Tác động của cấu trúc sở hữu lên việc hình thành cơ cấu bộ máy quản lý và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 38 - 48)

Chƣơng 3 TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK

3.2. Cơ cấu quản trị nội bộ và vai trò giám sát của cơ quan chức năng đối với hiệu quả

3.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu lên việc hình thành cơ cấu bộ máy quản lý và hiệu quả

hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Mặc dù ngân hàng SMBC là đối tác chiến lược với tỷ lệ vốn góp lên đến 15% nhưng quyền kiểm sốt và chi phối hoạt động Eximbank vẫn thuộc nhóm cổ đông liên quan đến bầu Kiên với 3 đại diện trong HĐQT là ông Nguyễn Văn Trữ, Phạm Hữu Phú và ông Phạm Trung Cang7.

Từ cuối năm 2006, thời điểm thị trường chứng khoán và BĐS phát triển mạnh, Eximbank bắt đầu thành lập các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực này như: Cơng ty chứng khốn Rồng Việt với tỷ lệ sở hữu là 18.9% (2006), CTCP Đầu tư Sài Gịn Exim, cơng ty BĐS Eximland với tỷ lệ sở hữu 11% và sau đó là hàng loạt các cơng ty khác với hình thức góp vốn hoặc ký HĐ hợp tác toàn diện như Cty BĐS Lâm Nghiệp VN8, công ty BĐS Vinatexland9,…Và một lượng lớn nguồn vốn của Eximbank được tài trợ hoặc ủy thác cho các công ty này để đầu tư vào các mảng như kinh doanh BĐS, vàng và chứng khoán.

Cho vay Bất động sản

Theo số liệu của NHNN, dư nợ BĐS của Eximbank tại thời điểm cuối năm 2007 trên 50% tổng dư nợ, cao thứ nhì trong hệ thống, chỉ sau TNB (Hình 3.7). Do đó, sự đóng băng của

7

Ông Nguyễn Văn Trữ là đại diện phần vốn góp của ACB ở Eximbank từ năm 2005(BCTN Eximbank, 2008); Ơng Phạm Hữu Phú là Phó CT HĐQT Eximbank đồng thời là CT HĐQT Cơng ty Đầu tư Tài chính Sài Gịn Á Châu, CT HĐQT Cty Chứng khoán Rồng Việt, CT HĐQT CTCP BĐS Eximland (Thông tin được tác giả tổng hợp từ Báo cáo quản trị, BCTN Eximbank các năm 2006 – 2015); Ơng Phạm Trung Cang là cổ đơng sáng lập ACB, TV HĐQT ACB từ khi mới thành lập đến năm 2007 (Theo báo CafeF, 2017)

8

Ơng Hồng Tuấn Khải (TVHĐQT Eximbank) là đại diện góp vốn của Eximbank và là TV HĐQT của cty Cty BĐS Lâm Nghiệp VN (Báo cáo quản trị Eximbank, 2012)

9

. Tháng 03/2008 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Vinatex đã chính thức ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác. Theo đó, Ngân hàng và Vinatex sẽ hợp tác tồn diện trên tất cả các hoạt động như liên doanh liên kết đầu tư kinh doanh, đầu tư bất động sản, chia sẻ toàn diện về sản phẩm dịch vụ khách hàng, mạng lưới, thị trường, thương hiệu, góp vốn... (BCTN Eximbank, 2008)

thị trường BĐS trong năm 2008 đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trong năm 2008 tăng đột biến, từ 0.88% năm 2007 lên 4.71% vào cuối năm 2008 (BCTN EIB, 2008).

