Thiết kế các giả thiết tác động lên hiệu quả hoạt động của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29)

Hiệu quả hoạt động của Eximbank - Lợi nhuận

- Nợ xấu

Vai trị giám sát của NHNN

- Tính thực thi các luật đã được ban hành kém

- Chế tài trong các trường hợp vi phạm khơng đủ mạnh, khơng đủ tính răn đe

Minh bạch thông tin

Qui định về minh bạch thông tin khơng mạnh để giám sát tính minh bạch của các NH

Cấu trúc sở hữu (ĐHĐCĐ)

HĐQT

- Định hướng chiến lược kinh doanh tập trung vào các mảng khơng bền vững, vì lợi ích ngắn hạn

- Can thiệp vào hoạt động điều hành

Ban Kiểm sốt

- Khơng có thực quyền - Khơng thực hiện được vai trò giám sát HĐQT

Tổng Giám đốc

- Bị chi phối bởi HĐQT

Chƣơng 3. TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Eximbank 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Eximbank 3.1.1. Lịch sử hình thành

NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND (BCB Eximbank, 2008).

Giai đoạn 1991-1995, Eximbank được NHNN và Bộ Tài chính giao thực hiện một số chương trình viện trợ của Thụy Điển và Thụy Sĩ cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu và trở thành ngân hàng có thế mạnh trong việc tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu. Đến năm 1996, Eximbank là một ngân hàng nổi tiếng và vượt tất cả các tổ chức tín dụng khác về thanh toán xuất nhập khẩu, chỉ sau Vietcombank. Tuy nhiên, ngân hàng này đã khơng giữ vững vị trí của mình khi liên quan đến một số hợp đồng cho vay rủi ro và một số vụ án kinh tế lớn dẫn đến nợ khơng có khả năng thu hồi lên đến cả nghìn tỷ, chiếm 65% dư nợ và rơi vào tình trạng mất thanh khoản vào năm 1997. (Lệ Chi – Thanh Lan, 2015). Eximbank thật sự rơi vào bế tắc và có nguy cơ đổ vỡ nên chịu sự kiểm soát đặc biệt và hỗ trợ tài chính của NHNN thơng qua việc giao cho Vietcombank tiếp quản.

Năm 2000, ông Trương Văn Phước, phó Giám đốc NH VCB chi nhánh TP.HCM được điều chuyển về tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc Eximbank. Với sự giám sát và hỗ trợ của NHNN, ơng Phước đã dìu dắt và vực Eximbank trở lại. Đến năm 2005, Eximbank đã thốt khỏi kiểm sốt đặc biệt, bắt đầu có lãi và kiểm soát nợ xấu dưới 3%.

3.1.2. Quá trình phát triển và đi đến giai đoạn suy thối

Cho đến 2006, Eximbank vẫn là một ngân hàng có quy mơ nhỏ với vốn điều lệ 1,212 tỷ và tổng tài sản 18,327 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế đạt 258 tỷ VND. Vào thời điểm đó, Eximbank vẫn chưa đầu tư nhiều lĩnh vực như hiện nay, thế mạnh của ngân hàng là tài trợ xuất khẩu, kinh doanh vàng và ngoại hối. Năm 2007, EIB đã ký kết quan hệ hợp tác chiến

lược với ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản. SMBC được biết đến với thế mạnh trong phân khúc ngân hàng bán lẻ.

Trong vòng 6 năm, từ năm 2006 đến 2011, quy mô tài sản và lợi nhuận của Eximbank tăng trưởng mạnh, là điểm sáng trong hệ thống. Từ một ngân hàng quy mô nhỏ, Eximbank trở thành một ngân hàng tầm trung khi tổng tài sản năm 2011 đạt 183,567 tỷ VND, đứng thứ hai trong hệ thống NHTMCP tư nhân (sau ACB), tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Lợi nhuận đạt 3,039 tỷ VND, gấp hơn 11 lần lợi nhuận năm 2006 và chỉ số ROE là 20.39%.

Bảng 3.1. Tóm tắt thơng tin tài chính EIB, 2006-2011 (tỷ VND)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn và các quỹ 1,947 6,295 12,844 13,353 13,511 16,303 Tiền gửi và GTCG 1,947 6,295 12,844 46,989 79,005 72,864 Cho vay 10,165 18,379 20,856 38,003 61,718 74,045 Đầu tƣ chứng khoán 1,587 6,077 7,518 8,401 20,695 26,377 Tổng tài sản 18,327 33,710 48,248 65,448 131,111 183,567

Lợi nhuận sau thuế 258 463 711 1,132 1,815 3,039

ROEA (%) 18.58 11.25 7.43 8.65 13.51 20.39 ROAA (%) 1.74 1.78 1.74 1.99 1.85 1.93

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của EIB các năm 2006- 2011

Hình 3.1. Tăng trƣởng tài sản EIB giai đoạn 2006 – 2011

Hình 3.2. Tăng trƣởng lợi nhuận của EIB giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn: Tác giả tổng hợp và vẽ biểu đồ từ BCTC 2006 – 2011 của ngân hàng Eximbank

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, sau khi NHNN ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN qui định về hoạt động vay, đi vay, mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD và thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, trích, lập và sử dụng dự phịng rủi ro, những yếu kém trong quản trị của Eximbank dần lộ diện và kết quả kinh doanh liên tục suy giảm trong những năm sau đó.

