Bài nghiên cứu có ưu điểm là thu thập được số lượng mẫu lớn bao gồm 59 quốc gia từ năm 2003 đến 2013. Nhược điểm của bài nghiên cứu liên quan đến những giả định của mơ hình hồi quy với tác động ngẫu nhiên như tính khơng đồng nhất của các hệ số tương quan từ tác động riêng rẽ và ngẫu nhiên. Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở xem xét tác động của các biến quan sát lên thu nhập theo mức độ thu nhập của các quốc gia. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa chỉ ra được ở mức ngưỡng nào của thu nhập hay các yếu tố khác để phát huy tác động của tự do kinh tế, chất lượng quy định hay gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người. Đây cũng là một hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Afonso, Antonio, and Joao Tovar Jalles (2014). Fiscal Composition and Long term Growth. Applied Economics 46 (3): 349-358.
Ali, Abdiweli M., and W. Mark Crain (2002). Institutional Distortions, Economic Freedom and Growth. Cato Journal 21 (3): 415-426.
Ali, Abdiweli M., and W. Mark Crain (2002). Institutional Distortions, Economic Freedom and Growth. Cato Journal 21 (3): 415-426.
Ashby, Nathan J., Avilio Bueno, and Deborah Martinez (2013). Economic Freedom and Economic Development in the Mexican States. Journal of Regional Analysis and Policy 43 (1): 21-33.
Belasen, Ariel R., and R.W. Hafer (2013). Do Changes in Economic Freedom Affect Well Being? Journal of Regional Analysis and Policy 43 (1): 56-64.
Cebula, Richard J., Clark, J.R., and Mixon, Franklin G. (2013). The Impact of Economic Freedom on Per Capita Real GDP: A Study of OECD Nations,” Journal of Regional Analysis and Policy, 34(1): 34-41
Clark, J.R., Peter J. Boettke, and Edward Stringham (2008). Are Regulations the Answer for Emerging Stock Markets? Evidence from the Czech Republic and Poland. Quarterly Review of Economics and Finance 48 (3): 541-566.
Cole, Julio H. (2003). The Contribution of Economic Freedom to World Economic Growth, 1980-99. Cato Journal 23 (2): 189-198.
Chris Doucouliagos and Mehmet Ulubasoglu (2004), Economic Freedom and Economic Growth: selection, specification and genuine, School of accounting, Economics and Finance, Faculty of Business and Law, Deakin University.
Dawson, John W. (2003). Causality in the Freedom-Growth Relationship. European Journal of Political Economy 19 (3): 479-495.
De Haan, Jakob and Jan-Egbert Sturm (2000). On the Relationship between Economic Freedom and Economic Growth. European Journal of Political Economy 16 (2): 215-241. Heritage Foundation (2014). Economic Freedom Indices: About the Index.
Ergete Feredeand Bev Dahlby (2012), The impact of tax cuts on Economic Growth: Evidence from the canadian province, National Tax Journal, 65 (3), 563–594.
Farr, W. Ken, Richard A. Lord, and J. Larry Wolfenbarger, (1998). Economic Freedom, Political Freedom, and Economic Well-Being: A Causality Analysis. Cato Journal 18: 247–262.
Grubel, Herbert G. (1997). Economic Freedom and Human Welfare: Some Empirical Findings. Cato Journal 18 (2): 287-304.
Gwartney, James, Robert Lawson, and Randall Holcombe (1999). Economic Freedom and the Environment for Economic Growth. Journal of Institutional and Theoretical Economics 155, 643–663.Economic Freedom: Theory First, Empiricism After Judit Kapás and Pál Czeglédi.
Heckelman, Jac C., and Michael D. Stroup (2000). Which Economic Freedoms Contribute to Economic Growth? Kyklos 53 (4): 527-544 Heritage Foundation (2014). Economic Freedom Indices: Explore the Data.
Henryk Gurgul and Lukasz Lach (2011), The nexus between economic freedom and growth: Evidence from CEE countries in transition, Department of Applications of Mathematics in Economics, AGH University of Science and Technology in Cracow.
http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1817846. http://www.heritage.org/Index/Explore.aspx.
James Gwartney, Robert Lawson (2002) The concept and measurement of economic freedom.
James Gwartney, Robert Lawson,& Joshua Hall with the assistance of Ryan Murphy with Fred McMahon, Indra de Soysa,and Krishna Chaitanya Vadlamannati, Economic Freedom of the World 2014 Annual Report.