Hình 3.7. 21 NHTM có tỷ trọng cho vay BĐS trên 20% tổng dƣ nợ vào cuối năm 2007

Nguồn: Lấy từ Nguyễn Xuân Thành (2016), Hình 14A, trang 24

Tuy nhiên, với các chính sách và yêu cầu giảm dư nợ cho vay BĐS của NHNN, trên báo cáo chính thức của EIB, tỷ trọng cho vay BĐS khá thấp nhưng đồng thời tỷ trọng trong các nhóm như dịch vụ phục vụ cá nhân, công cộng hoặc khoản cho vay khác lại chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2007, tổng tỷ trọng cho vay thuộc các nhóm trên xấp xỉ bằng tỷ trọng cho vay BĐS theo số liệu công bố của NHNN. Tương tự như vậy, giai đoạn 2008-2015, dư nợ cho vay BĐS cũng được khai báo vào các nhóm ngành trên và ln chiếm tỷ lệ trên 30% tổng dư nợ.

Bảng 3.5. Cho vay Xây dựng, Kinh doanh Tài sản và Tƣ vấn (BĐS), Cá nhân và công cộng, cho vay các ngành nghề khác của Eximbank 2008-2015 (Tỷ VND)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cá nhân, công cộng 5,378 8,877 22,096 17,937 22,193 24,197 29,373 33,204 Xây dựng 2,267 2,798 4,350 6,150 5,812 6,472 7,361 5,174 BĐS 348 1,041 576 808 900 745 464 449 Khác 1,415 6,896 - - - - - - Tổng dƣ nợ 21,232 38,382 62,346 74,652 74,934 83,354 87,147 84,760

Hình 3.8. Tỷ trọng cho vay Xây dựng, Kinh doanh Tài sản và Tƣ vấn (BĐS), Cá nhân và công cộng, cho vay các ngành nghề khác so với tổng dƣ nợ

Nguồn: Tác giả vẽ từ dữ liệu tổng hợp BCTN EIB 2008-2015

Việc tập trung nguồn lực vào hoạt động đầu tư, cho vay BĐS và tình hình khó khăn của thị trường BĐS trong giai đoạn vừa rồi là nguyên nhân chính làm cho nợ xấu của Eximbank trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên việc cho phép các TCTD cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN đã “giúp” Eximbank “giấu nợ” cho đến khi thông tư 02/2013/TT-NHNN được ban hành.

Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối

Một nguyên nhân khác làm cho lợi nhuận ngân hàng này suy giảm là sự thua lỗ trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối. Eximbank là ngân hàng thứ 2 (sau ACB) mở sàn giao dịch vàng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh trong việc tài trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Eximbank cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Năm 2008, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đóng góp đến 33.5% trong tổng thu nhập của Eximbank. Tuy nhiên, từ năm 2009, với những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế, chính sách tiền tệ trong nước và quyết định đóng cửa các sàn vàng từ tháng 3/2010 của NHNN, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của Eximbank bắt đầu suy giảm, năm 2010, thu nhập từ hoạt động này chỉ đóng góp 0.4% tổng thu nhập của Eximbank và ghi nhận lỗ từ năm 2011-2013.

Bảng 3.6. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối (Tỷ VND)

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu nhập từ HĐKD 1,892 2,575 3,669 6,238 5,387 3,248

TN từ HĐKD vàng và ngoại hối 634 135 16 (88) (297) (114)

Tỷ lệ %/Tổng thu nhập 33.51% 5.24% 0.44% -1.41% -5.51% -3.51%

Nguồn:Tác giả tổng hợp từ BCTC EIB năm 2008-2013

Việc tồn tại một nhóm cổ đơng nắm quyền kiểm sốt ngân hàng và sự giám sát không chặt chẽ của NHNN đối với hoạt động NH đã tạo điều kiện cho nhóm cổ đơng này định hướng nguồn lực của NH vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn, có tính chất thời vụ và vì lợi ích của nhóm cổ đổng kiểm sốt. Do đó, thay vì phát triển các mảng kinh doanh truyền thống và khai thác lợi thế trong hoạt động tài trợ thương mại, đồng thời mở rộng phạm vi khách hàng và phát triển phân khúc bán lẻ (Phụ lục 4), từ năm 2008, Eximbank lại hoạt động mạnh trên thị trường liên ngân hàng.