Giai đoạn suy thối của Eximbank

Năm 2012, cả qui mô tài sản và lợi nhuận của NH này đã bắt đầu suy giảm, tổng tài sản đạt 170,156 tỷ VND, giảm 7% và lợi nhuận đạt 2,139 tỷ VND, giảm 30% so với năm 2011.

Năm 2012 là năm bắt đầu cho hành trình đi xuống của Eximbank khi lợi nhuận liên tục sụt giảm trong các năm sau đó, từ hơn hai nghìn tỷ năm 2012 xuống mức 659 tỷ trong năm 2013, 56 tỷ trong năm 2014 và chỉ còn 40 tỷ trong năm 2015.

Bảng 3.2. Tóm tắt thơng tin tài chính EIB, 2011-2015 (tỷ VND) 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn CSH 16,303 15,812 14,680 14,068 13,145 Tiền gửi và GTCG 72,864 82,339 87,150 104,380 98,731 Cho vay 74,663 74,922 83,354 87,147 84,760 Đầu tƣ chứng khoán 26,377 11,752 14,655 19,923 19,118 Tổng tài sản 183,567 170,156 169,835 161,094 124,850

Lợi nhuận sau thuế 3,039 2,139 659 56 40

ROEA 20.39% 13.32% 4.32% 0.39% 0.29%

ROAA 1.93% 1.21% 0.39% 0.03% 0.03%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của EIB các năm 2011- 2015

Nhưng kết quả này vẫn chưa phải là xấu nhất. Theo kết luận số 34 năm 2015 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2010 – 2013, thông qua việc bán các bất động sản cho Eximland, Eximbank đã ghi nhận thu nhập 1,116 tỷ VND. Eximbank bán các BĐS cho Eximland đồng thời cho Eximland vay để mua các BĐS này, sau đó Eximbank tiếp tục khai thác các BĐS đó nên các giao dịch này phải hủy bỏ vì khơng hợp lệ. Việc điều chỉnh hồi tố nguồn thu nhập trên làm cho lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2014 của Eximbank từ mức 114.01 tỷ VNĐ xuống còn (-834.56) tỷ VNĐ. (T.Thu, 2016)

Một trong những nguyên nhân góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của Eximbank suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2013 - 2015 là việc trích lập dự phịng rủi ro. Điều này lại mở ra một câu chuyện khác về Eximbank, đó là câu chuyện “Nợ xấu”. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank từ năm 2010-2012 ln được kiểm sốt dưới 2%. Cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank là 1.98% nhưng tỷ lệ này tăng đột ngột vào giữa năm 2014 với tỷ lệ là 3.36% và chốt năm là 2.46%. Nhưng đây vẫn chưa phải là con số q bất ngờ vì con số này khơng bao gồm phần nợ xấu Eximbank đã bán cho VAMC. Cuối năm 2013, nợ xấu của Eximbank là 1,652 tỷ, nếu cộng cả nợ cần chú ý thì tổng nợ cũng chưa đến 3,000 tỷ nhưng số nợ Eximbank bán cho VAMC vào năm 2014 là xấp xỉ 4,100 tỷ và nợ xấu còn lại sau khi bán cho VAMC là 2,144 tỷ VND. Nếu tính cả nợ xấu Eximbank đã bán cho VAMC và nợ xấu đã xử lí trong năm 2014 thì tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trong năm 2014 là 7.88% và các năm 2015, 2016 lần lượt là 9.28% và 10.57%

Bảng 3.3. Phân tích tình hình nợ xấu của EIB giai đoạn 2009 - 2016 (tỷ VND) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dƣ nợ 38,382 62,346 74,663 74,922 83,354 87,147 84,760 86,891 Nợ xấu (N3-5) 704 886 1,203 988 1,652 2,144 1,575 2,560 NPL (%) (công bố) 1.83 1.42 1.61 1.32 1.98 2.46 1.86 2.95 Tổng dƣ nợ(*) 38,517 62,346 74,930 75,185 84,460 92,272 91,690 94,303 Nợ xấu(*) 840 886 1,469 1,250 2,758 7,270 8,505 9,972 NPL(*) (%) 2.18 1.42 1.96 1.66 3.27 7.88 9.28 10.57

Ghi chú: (*) Nợ xấu trước khi xử lí trong năm và bán cho VAMC Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của EIB các năm 2009 - 2016

Nguyên nhân tình trạng nợ xấu của Eximbank tăng vọt vào năm 2014 là do NHNN ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, trích, lập và sử dụng dự phịng rủi ro. Ban đầu, thời gian hiệu lực của thông tư này là từ 1/06/2013, thay cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nhưng do phản ứng của các NHTM về khoảng thời gian từ khi ban hành đến khi bắt đầu có hiệu lực quá ngắn, nếu áp dụng sẽ làm nợ xấu tăng vọt nên NHNN đã hoãn thời gian bắt đầu thi hành thông tư này từ ngày 1/06/2014. Theo thông tư 02, việc cơ cấu lại nợ để tránh bị xem là nợ xấu sẽ không được phép và các khoản nợ gia hạn lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn). (Nguyễn Xuân Thành, 2016).

Hình 3.3. Diễn biến nợ xấu và lợi nhuận của Eximbank giai đoạn 2011 – 2015

Ghi chú: (*) Tỷ lệ nợ xấu trước khi xử lí trong năm và bán cho VAMC

Với diễn biến nợ xấu và lợi nhuận bất thường như vậy, Eximbank đã trở thành tiêu điểm chú ý và gây hoang mang cho thị trường. Chỉ trong vòng 4 năm, từ một ngân hàng được NHNN đánh giá và xếp vào nhóm các NH hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống, Eximbank đã rơi vào tình trạng bị kiểm sốt và phải thực hiện tái cấu trúc.

3.2. Cơ cấu quản trị nội bộ và vai trò giám sát của cơ quan chức năng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng quả hoạt động của ngân hàng

3.2.1. Cấu trúc sở hữu của Eximbank

Trước khi phát hành cổ phiếu cho cổ đơng chiến lược nước ngồi là ngân hàng SMBC, cổ đông lớn nhất của Eximbank là ngân hàng VCB với tỷ lệ sở hữu là 15.06%, kế đến là ACB, sở hữu 8.68%, cơng ty Đầu tư Tài chính Sài Gịn – Á Châu sở hữu 5.75%, Prudential VN sở hữu 4.29%, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn sở hữu 3.64% và 62.58% cịn lại thuộc sở hữu của các cổ đơng nhỏ khác.

Hình 3.4. Cấu trúc sở hữu của Eximbank (12/2005)

Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên dữ liệu tổng hợp từ BCTN của Eximbank 2005

Sau khi niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM vào năm 2009, theo thơng tin cơng bố chính thức, Eximbank chỉ có 3 cổ đơng lớn, sở hữu trên 5% cổ phần của Eximbank là Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) sở hữu 15% CP, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) sở hữu 8.19% CP và Quỹ đầu tư VOF (VOF) sở hữu 5.02% CP. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhóm cổ đơng liên quan đến bầu Kiên và ngân hàng ACB sở hữu đến 20% Eximbank.

Đồng thời, thông qua một số công ty con và công ty liên kết, Eximbank, ACB và STB hình thành một mạng lưới sở hữu chồng chéo lẫn nhau, là nhóm NHTMCP có cấu trúc sở hữu phức tạp hàng đầu. (Vũ Thành Tự Anh và cộng sự, 2013)

Hình 3.5. Sở hữu chồng chéo giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ (5/2012)

Nguồn: Lấy từ Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013), Hình 3.6, trang 58

Như vậy, thoạt nhìn thì Eximbank có cấu trúc sở hữu phân tán, khơng có nhóm cổ đơng nào nắm cổ phần ưu thế và kiểm soát tuyệt đối ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhóm cổ đơng liên quan đến bầu Kiên và ngân hàng ACB nắm giữ đến 20%, cộng với việc sở hữu chồng chéo làm gia tăng quyền kiểm sốt của nhóm cổ đơng này đối với Eximbank, dẫn đến việc HĐQT (đại diện nhóm cổ đơng nắm quyền kiểm sốt) điều hành và chi phối hoạt động của ngân hàng theo hướng có lợi cho nhóm cổ đơng đó.

