Chƣơng 3 TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK
3.2. Cơ cấu quản trị nội bộ và vai trò giám sát của cơ quan chức năng đối với hiệu quả
3.2.3. Mức độ minh bạch thông tin trong ngân hàng Eximbank
Eximbank là một trong số ít ngân hàng được niêm yết và giao dịch trên sàn GDCK. Về mặt nguyên tắc, với các yêu cầu cao hơn và kiểm sốt chặt chẽ hơn về tính minh bạch thơng tin của UBCK đối với các doanh nghiệp niêm yết sẽ tạo động cơ cho nhóm quản trị và điều hành hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thực tế lại khác xa so với kỳ vọng. Những tiêu chí quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch thơng tin gồm: 1) chuẩn mực kế toán áp dụng khi lập báo cáo tài chính; (2) cơng bố thông tin của cổ đông nội bộ, cổ đơng lớn, người có liên quan; (3) chính sách và cơ cấu quản trị.
Thiếu minh bạch trong việc công bố kết quả kinh doanh
Bức tranh lợi nhuận và tăng trưởng của Eximbank trong những năm 2009 – 2012 vô cùng ấn tượng với con số lợi nhuận hàng nghìn tỷ, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ xấu ở Eximbank cao hơn rất nhiều. Một trong những nguyên nhân chính làm cho nợ xấu của Eximbank cao như vậy là do ngân hàng này dành tỷ trọng lớn trong việc đầu tư và cho vay BĐS. Tuy nhiên, ngân hàng này đã che giấu thông tin khi phân loại nợ cho vay BĐS vào các khoản mục như cho vay tư nhân và công cộng hay đưa vào mục cho vay khác. Đi cùng với tỷ trọng cho vay BĐS cao là bức tranh nợ xấu trong những giai đoạn thị trường BĐS đóng băng. Nhưng việc cơ cấu lại nợ nhằm che giấu nợ xấu đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu của NH này luôn ở mức dưới 2%.
Việc không minh bạch thông tin ở Eximbank không chỉ dừng lại ở việc công bố nợ xấu, ngay cả việc công bố lợi nhuận của ngân hàng này cũng không trung thực và điều này chỉ được cơng khai sau khi có sự vào cuộc của cơ quan quản lý. Theo kết luận của Thanh tra NHNN ngày 19/10/2015, Eximbank đã khai khống lợi nhuận lên đến hàng nghìn tỷ bằng cách khai khống giao dịch Mua/Bán tài sản với Eximland. Sau kết luận của Thanh tra NHNN, Eximbank phải ghi giảm thu nhập do thực hiện việc bán tài sản không đúng qui định (thực tế là khai khống việc bán tài sản để khai khống lợi nhuận), ghi giảm lợi nhuận và các chi phí liên quan để đưa tài sản về giá trị ban đầu (T.Thu, 2015).
Thiếu minh bạch trong công bố thông tin cổ đông nội bộ, cổ đơng lớn, ngƣời có liên quan
Ngồi việc phát hiện những sai phạm và không minh bạch trong việc công bố lợi nhuận, Thanh tra NHNN cũng phát hiện các sai phạm trong việc công bố thông tin cổ đông lớn,
một số cổ đông cá nhân nắm giữ > 5% tổng cổ phần của Eximbank, vượt tỷ lệ sở hữu theo qui định của NHNN (Điều 55, khoản 1, Luật các TCTD 2010) (Hộp 4). (T.Thu, 2015) Bên cạnh đó, theo qui định về việc minh bạch thông tin, ngân hàng cần phải công bố tất cả các giao dịch với các bên liên quan, công ty con, công ty liên kết,.. Tuy nhiên, Eximbank hầu như không công bố các giao dịch phát sinh đối với các bên liên quan như: Cho Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDS) vay ngắn hạn hơn 1000 tỷ 6 tháng đầu năm 2012 hay việc ngân hàng này cho Eximland vay 456 tỷ vào năm 2014 (Hộp 5).
Ngoài ra, HĐQT Eximbank cịn nhiều lần “cố tình” chậm trễ trong việc cơng bố thơng tin cụ thể là trong những lần công bố thông tin chuẩn bị cho ĐHĐCĐ. (Hộp 6)
Hộp 5. Một số giao dịch cho vay các bên liên quan của Eximbank
- Theo BCTC 6 tháng đầu năm 2012 của VDS, Eximbank là cổ đông lớn của VDS, sở hữu 10.86% cổ phần. Ơng Phạm Hữu Phú, Phó CTHĐQT Eximbank đồng thời là CTHĐQT VDS. 6 tháng đầu năm 2012, Eximbank đã cho VDS vay 3 hợp đồng vay ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh gồm 1 HĐ kỳ hạn 6 tháng vay 226.5 tỷ và 2 HĐ kỳ hạn 3 tháng với số tiền vay là 40 tỷ và 783 tỷ. Giá trị 3 HĐ lên đến hơn 1000 tỷ trong khi vốn điều lệ của VDS chỉ có 349.8 tỷ.