Tập trung vào hoạt động liên ngân hàng

Tỷ lệ cho vay khách hàng trung bình trong giai đoạn từ năm 2010-2014 chỉ chiếm khoảng 48% tổng tài sản, đặc biệt trong năm 2011 tỷ lệ này chỉ đạt 40.34%, trong khi tỷ lệ tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác lại tăng mạnh, trung bình trong giai đoạn 2010-2014 là 30% tổng tài sản, năm 2011 là 35%. Eximbank không chỉ tăng tỷ trọng các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác trong cơ cấu tài sản mà trong cơ cấu nguồn vốn, trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ trọng vốn huy động từ các TCTD khác cũng tăng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ lệ trung bình là 24% nguồn vốn, tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trung bình chỉ chiếm 45% nguồn vốn, đặc biệt trong năm 2011, tỷ lệ vốn huy động từ các TCTD khác còn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ vốn huy động từ khách hàng, chiếm 39.15% trong cơ cấu nguồn vốn, trong khi tỷ lệ huy động từ khách hàng chỉ đạt 29.23%. (Bảng 3.7)

Bảng 3.7. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của EIB giai đoạn 2006 - 2016 (Tỷ VNĐ)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tiền gởi và cho vay TCTD 2,535 4,747 9,491 6,976 32,111 64,529 57,515 57,874 39,463 7,833 8,281

(%/Tài sản) 14% 14% 20% 11% 24% 35% 34% 34% 24% 6% 6% Cho vay KH 10,165 18,379 20,856 38,003 61,718 74,045 74,316 82,643 86,124 83,890 85,825 (%/Tài sản) 55.46% 54.52% 43.23% 58.07% 47.07% 40.34% 43.68% 48.66% 53.46% 67.19% 66.63% Đầu tƣ CK 1,587 6,077 7,518 8,401 20,695 26,377 11,752 14,655 19,923 19,118 20,196 (%/Tài sản) 8.66% 18.03% 15.58% 12.84% 15.78% 14.37% 6.91% 8.63% 12.37% 15.31% 15.68% TS có khác 436 604 953 1,307 6,238 6,315 5,391 4,583 3,516 2,610 3,480 TÀI SẢN 18,327 33,710 48,248 65,448 131,111 183,567 170,156 169,835 161,094 124,850 128,802 Tiền gởi và vay TCTD 2,129 1,214 1,565 2,528 33,370 71,859 58,046 65,767 41,043 7,933 6,484

(%/Nguồn vốn) 11.62% 3.60% 3.24% 3.86% 25.45% 39.15% 34.11% 38.72% 25.48% 6.35% 5.03% Tiền gởi KH 13,141 22,906 30,878 38,766 58,151 53,653 70,458 79,472 101,372 98,431 102,351 (%/Nguồn vốn) 71.70% 67.95% 64.00% 59.23% 44.35% 29.23% 41.41% 46.79% 62.93% 78.84% 79.46% Vốn CSH 1,947 6,295 12,844 13,353 13,511 16,303 15,812 14,680 14,068 13,145 13,448 NGUỒN VỐN 18,327 33,710 48,248 65,448 131,111 183,567 170,156 169,835 161,094 124,850 128,802

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngân hàng EIB các năm 2006 - 2016

Luật các TCTD năm 2010 khơng có điều khoản nào qui định về việc gửi tiền và nhận tiền gửi lẫn nhau giữa các TCTD. Chương IV Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 (Điều 100, tiết c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112, tiết b khoản 4 Điều 118, khoản 2 Điều 119), (Thùy Duyên, 2010) chỉ qui định việc mở tài khoản thanh toán lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng nhằm mục đích thanh khoản, thông tư số 21/2012/TT-NHNN cũng chỉ qui định việc vay và cho vay, mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Nhưng phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Eximbank cho thấy hoạt động gửi tiền và nhận tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng vẫn diễn ra “sôi nổi” ở ngân hàng này, thậm chí chiếm tỷ trọng cao trong một khoảng thời gian dài (2010-2014)