Sau vụ án bầu Kiên, Eximbank đã ngầm diễn ra sự thay đổi chủ sở hữu. Hàng loạt các giao dịch thỏa thuận với khối lượng rất lớn (Phụ lục 3), lên đến hàng chục triệu cổ phiếu được

thực hiện trong giai đoạn này, nhưng do qui định về công bố thông tin đối với cổ đông lớn6 nên thông tin nhóm cổ đơng thối vốn và cổ đông mới của ngân hàng này không được công bố công khai. Tuy nhiên, danh sách ứng cử viên tiết lộ số lượng cổ phần và đại diện cho từng nhóm cổ đơng, trong đó có hai nhóm cổ đơng mới là nhóm cổ đơng đến từ ngân hàng Nam Á và nhóm cổ đơng đến từ cơng ty Âu Lạc. (Hộp 1)

Bảng 3.4. Đại diện cho các nhóm cổ đơng sở hữu Eximbank (Tháng 3/2015)

Đại diện Tỷ lệ % Nhóm cổ đơng Ghi chú

Naoki Nishizawa 10.0496% Đại diện NH SMBC TV HĐQT đương nhiệm

Phạm Hữu Phú 10.1099% Đại diện cho nhóm cổ đơng cá nhân (100

triệu cổ phiếu) TGĐ Eximbank

Trần Ngọc Tâm 10.3938%

16% là đại diện cho nhóm cổ đơng tổ chức

Phó TGĐ Nam Á Bank

Trần Ngơ Phúc Vũ 10.0348% TV HĐQT/TGĐ Ngân

hàng Nam Á Lê Minh Quốc 10.2290% Đại diện cho nhóm cổ đơng từ cty Âu Lạc Phó Chủ tịch HĐQT Cty Âu Lạc Yashuhiro Saitoh 10.0495% Đại diện một nhóm cổ đơng tổ chức

Cổ đơng khác 38.4674%

Nguồn: CafeF – Lộ diện sở hữu mới của cổ đơng tại Eximbank

Hình 3.6. Cấu trúc sở hữu Eximbank theo tỷ lệ đại diện của mỗi nhóm cổ đông (3/2015)

Nguồn: CafeF – Lộ diện sở hữu mới của cổ đông tại Eximbank

6

Cũng bắt đầu từ thời điểm này, sự mâu thuẫn, tranh giành quyền kiểm sốt ngân hàng giữa các nhóm cổ đơng làm cho Eximbank giữa các nhóm cổ đơng đã đẩy ngân hàng này ngày càng lún sâu.

3.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu lên việc hình thành cơ cấu bộ máy quản lý và hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Mặc dù ngân hàng SMBC là đối tác chiến lược với tỷ lệ vốn góp lên đến 15% nhưng quyền kiểm soát và chi phối hoạt động Eximbank vẫn thuộc nhóm cổ đông liên quan đến bầu Kiên với 3 đại diện trong HĐQT là ông Nguyễn Văn Trữ, Phạm Hữu Phú và ông Phạm Trung Cang7.

Từ cuối năm 2006, thời điểm thị trường chứng khoán và BĐS phát triển mạnh, Eximbank bắt đầu thành lập các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực này như: Cơng ty chứng khốn Rồng Việt với tỷ lệ sở hữu là 18.9% (2006), CTCP Đầu tư Sài Gịn Exim, cơng ty BĐS Eximland với tỷ lệ sở hữu 11% và sau đó là hàng loạt các cơng ty khác với hình thức góp vốn hoặc ký HĐ hợp tác toàn diện như Cty BĐS Lâm Nghiệp VN8, công ty BĐS Vinatexland9,…Và một lượng lớn nguồn vốn của Eximbank được tài trợ hoặc ủy thác cho các công ty này để đầu tư vào các mảng như kinh doanh BĐS, vàng và chứng khoán.

Cho vay Bất động sản

Theo số liệu của NHNN, dư nợ BĐS của Eximbank tại thời điểm cuối năm 2007 trên 50% tổng dư nợ, cao thứ nhì trong hệ thống, chỉ sau TNB (Hình 3.7). Do đó, sự đóng băng của

7

Ông Nguyễn Văn Trữ là đại diện phần vốn góp của ACB ở Eximbank từ năm 2005(BCTN Eximbank, 2008); Ơng Phạm Hữu Phú là Phó CT HĐQT Eximbank đồng thời là CT HĐQT Cơng ty Đầu tư Tài chính Sài Gịn Á Châu, CT HĐQT Cty Chứng khoán Rồng Việt, CT HĐQT CTCP BĐS Eximland (Thông tin được tác giả tổng hợp từ Báo cáo quản trị, BCTN Eximbank các năm 2006 – 2015); Ông Phạm Trung Cang là cổ đông sáng lập ACB, TV HĐQT ACB từ khi mới thành lập đến năm 2007 (Theo báo CafeF, 2017)

8

Ơng Hồng Tuấn Khải (TVHĐQT Eximbank) là đại diện góp vốn của Eximbank và là TV HĐQT của cty Cty BĐS Lâm Nghiệp VN (Báo cáo quản trị Eximbank, 2012)

9

. Tháng 03/2008 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Vinatex

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)