- Theo BCTC năm 2014 của Eximland thì tồn bộ khoản vay ngắn hạn 456 tỷ của công ty này là vay từ Eximbank và được đảm bảo bằng tài sản là hàng hóa BĐS tồn kho (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) trị giá 490 tỷ VND. Thông thường, các ngân hàng sẽ định giá tài sản theo giá thị trường và giá trị khoản vay được chấp nhận là khoảng 50-60% giá trị TS thế chấp nhưng trong trường hợp này thì giá trị khoản vay lên đến hơn 93% giá trị TS thế chấp.
Hộp 6. HĐQT chậm công bố thông tin cho cổ đông
Kỳ ĐH 29/04/2016, cổ đông đã rất bất ngờ khi thấy hai tờ trình 11 và 12 về việc giảm số lượng TV HĐQT từ 11 xuống 9 theo u cầu của nhóm cổ đơng nước ngoài được đưa thêm vào tài liệu vào sáng 29/04/20016, là ngày diễn ra đại hội. Các cổ đơng cũng phản ánh website của Eximbank sau đó cũng cơng bố 2 tờ trình trên nhưng ghi ngày công bố là ngày 28/04/2016. Việc HĐQT công bố thông tin vào phút cuối cũng như việc nhóm cổ đơng nước ngồi gửi u cầu đúng 3 ngày trước ngày diễn ra ĐHĐCĐ (hạn cuối để các nhóm cổ đơng trên 10% đưa thêm nội dung và cuộc họp ĐHĐCĐ) có liên quan gì với nhau khơng? Liệu có sự liên kết nào giữa nhóm cổ đơng nước ngoài với HĐQT nhằm che đậy thơng tin với nhóm cổ đơng thiểu số?
Ngồi ra, nhóm cổ đơng nước ngồi cịn thể hiện sự thiếu nhất qn và khơng hợp lý khi đưa ra yêu cầu giảm số lượng thành viên HĐQT xuống còn 9 người trong khi chính họ đã thơng qua số lượng 11 người tại ĐHĐCĐ trước đó 4 tháng (15/12/2015) và đề nghị giảm số lượng TVHĐQT cịn 9 người được nhóm cổ đổng này đưa ra khi họ đã có đủ đại diện trong HĐQT, đồng thời lý do nhóm cổ đơng này đưa ra khi u cầu giảm số lượng TVHĐQT cũng không rõ ràng.
Và việc cố tình chậm trễ cơng bố thơng tin của HĐQT Eximbank gần đây nhất là việc công bố thông tin chuẩn bị cho ĐHĐCĐ năm 2017. Sáng ngày 21/04/2017 là thời điểm diễn ra ĐHCĐ TN thì tối 20/04 mới có thơng báo cập nhật Eximbank rút khỏi nội dung đại hội 4 tờ trình: thối vốn STB; (xử lí thù lao đã chi vượt cho HĐQT và BKS) hoàn lại số tiền chi vượt cho HĐQT và BKS trong các năm từ 2013-2015; xin chủ trương về việc chuyển địa điểm trụ sở chính Eximbank; và việc miễn nhiệm chức danh TV HĐQT đối với ông Cao Xuân Ninh. Bên cạnh đó, đại hội TN năm 2017 dự kiến bầu bổ sung 3 TV HĐQT nhưng đến phút cuối 1 TV HĐQT nộp đơn từ nhiệm và danh sách được cho là có 3 ứng cử viên thực chất chỉ là 1 ứng cử viên được đưa vào bầu cử bổ sung HĐQT. Như vậy, thực tế hồn tồn khơng có sự thay đổi gì trong cơ cấu TV HĐQT của Eximbank khi người từ nhiệm và người bổ sung thay thế đều là đại diện của SMBC.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các bài viết sau:
1. A.Hồng, 2017, “Eximbank rút tờ trình địi lại thù lao lãnh đạo cũ”
2. Thời báo tài chính Việt Nam Online, “Xung đột giữa cổ đơng và Hội đồng quản trị Eximbank lại bùng lên”
Thiếu minh bạch trong chính sách và cơ cấu quản trị
ĐHĐCĐ tháng 12/2015 đã thông qua số lượng TV HĐQT là 11 người, tuy nhiên số lượng thành viên hiện tại vẫn chỉ 9 người và gần như HĐQT nỗ lực từ chối bầu bổ sung TV HĐQT nhưng lại ký HĐ thuê cố vấn cao cấp (Thu Hiền Doãn, 2016), việc này thể hiện một số vấn đề: (1) Quyết định thuê hai cố vấn cao cấp này không minh bạch, thông tin không được công bố công khai cho cổ đơng và HĐQT cũng khơng đưa ra tiêu chí, mục tiêu rõ ràng khi thuê cố vấn; (2) Cố vấn có vai trị tư vấn cho HĐQT trong việc định hướng, ra chiến lược kinh doanh,..nhưng không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của HĐQT. Do đó việc Eximbank thuê cố vấn cao cấp nhưng lại từ chối bầu bổ sung thành viên HĐQT có nhằm mục đích dùng cố vấn cao cấp để gây ảnh hưởng lên các quyết định của HĐQT nhưng khơng chịu trách nhiệm với các quyết định đó. Theo thanh tra NHNN, việc Eximbank thuê cố vấn là chưa phù hợp và Eximbank phải chấm dứt việc thuê cố vấn này (Lan Anh, 2017).