Mulholland, Sean E., and Rey Hernandez-Julian (2013). Does Economic freedom Lead to Selective Migration by Education? Journal of Regional Analysis and Policy 43 (1): 65-87. Heckelman, Jac C., and Michael D. Stroup (2000). Which Economic Freedoms Contribute to Economic Growth? Kyklos 53 (4): 527-544
Wiseman, Travis, and Andrew T. Young (2011). Economic Freedom, Entrepreneurship, and Income Levels: Some U.S. State-Level Empirics.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: 10 thước đo để đo lường tự do kinh tế theo Heritage Foundation 2014.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Quyền sở hữu. Khả năng tích lũy tài sản cá nhân và sự giàu có được hiểu là
một động lực trung tâm cho người lao động và các nhà đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Việc công nhận quyền sở hữu tư nhân và có một quy tắc hiệu quả của pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu đó là những đặc trưng quan trọng của một nền kinh tế thị trường đầy đủ chức năng. Quy định của pháp luật tạo cho người dân sự tự tin để thực hiện các hoạt động kinh doanh, tiết kiệm thu nhập của họ, và có những kế hoạch dài hạn bởi vì họ biết rằng thu nhập, tiết kiệm của họ, và bất động sản (cả tài sản thực và trí tuệ) được an tồn khỏi sự tước đoạt bất công hoặc bị đánh cắp. Việc bảo vệ tài sản cá nhân đòi hỏi một hệ thống tư pháp độc lập và có trách nhiệm, bình đẳng và khơng phân biệt đối xử. Sự độc lập, minh bạch và hiệu quả của hệ thống tư pháp đã được chứng minh là yếu tố quyết định về triển vọng của một quốc gia đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn. Một hệ thống như vậy cũng là quan trọng để duy trì hịa bình, an ninh và bảo vệ nhân quyền. Nếu sự bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật càng lớn thì chỉ số tự do quyền tư hữu càng lớn.
Kiểm sốt tham nhũng. Tham nhũng chính trị của các quan chức thể hiện ở
nhiều hình thức, bao gồm cả hối lộ, tống tiền, biển thủ và mua chuộc, và nó cho phép một số công chức cướp đi hoặc kiếm lợi nhuận bất hợp pháp từ các quỹ công cộng hoặc lạm dụng quyền lực chính trị. Tham nhũng có thể lây nhiễm tất cả các bộ phận của một nền kinh tế một cách có hệ thống. Có một mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ can thiệp của chính phủ trong hoạt động kinh tế và số tiền tham nhũng. Đặc biệt, quy
định của chính phủ quá mức và dư thừa tạo cơ hội cho hối lộ hoặc tham nhũng. Ví dụ, một quốc gia áp đặt rất nhiều rào cản nặng nề vào hoạt động kinh doanh, bao gồm cả thủ tục hành chính phức tạp và chi phí giao dịch cao, có thể khuyến khích hối lộ và khuyến khích sự tương tác trong thị trường bất hợp pháp. Như vậy tham nhũng chính trị gây cản trở đến sự hiệu quả của thị trường. Tự do không bị tham nhũng là chỉ số cho thấy mức độ mà một nền kinh tế khơng chịu tác động bởi các hình thức tham nhũng. Trong đó, đảm bảo tính minh bạch là chìa khóa để đối phó hiệu quả với tham nhũng. Sự cởi mở trong thủ tục và quy trình quản lý có thể thúc đẩy đối xử cơng bằng và hiệu quả cao hơn.
VAI TRỊ GIỚI HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN
Tự do tài khóa. Tự do tài khóa là một thước đo trực tiếp mức độ mà chính phủ
cho phép các cá nhân và các doanh nghiệp giữ, quản lý thu nhập và tài sản của họ vì lợi ích của chính họ. Một chính phủ có thể áp đặt gánh nặng tài chính đối với hoạt động kinh tế thơng qua thuế, phải làm như vậy vì chính phủ phải gánh chịu nợ cơng mà cuối cùng phải được trả bằng nguồn thu từ thuế. Các mức thuế suất thuế áp đặt lên mỗi cá nhân thực tế là việc cắt giảm lợi nhuận từ thành quả làm việc hoặc tham gia vào một liên doanh mới; bất cứ điều gì cịn lại sau khi trừ thuế là phần thưởng thực tế của cá nhân đối với các nỗ lực của họ. Vì vậy, nếu chính phủ nâng mức thuế suất lên, phần thưởng này sẽ ít hơn và động cơ làm việc của cá nhân cũng giảm đi. Ý tưởng cơ bản là thuế cao hơn không chỉ cản trở khả năng của các cá nhân và doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu của mình trên thị trường, nó cũng có thể làm giảm động lực để làm việc, tiết kiệm, đầu tư, hoặc chấp nhận rủi ro.
