danh sách ứng cử viên tiết lộ số lượng cổ phần và đại diện cho từng nhóm cổ đơng, trong đó có hai nhóm cổ đơng mới là nhóm cổ đơng đến từ ngân hàng Nam Á và nhóm cổ đơng đến từ cơng ty Âu Lạc. (Hộp 1)
Bảng 3.4. Đại diện cho các nhóm cổ đơng sở hữu Eximbank (Tháng 3/2015)
Đại diện Tỷ lệ % Nhóm cổ đơng Ghi chú
Naoki Nishizawa 10.0496% Đại diện NH SMBC TV HĐQT đương nhiệm
Phạm Hữu Phú 10.1099% Đại diện cho nhóm cổ đơng cá nhân (100
triệu cổ phiếu) TGĐ Eximbank
Trần Ngọc Tâm 10.3938%
16% là đại diện cho nhóm cổ đơng tổ chức
Phó TGĐ Nam Á Bank
Trần Ngơ Phúc Vũ 10.0348% TV HĐQT/TGĐ Ngân
hàng Nam Á Lê Minh Quốc 10.2290% Đại diện cho nhóm cổ đơng từ cty Âu Lạc Phó Chủ tịch HĐQT Cty Âu Lạc Yashuhiro Saitoh 10.0495% Đại diện một nhóm cổ đơng tổ chức
Cổ đơng khác 38.4674%
Nguồn: CafeF – Lộ diện sở hữu mới của cổ đơng tại Eximbank
Hình 3.6. Cấu trúc sở hữu Eximbank theo tỷ lệ đại diện của mỗi nhóm cổ đông (3/2015)
Nguồn: CafeF – Lộ diện sở hữu mới của cổ đông tại Eximbank
6
Cũng bắt đầu từ thời điểm này, sự mâu thuẫn, tranh giành quyền kiểm sốt ngân hàng giữa các nhóm cổ đơng làm cho Eximbank giữa các nhóm cổ đơng đã đẩy ngân hàng này ngày càng lún sâu.