Mối quan hệ giữa gánh nặng thuế và tăng trưởng kinh tế/ thu nhập bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do kinh tế, chất lượng quy định và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người, phân tích chi các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao (Trang 34 - 38)

Kinh tế học đã chỉ ra rằng thu từ thuế luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như giá cả, thu nhập, đầu tư, lãi suất, tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu, chi tiêu công. Chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến quy mơ và mức độ động viên của thuế chính là GDP. GDP và số thu từ thuế ln có quan hệ 2 chiều biện chứng với nhau, nghĩa là GDP tăng trưởng thì số thu thuế sẽ tăng lên tỷ lệ tương ứng (ngoại trừ yếu tố như hệ thống thuế kém hiệu quả) và tỷ lệ động viên của thuế ở mức hợp lý thì sẽ góp phần kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu mở rộng từ đó GDP sẽ tăng trưởng theo. Xét về lý thuyết, các nhà kinh tế trường phái trọng cung cho rằng, thuế suất thấp sẽ dẫn đến chi tiêu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất tăng lên. Cắt giảm thuế sẽ tạo động cơ cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, trong khi người tiêu dùng sẽ cảm giác mình có nhiều tiền hơn và chi tiêu nhiều hơn, từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao hơn sẽ kéo theo thu ngân sách của Chính phủ cũng tăng lên dù cho có cắt giảm mạnh thuế suất.

Tiêu biểu cho tư tưởng này là nhà kinh tế học A. Laffer (1940). Ông đã nghiên cứu và đưa ra mơ hình đường cong thể hiện mối quan hệ giữa thuế suất và tổng thu từ thuế, gọi là đường cong Laffer. Dựa trên đường cong lý thuyết, Laffer đã chứng minh được rằng tăng thuế ở Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới năng suất xã hội, tức là ở một mức thuế suất hợp lý, tổng thu từ thuế sẽ là tối đa.

Đường cong Laffer

Trong hình, trục tung mơ tả tổng thu từ thuế T, trục hồnh mơ tả thuế suất t. Ở điểm O, mức thuế suất là 0% được xã hội đồng tình nhất nhưng Chính phủ lại khơng thu được đồng thuế nào. Khi chính phủ áp dụng mức thuế suất tại A’, tốc độ tăng của tổng thu thuế là cao nhất, tổng thu từ thuế là , tương ứng với điểm A trên đường cong Laffer, xã hội đồng thuận với mức này. Khi thuế suất tăng từ A’ lên E’, tổng thu thuế của Chính phủ là lớn nhất (Tmax) tương ứng điểm cân bằng E, nhưng tốc độ tăng của tổng thu thuế lại có xu hướng giảm dần và sự phản đối của người dân cũng tăng dần khi thuế suất càng tăng cao. Nếu chính phủ áp dụng mức thuế suất quá cao, vượt quá điểm E’, tổng thu thuế của chính phủ khơng những khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm mạnh do người dân ngày càng phản đối mạnh mẽ. Điều đó làm gia tăng tình trạng trốn thuế làm thất thu ngân sách và khiến cho động lực sản xuất của xã hội triệt tiêu, làm giảm thu nhập của toàn xã hội. Cùng với đó, áp lực chi phí thuế cao sẽ làm thu hẹp đầu tư, sản xuất và kinh doanh do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế. Nếu chính phủ đánh thuế ở điểm D với mức thuế suất 100%, chính phủ sẽ khơng thu được đồng thuế nào vì hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh của xã hội bị ngưng trệ.

Do đó, nếu muốn tăng tích lũy vốn và mở rộng đầu tư, sản xuất và kinh doanh, A. Laffer đề xuất rằng nên bãi bỏ phương thức đánh thuế lũy tiến và làm giảm gánh nặng thuế tổng thể cho nền kinh tế. Như vậy, nhà nước cần giảm thuế để tăng thu nhập của dân cư và doanh nghiệp để làm tăng cơ hội đầu tư từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra tác động của thuế đối với tăng trưởng. Hầu hết tập trung phân tích tác động của thuế ở cấp độ các quốc gia, trong khi một số nhà nghiên cứu khác đã khảo sát vấn đề trên từ cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là các tiểu bang Hoa Kỳ. Các tác động của các mức thuế suất khác nhau lên tăng trưởng có thể được xác định dễ dàng hơn trong bối cảnh liên bang bởi các tiểu bang trong một quốc gia có điểm tương đồng nhiều hơn so với các nước khác nhau (Helms, 1985; Holcombe và Lacombe, 2004; Tomljanovich, 2004; Reed, 2008). Trong các nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả sử dụng thuế suất trung bình hiệu lực (tỷ lệ tiền nộp thuế so với thu nhập đầy đủ) thuế suất biên có hiệu lực (tiền thuế tăng thêm khi thu nhập tăng thêm một đồng) đại diện cho gánh nặng thuế. Sử dụng các thước đo thuế như vậy, Helms (1985), Mullen và Williams (1994), Miller và Russek (1997), Kneller, Bleaney, và Gemmell (1999), Bleaney, Gemmell, và Kneller (2001), và Folster Henrekson (2001) , Padovano và Galli (2002), Tomljanovich (2004), Holcombe và Lacombe (2004), và Reed (2008) tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa thuế và tăng trưởng. Koester và Kormendi (1989) và Mendoza, Milesi-Ferretti, và Asea (1997), tuy nhiên, không phát hiện bất kỳ tác động tiêu cực đáng kể các loại thuế đối với tăng trưởng. Trong một nghiên cứu khác của Richard Cebula và Je Clark (2014) đã sử dụng tỷ lệ phần trăm của tất cả các loại thuế của một quốc gia để đo lường gánh nặng thuế và thấy rằng gánh nặng thuế có tương quan tiêu cực đáng kể với tăng trưởng GDP bình qn đầu người. Phân tích thực nghiệm gần đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát

(GDP) bình quân đầu người. OECD (2010) chỉ ra rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng bất lợi nhất về tốc độ tăng GDP theo sau thuế thu nhập và tiêu dùng cá nhân.

Ergete Feredeand Bev Dahlby (2012) xem xét tác động của thuế suất trên tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu bảng về tỷ lệ các loại thuế giữa các cấp chính quyền liên bang ở Canada trong giai đoạn 1977-2006. Phân tích thực nghiệm của họ chỉ ra rằng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn có liên quan đến đầu tư tư nhân thấp hơn và tăng trưởng kinh tế chậm hơn, cụ thể là một phần trăm cắt giảm thuế doanh nghiệp dẫn đến 0,1-0,2 phần trăm gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và đầu tư. Ngồi ra bài viết cịn đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế năm 2001 của bang British Columbia (BC) lên sản lượng và tốc độ tăng trưởng của bang này. Kết quả cho thấy trong thời gian dài GDP bình quân đầu người của BC với việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ cao hơn khoảng 16 phần trăm so với không cắt giảm thuế. Như vậy, về lâu dài, việc tăng trong tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người chuyển thành tăng sản lượng trong dài hạn đáng kể cho BC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do kinh tế, chất lượng quy định và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người, phân tích chi các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao (Trang 34 - 38)