Trong khi mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp là quan trọng đối với tự do kinh tế, nhưng chúng khơng phải là một thước đo tồn diện về gánh nặng
hàng, và các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như thuế quan và thuế giá trị gia tăng. Trong chỉ số tự do kinh tế, gánh nặng của các khoản thuế này được đo bằng gánh nặng thuế tổng thể từ tất cả các hình thức đánh thuế theo phần trăm của tổng GDP.
Chi tiêu của chính phủ/ Độ lớn của nhà nước. Chi phí của chính phủ quá mức
là một vấn đề trung tâm trong tự do kinh tế, cả về tạo ra nguồn thu (xem phần tự do tài khóa ở trên) và trong điều kiện chi tiêu. Chi tiêu chính phủ đến từ nhiều hình thức. Ví dụ, chính phủ chi tiêu để cung cấp cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, hoặc cải thiện vốn con người, chi tiêu hàng hóa cơng…Tất cả các chi tiêu chính phủ cuối cùng phải được tài trợ bằng thuế, tuy nhiên, xuất hiện một chi phí cơ hội. Chi phí này là giá trị của tiêu dùng cá nhân hoặc đầu tư đã bị bỏ qua do phần thu nhập bị mất đi để nộp thuế.
Chi tiêu chính phủ quá mức sẽ dẫn đến một nguy cơ lấn át các hoạt động kinh tế tư nhân. Thậm chí nếu một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thông qua chi tiêu chính phủ nhiều hơn, tăng trưởng kinh tế như vậy có xu hướng được chỉ là tạm thời, làm méo mó phân bổ các nguồn lực trên thị trường và khuyến khích đầu tư tư nhân, thậm chí tệ hơn còn dẫn đến quan liêu, năng suất thấp, kém hiệu quả, và áp đặt một gánh nặng nợ công lớn hơn cho thế hệ tương lai. Như kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế trong những năm gần đây, mức độ cao của nợ cơng tích lũy thơng qua chi tiêu chính phủ làm suy yếu sự tự do kinh tế và ngăn chặn sự tăng trưởng kinh doanh năng động.
HIỆU QUẢ ĐIỀU TIẾT
Tự do kinh doanh. Tự do kinh doanh là về quyền tạo ra, điều hành một doanh
nghiệp làm kinh tế, tài chính, ra quyết định về quản lý, và đóng cửa một doanh nghiệp mà khơng có can thiệp q mức của nhà nước trong đó những quy định rườm rà và khơng cần thiết là những rào cản phổ biến nhất. Có nhiều quy định cản trở việc kinh
doanh và tạo ra lợi nhuận, nhưng vấn đề gây phiền toái nhất cho các doanh nghiệp là những quy định có liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh mới. Ở một số nước, cũng như nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ, các thủ tục để có được giấy phép kinh doanh đơn giản như việc gửi thư đăng ký với một khoản phí tối thiểu. Tại Hong Kong có được một giấy phép kinh doanh chỉ cần điền vào một mẫu duy nhất, và quá trình này có thể được hồn thành trong một vài giờ. Trong nền kinh tế khác, như Ấn Độ và các nước ở Nam Mỹ, quá trình xin giấy phép kinh doanh mất nhiều thời gian hơn, bao gồm các chuyến đi dài bất tận đến văn phịng chính phủ và các cuộc gặp gỡ với các quan chức khơng chính thức lặp đi lặp lại và đơi khi cịn xuất hiện tham nhũng. Tóm lại, tự do kinh doanh là một chỉ số tổng thể nói lên hiệu quả của các quy định của Chính phủ về kinh doanh. Điểm số tự do kinh doanh càng cao khi các quy định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình kinh doanh từ khi bắt đầu, điều hành, và đóng cửa một doanh nghiệp.