Hình 3.9. Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn của EIB giai đoạn 2006 – 2016

Nguồn: Tác giả tổng hợp và vẽ biểu đồ từ số liệu BCTN của EIB năm 2006-2016

Từ năm 2012, sau thông tư 21, các ngân hàng đã giảm dần tỷ trọng việc huy động vốn và gửi tiền ở các TCTD khác và lãi suất liên ngân hàng cũng giảm mạnh trong giai đoạn này (Hình 13). Nhưng so với các TCTD khác, Eximbank chậm hơn trong việc cắt giảm các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và do lãi suất liên ngân hàng giảm nên việc vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trên thị trường này với tỷ trọng cao đã làm thu nhập của ngân hàng giảm đáng kể, thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay liên ngân hàng giảm 73.5% năm 2013, từ 4,900 tỷ VND năm 2012 xuống còn 1,298 tỷ VND năm 2013.

Hình 3.10. Biến động lãi suất liên ngân hàng qua đêm (%/năm)

Nguồn: Lấy từ Nguyễn Xuân Thành (2016), Hình 21, trang 30

Tổng Giám đốc điều hành

Như vậy, trong quá trình phát triển của mình, giai đoạn suy thoái từ sau năm 2012 là lần thứ hai Eximbank rơi vào khủng hoảng. Lần đầu với sự can thiệp của NHNN, thông qua NH VCB, do ông Trương Văn Phước làm đại diện trong vai trò TGĐ điều hành, đã đưa Eximbank thốt khỏi khủng hoảng. Sau đó ơng Phước được điều về NHNN với nhiệm vụ mới. Năm 2008, khi Eximbank rơi vào tình trạng nợ xấu cao, NHNN đưa ông Phước quay lại ngân hàng này với cương vị TGĐ điều hành, nhằm giúp Eximbank “quay lại quỹ đạo”. Tuy nhiên, việc tồn tại nhóm cổ đơng nắm quyền kiểm soát NH và can thiệp vào hoạt động điều hành đã làm cho ơng Phước khơng thực hiện được vai trị của mình. (Hộp 2)

Năm 2013, ơng Trương Văn Phước từ nhiệm ở Eximbank, sau đó vị trí TGĐ điều hành ở NH này liên tục thay đổi nhân sự. Đầu tiên là ông Nguyễn Quốc Hương được bổ nhiệm làm quyền TGĐ, sau đó được bổ nhiệm làm TGĐ vào tháng 12/2013. Tuy nhiên, ông Hương cũng chỉ ở vị trí này 4 tháng, vào tháng 4/2014, ơng Phạm Hữu Phú quay lại NH và giữ vị trí TGĐ, đồng thời là TV HĐQT. Nhưng sau đó một năm, 12/2015, ơng Phạm Hữu Phú cũng từ nhiệm và ông Trần Tấn Lộc được bổ nhiệm làm Quyền TGĐ cho đến tháng 03/2016. Và cuối cùng là việc bổ nhiệm ông Lê Văn Quyết giữ vị trí TGĐ thay cho ơng Trần Tấn Lộc từ tháng 3/2016. Như vậy, chỉ trong vịng 3 năm, NH này đã có 4 lần thay đổi vị trí TGĐ điều hành.

Ban Kiểm sốt

Vai trị của BKS là đại diện cho ĐHĐCĐ thực hiện việc giám sát HĐQT và BĐH. Tuy nhiên, trên thực tế BKS hầu như chỉ có tính hình thức, khơng có thực quyền, chưa thực hiện được vai trị của mình. Trong suốt quá trình hoạt động của NH, định hướng của HĐQT đã đẩy nguồn lực của NH để tài trợ cho các công ty sân sau của các TV HĐQT, gây thất thoát và rủi ro cho NH. Đồng thời, các hoạt động chính của ngân hàng cũng tiềm ẩn rủi ro và vi phạm các qui định của NHNN về an toàn hoạt động trong NH như tỷ lệ cho vay BĐS, tỷ lệ huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng,...Nhưng trong tất cả các nhiệm kỳ của NH, chưa có trường hợp nào BKS phát hiện các sai sót của HĐQT và thực hiện vai trò đại diện cho ĐHĐCĐ để thực hiện giám sát kịp thời.

