Vai trò giám sát của NHNN đối với hoạt động của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 53)

Chƣơng 3 TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK

3.2. Cơ cấu quản trị nội bộ và vai trò giám sát của cơ quan chức năng đối với hiệu quả

3.2.4. Vai trò giám sát của NHNN đối với hoạt động của Eximbank

Ngân hàng nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và làm cơ sở cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Luật NHNN năm 2010 là bước tiến quan trọng trong cơng tác thanh tra, giám sát của NHNN, trong đó thay đổi phương pháp giám sát từ phương pháp truyền thống là giám sát tuân thủ sang giám sát trên cơ sở rủi ro.

Tuy nhiên, đối với những vi phạm ở Eximbank, cơ quan chức năng vẫn chưa đáp ứng được mức độ giám sát tuân thủ, cho thấy sự giám sát thiếu chặt chẽ của các đơn vị chức năng khi không kịp thời phát hiện các vi phạm cơ bản của ngân hàng này đối với các qui định về an toàn hệ thống như như các vi phạm về vượt tỷ lệ sở hữu, cho vay,..Chỉ đến khi ngân hàng này rơi vào tình trạng “bế tắc” với lợi nhuận liên tục suy giảm, tỷ lệ nợ xấu cao nhất nhì trong hệ thống và sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm cổ đơng dẫn đến việc ngân hàng khơng thể tổ chức ĐHCĐ thì các cơ quan thanh tra với vào cuộc. Thanh tra NHNN phát hiện hàng loạt sai phạm của EIB như: vi phạm qui định sở hữu tối đa đối với một cá nhân, cho vay khơng đúng qui trình, hồ sơ chứng từ sử dụng vốn không đầy đủ, giải ngân bằng tiền mặt đối với các khoản bảo lãnh thanh toán, khai khống lợi nhuận,..

Hộp 7. Thông tin HĐ tín dụng Eximbank cấp cho HAG Eximbank cấp cho HAG

HĐ số 2000-LAV-201302293, ngày 18/04/2013. Giá trị 3,155 tỷ VND (140 triệu USD). Ngày giải ngân đầu tiên: 10/04/2013. Kỳ thanh toán đầu tiên: 04/2016. Tài sản thế chấp: Tài sản hình thành trong tương lai từ dự án “Trung tâm thương mại Hoàng

Anh Gia Lai Myanmar” và 196,268,900 cổ phiếu HAN. Số lượng cổ phiếu này đang được thế chấp đồng thời cho 650 tỷ trái phiếu sở hữu bới HDBank và 600 tỷ trái phiếu VPBank sở hữu. (BCTN HAG, 2015) Bên cạnh những vấn đề đã được thanh tra phát hiện và cơng bố, EIB cịn vi phạm nghiêm trọng các qui định về an toàn tín dụng. Theo

Luật các TCTD (2010), tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD đó (Điều 128, khoản 1). Tuy nhiên, vào năm 2013, Eximbank đã cho HAG vay một khoản vay dài hạn là 3,150 tỷ VND, bằng 25.35% VCSH của Eximbank. Khoản vay này tài trợ cho sự án BĐS “Trung tâm thương mại Hoàng Anh Gia

Lai Myanmar”. (Hộp 7) Ngồi khoản vay trên,

Eximbank cịn mua 800 tỷ trái phiếu kỳ hạn 5 năm của HAG theo HĐ số hợp đồng số 1506/2012/HĐ/EIB-HAGL ngày 18 tháng 6 năm 2012. (BCTN HAG, 2015)

Ngồi ra, Eximbank cịn vi phạm một số qui đinh theo Thơng tư 36: Thứ nhất là tỷ lệ góp vốn vào TCTD khác, Eximbank hiện đang sở hữu 9.16% CP Sacombank trong khi qui định tỷ lệ góp vốn của một TCTD đối với TCTD khác phải dưới 5% (Điều 20, khoản 3, mục b); Thứ hai là dư nợ cho vay chứng khoán trên tổng dư nợ là 6.92% trong khi tỷ lệ qui định tối đa là 5%. Trường hợp này có một điểm đáng chú ý là khoản vay này được thế chấp bằng 74.9 triệu cổ phiếu của STB và Cục Thanh tra giám sát NHNN TPHCM (cục II) khơng cho Eximbank xử lí tài sản thế chấp (là cổ phiếu STB) để thu hồi nợ, do đó khoản vay này đã chuyển sang nợ nhóm 3 và phải trích lập dự phịng rủi ro (Minh Hằng, 2017).

Theo thông tư 03/2013/TT-NHNN qui định về hoạt động thơng tin tín dụng của NHNN, qui định việc cập nhật thơng tin hồ sơ tín dụng lên hệ thống CIC chậm nhất 3 ngày sau khi phát sinh hợp đồng tín dụng. Như vậy, các thơng tin tín dụng trên của Eximbank đều đã được cập nhật lên hệ thống CIC và TTNHNN hồn tồn có thể truy cập dữ liệu để kiểm sốt, tuy nhiên, việc này đã không được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc ngân hàng tình huống ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)