Tự do lao độnglà việc các cá nhân tự do làm việc nhiều như họ muốn và bất cứ
nơi nào họ muốn.Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cũng tự do ký hợp đồng lao động và sa thải công nhân dơi dư khi họ khơng cịn cần thiết. Đó là một cơ chế quan trọng để nâng cao năng suất và duy trì tăng trưởng kinh tế tổng thể. Các nguyên tắc cốt lõi của bất kỳ thị trường là tự do, trao đổi tự nguyện. Điều đó ln đúng trong thị trường lao động lẫn trong thị trường cho hàng hoá. Nhà nước can thiệp vào thị trường lao động bằng một loạt các hình thức, bao gồm kiểm sốt tiền lương, hạn chế về tuyển dụng và sa thải, và những hạn chế khác. Quy định về lao động cứng nhắc ngăn chặn người sử dụng lao động và người lao động tự do đàm phán về điều khoản và điều kiện làm việc, kết quả là khơng có sự tương thích của cung cầu lao động. Nói chung, mức độ tự do lao động trong nền kinh tế càng lớn, sẽ làm giảm thất nghiệp và nền kinh tế đó càng hiệu quả và có năng suất cao.
Tự do tiền tệ. Tự do tiền tệ đòi hỏi một đồng tiền ổn định và giá cả là do thị trường quyết định. Cho dù là doanh nghiệp hay người tiêu dùng đều cần một đồng tiền ổn định và đáng tin cậy như một phương tiện trao đổi, đơn vị tính tốn, và lưu trữ giá trị. Khơng có tự do tiền tệ, rất khó để tạo ra giá trị lâu dài, tích tụ vốn. Giá trị của đồng tiền của một quốc gia có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi chính sách tiền tệ của chính phủ nước này. Với một chính sách tiền tệ được lập ra nhằm chống lạm phát, duy trì ổn định giá cả, và bảo vệ tài sản quốc gia, mọi người có thể dựa vào giá cả thị trường trong tương lai gần. Và cũng do đó, đầu tư, tiết kiệm, và kế hoạch dài hạn khác có thể được thực hiện một cách tự tin hơn. Ngược lại, một chính sách khơng chống lại lạm phát sẽ tịch thu tài sản bằng một loại thuế vơ hình, làm méo mó giá cả, và tăng chi phí kinh doanh. Khơng có lý thuyết độc lập nào về chính sách tiền tệ đúng đắn là phù hợp với một xã hội tự do. Tuy nhiên ngày nay hầu như tất cả các lý thuyết tiền tệ đều ủng hộ cho lạm phát thấp và một ngân hàng trung ương độc lập.
ĐỘ MỞ CỦA THỊ TRƯỜNG
Tự do thương mại. Tự do thương mại phản ánh độ mở của nền kinh tế với
dịng chảy của hàng hóa và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới và khả năng của công dân có thể tương tác một cách tự do như người mua hay người bán trên thị trường quốc tế. Hạn chế thương mại có thể tự biểu hiện trong hình thức thuế quan, thuế xuất khẩu, hạn ngạch thương mại, hoặc lệnh cấm thương mại hoàn toàn. Tuy nhiên, hạn chế thương mại cũng xuất hiện trong những cách tinh tế hơn, đặc biệt trong các hình thức rào cản pháp lý. Mức độ mà chính phủ cản trở dịng chảy tự do của thương mại quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đuổi mục tiêu kinh tế và tối đa hóa năng suất cũng như sự no ấm của cá nhân. Ví dụ như thuế quan trực tiếp làm tăng các mức giá mà người tiêu dùng địa phương trả cho hàng nhập khẩu từ nước ngồi, và cũng làm kích thích sản xuất cho các nhà sản xuất địa phương, khiến họ phải sản xuất sản phẩm mà họ
thiếu lợi thế so sánh. Điều này gây trở ngại cho hiệu quả kinh tế tổng thể và tăng trưởng.
Tự do đầu tư. Một môi trường đầu tư tự do và cởi mở tạo cơ hội tối đa cho kinh
doanh và khuyến khích mở rộng hoạt động kinh tế, năng suất cao hơn, và tạo việc làm nhiều hơn. Một môi trường như vậy khơng chỉ mang lại lợi ích cho các công ty, cá nhân chấp nhận rủi ro kinh doanh để kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn, mà cịn cho tồn thể xã hội. Một môi trường đầu tư hiệu quả được đặc trưng bởi tính minh bạch và cơng bằng, hỗ trợ tất cả các công ty chứ không phải chỉ những công ty lớn hoặc công ty chiến lược, từ đó khuyến khích sự đổi mới và cạnh tranh.
Việc hạn chế về di chuyển vốn, cả trong nước và quốc tế, làm suy yếu phân bổ hiệu quả các nguồn lực và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế.