Mối quan hệ giữa chất lượng quy định và tăng trưởng kinh tế/ thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do kinh tế, chất lượng quy định và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người, phân tích chi các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao (Trang 38 - 41)

nhập bình quân đầu người.

Lịch sử học thuyết kinh tế đã trải qua nhiều lý thuyết tăng trưởng kinh tế, trong đó lý thuyết tăng trưởng kinh tế dài hạn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc mơ hình Solow; theo đó tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dài hạn phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và tốc độ tăng dân số ( được xem là các yếu tố bên ngồi mơ hình). Cũng trong khoảng thời gian trên, lý thuyết tăng trưởng ngắn hạn chịu ảnh hưởng mạnh bởi mơ hình Keynes, trong đó cầu đóng vai trị trung tâm trong điều chỉnh kinh tế. Các nghiên cứu sau này cho rằng tiến bộ công nghệ phụ thuộc vào các nhân tố kinh tế và chính trị, vì vậy lý thuyết kinh

tế cũ khơng cịn phù hợp nữa; một lý thuyết tăng trưởng mới ra đời vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước: lý thuyết tăng trưởng nội sinh.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cơ bản vẫn dựa trên khuôn khổ của lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển vì vẫn cho rằng một trong những kênh quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh là vốn đầu tư. Thậm chí lý thuyết tăng trưởng nội sinh còn cho rằng vốn sản xuất đóng vai trị quan trọng nhất tới tăng trưởng và là nhân tố cơ bản tạo cơ sở cho sự ra đời và tích tụ các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, nguồn gốc của tăng trưởng (Boyer và Didier, 2000). Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai lý thuyết cũng rất đáng kể. Nếu như lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho rằng tiết kiệm và đầu tư dẫn tới tăng trưởng tức thời, đồng thời tỷ lệ lợi tức trên vốn giảm dần, buộc nền kinh tế phải phát triển theo một quỹ đạo tăng trưởng ổn định xác định theo cơ chế “dừng”, thì ngược lại, theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư có thể dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng lên và chất lượng phát triển ngày càng tốt hơn.

Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc thù riêng nên mức độ tiếp cận các luồng tri thức, mức độ tham gia trao đổi hàng hoá, sản phẩm sẽ khác nhau. Các quốc gia khơng có cùng một nhịp độ tăng trưởng kinh tế dài hạn giống nhau và con đường dẫn đến sự tăng trưởng cũng rất đa dạng, phong phú; chính ở đây, các chính phủ có thể đề ra đường lối chính sách phát triển của mình cho phù hợp với đặc điểm mỗi nước. Vì vậy, lý thuyết này đề cao vai trị của Chính phủ, thơng qua các cơ chế, chính sách của mình, Chính phủ có thể tác động tới tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế vì các hoạt động chính sách của Chính phủ như tăng giảm thuế, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, điều chỉnh quy tắc ứng xử thông qua hệ thống pháp luật..., đều có thể tác động tới các hoạt động tích lũy tư bản phát minh, sáng chế, đầu tư công và phát triển nguồn nhân lực… có thể tạo ra sự tăng

lượng các quy định, chính sách của Chính phủ có thể ảnh hưởng lớn (tốt hoặc xấu) tới tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.

Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến chất lượng của các quy định, luật lệ trong mối quan hệ với việc thúc đẩy hay kìm hãm hiệu suất của nền kinh tế. Để kiểm tra tác động này, họ kiểm tra giữa hai thị trường chứng khoán đại diện cho hai nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ và ít được kiểm sốt, thị trường nào hoạt động hiệu quả hơn, đó là thị trường chứng khốn Ba Lan (Warsaw Stock Exchanges) với sự giám sát chặt chẽ của chính phủ và Cộng hịa Séc (Prague Stock Exchanges) với rất ít sự giám sát. Có hai ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này. Neal và Davis (2005) và Stringham (2003) cho thấy rằng thị trường chứng khốn đã phát triển thành cơng với rất ít sự giám sát của chính phủ, trong khi đó nhiều tác giả khác (bao gồm Black, 2001; Coffee, 1999; Frye, 2000; Glaeser et al, 2001; Mlčoch năm 2000; Pistor, năm 2001, và Stiglitz, năm 1999, Zhang, 2006) lập luận rằng nước Cộng hịa Czech và chính phủ các nước Đơng Âu khác cần kiếm soát nhiều hơn cho thị trường chứng khốn mới nổi của mình. Họ cho rằng thị trường chứng khoán Warsaw, được xem như được kiểm soát nhiều hơn, đã vượt trội so với thị trường chứng khoán Prague được xem như là phần lớn không được kiểm sốt.

Như vậy gia tăng các quy định có phải là chìa khóa của bài tốn gia tăng hiệu suất nền kinh tế? Clark, J.R., Peter J. Boettke, và Edward Stringham (2008) cho rằng các bằng chứng từ kinh nghiệm Czech đã bị hiểu sai. Với nghiên cứu nhìn vào chiều sâu của thị trường chứng khốn, cụ thể là vốn hóa thị trường trên đầu người, các ơng cho thấy rằng (a) các thị trường vốn Czech đã bị cản trở bởi sự can thiệp của chính phủ từ giai đoạn đầu, (b) các bằng chứng về hiệu suất cao của Ba Lan không phải là mạnh mẽ như đã nghĩ, và (c) giám sát và điều tiết ở Cộng hịa Séc là khơng đủ chất lượng, thiếu các biện pháp khuyến khích thích hợp, và khơng có khả năng đem lại lợi ích thị trường. Hàm ý của bài viết mà nhóm tác giả này muốn nhấn mạnh đó là muốn gia tăng

hiệu suất thị trường khơng phải nhìn vào số lượng các quy định của chính phủ nhiều hay ít mà phải xem xét các quy định này có phù hợp và khuyến khích khu vực tư nhân phát triển hay không.

Richard Cebula và Je Clark ( 2014) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa chất lượng quy định và thu nhập bình quân đầu người trên các nước OECD và non- G8 OECD giai đoạn 2003 đến 2007. Bài viết tìm thấy mối quan hệ này là tích cực và được củng cố ở cả hai mẫu, cụ thể là một mức độ cao hơn của chất lượng quy định sẽ mang lại mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do kinh tế, chất lượng quy định và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người, phân tích chi các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao (Trang 38 - 41)