Về bản chất, khơng có một mơ hình cấu trúc sở hữu nào là tốt hoặc xấu hoàn toàn, việc cấu trúc sở hữu phát được mặt tích cực hay khơng phụ thuộc vào vai trị giám sát của các cơ quan chức năng. Mỗi cá nhân đều có xu hướng hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích cá nhân, do đó, cần có các khn khổ giám sát nhằm hạn chế hành vi trục lợi cá nhân và đảm bảo tính cơng bằng cho các bên liên quan. Từ sau vụ án bầu Kiên, nhóm cổ đơng liên quan

Hộp 2. Một số sai phạm trong qui trình cho vay của Eximbank do HĐQT ký quyết định

- TV HĐQT gồm Ơng Đặng Anh Mai, ơng Hồng Tuấn Khải, Ơng Nguyễn Quang Thông đã phê duyệt thay đổi tài sản đảm bảo cho khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên khách hàng chưa bổ sung chứng từ sử dụng vốn. Ngồi ra, ơng Mai đã ký tên vào biên bản cấn trừ nợ tài sản của Eximland để tất tốn nợ vay cho Eximbank, ơng Khải tham gia chuyển nhượng cổ phiếu trả chậm cho 1 cá nhân, việc bán cổ phần này Eximbank có thu lãi.

- Ông Yasuhiro Saito (TV HĐQT) phê duyệt một số khoản vay với tư cách là TV hội đồng tín dụng nhưng chưa thu thập chứng từ sử dụng vốn của khách hàng.

- Ông Đặng Hữu Tiến (TV Ban kiểm sốt) tham gia sử dụng dự phịng rủi ro cho khách hàng.

cơ cấu sở hữu. Tuy nhiên, những diễn biến tranh giành quyền lực giữa các nhóm cổ đơng sau đó cho thấy cơ chế giám sát của NHNN chưa đủ mạnh, vẫn còn cơ hội để các nhóm cổ đơng có cơ hội trục lợi nên họ mới có động cơ để tranh giành quyền kiểm sốt “quyết liệt” như vậy. (Hộp 3) Do đó, vai trị quản lý và giám sát của NHNN và cơ quan chức năng là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả.

Hộp 3. Diễn biến tranh giành quyền lực giữa các nhóm cổ đơng mới ở Eximbank

Sự xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đơng lớn, tranh giành quyền kiểm soát ngân hàng dẫn đến việc Eximbank thường xuyên không thể tổ chức ĐHĐCĐ trong năm 2015 và 2016.

Danh sách ứng viên để bầu vào HĐQT chuẩn bị cho ĐHĐCĐTN dự kiến tổ chức vào 22/04/2015 có sự xuất hiện của hai nhóm cổ đơng mới: (1) ông Trần Ngọc Tâm và ơng Trần Ngơ Phúc Vũ (đại diện cho nhóm cổ đơng đến từ NH Nam Á); (2) ông Lê Minh Quốc (đại diện nhóm cổ đơng từ cty Âu Lạc). Tuy nhiên, sự bất đồng giữa các nhóm cổ đơng sở hữu Eximbank đã làm cho NH này khất hẹn tổ chức ĐHCĐ năm 2015 3 lần, từ tháng 4 đến tháng 6 rồi tháng 10 và cuối cùng được tổ chức vào tháng 12, kết quả là ông Lê Minh Quốc được bầu làm chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, kết quả này được cho là do có sự can thiệp sai qui định của bà Ngô Thu Thúy và ông Cao Xuân Ninh, thay đổi kết quả phiếu bầu cho ông Lê Minh Quốc từ 45.76% lên 58.11%. Mặc dù ĐHĐCĐTN vào tháng 12/2015 đã bầu ra HĐQT mới, tuy nhiên, sự đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)