Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của điều chỉnh lợi nhuận đến thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài

TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển được hơn 15 năm, cùng với lịch sử 15 năm, là sự ra đời của các doanh nghiệp, sự gia tăng của hoạt động IPO, cổ phần hóa, niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Cùng với lịch sử 15 năm, là sự phát triển của TTCK, sự gia tăng trong tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn/GDP… sự đóng góp của TTCK vào kênh huy động vốn của các doanh nghiệp tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với lịch sử 15 năm, là sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu và sự hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính thế giới. TTCK Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Họ có thể là các NĐT cá nhân, cũng có thể là các định chế tài chính, các quỹ đầu tư… Cùng với sự gia tăng trong số lượng NĐT, thì thanh khoản thị trường cũng đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể, tuy vậy, so với với các quốc gia trung khu vực và thế giới thì vẫn ở mức khiêm tốn. Bằng chứng cụ thể nhất là TTCK Việt Nam – thuộc nhóm thị trường cận biên (Frontier Market), theo xếp hạng của MSCI. Trong khi thanh khoản ảnh hưởng đến dòng chảy của vốn, sự tăng trưởng và phát triển của thị trường, điều này càng quan trọng hơn đối với những thị trường cịn sơ khai. Do đó, việc cải thiện thanh khoản thị trường ln là một việc đáng lưu ý ở khía cạnh cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp niêm yết. Có nhiều yếu tố tác động đến thanh khoản cổ phiếu, tuy nhiên, xem xét ở vai trò là nhà tạo lập thanh khoản (nhà tạo lập thị trường, các nhà đầu cơ…) sẽ ưu thích các cổ phiếu mà thơng tin là minh bạch, trong khi đó, việc điều chỉnh lợi nhuận (là sự can thiệp có cân nhắc trong q trình cung cấp thơng tin tài chính) có thể dẫn đến sự bất cân xứng thơng tin lớn hơn và chi phí giao dịch cao hơn sẽ tác động đến thanh khoản của cổ phiếu. Do đó, sẽ cần thiết khi xem xét tác động của điều chỉnh lợi nhuận lên thanh khoản cổ phiếu là như thế nào, Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu này. Dưới góc độ học thuật, nghiên cứu này,

bổ sung thêm một bằng chứng thực nghiệm (nếu có) về tác động của điều chỉnh lợi nhuận lên thanh khoản cố phiếu. Đồng thời có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính, người mơi giới chứng khốn và người sử dụng khác có được quyết định hợp lý, hiệu quả khi đưa ra quyết định đầu tư.

Nghiên cứu đã xây dựng một mẫu nghiên cứu bao gồm 812 quan sát của 116 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HSX) trong giai đoạn 7 năm từ 2009 đến 2015. Sau đó, để giải quyết câu hỏi “tác động của điều chỉnh lợi nhuận

lên thanh khoản của cổ phiếu tại TTCK Việt Nam là như thế nào?”, tác giả đã lần

lượt tiến hành các bước phân tích sau đây. Thứ nhất, đo lường thanh khoản của cổ phiếu dựa trên 3 cách khác nhau, (i) thanh khoản theo khối lượng giao dịch hàng ngày (TURNOVER), (ii) tỷ số thanh khoản theo Amihud (2002) (ILQ hay ILLIQUIDITY) dựa trên tỷ số TSSL/ khối lượng giao dịch bình qn và (iii), tỷ số số ngày khơng có biến động giá (PZR). Thứ hai, đo lường điều chỉnh lợi nhuận, tác giả

sử dụng mơ hình điều chỉnh của mơ hình Jones (1991), biến DA được xác định sau một phép hồi quy theo phương pháp OLS. Tiếp theo, tác giả thực hiện các phép hồi quy theo dữ liệu bảng (panel data) với phương pháp được lựa chọn là hồi quy hiệu ứng cố định (fixed effects). Cuối cùng, nghiên cứu đạt được một số kết luận như sau:

Thứ nhất, thông qua 3 cách đo lường thanh khoản khác nhau (TURNOVER, ILQ, PZR), thông qua phép hồi quy dựa trên phương pháp hồi quy theo hiệu ứng cố định (fixed effects), kết quả chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa DA (đại diện điều chỉnh lợi nhuận) với TURNOVER và mối quan hệ đồng biến giữa DA với ILQ và PZR. Tức là, doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận càng cao thì tỷ số khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trên tổng số cổ phiếu lưu hành càng thấp, đồng thời tỷ số trung bình của TSSL hàng ngày trên khối lượng giao dịch hàng ngày càng cao, và tỷ số số ngày khơng có biến động giá trong năm giao dịch của cổ phiếu cũng càng cao. Tựu trung lại, tác động của điều chỉnh lợi nhuận lên thanh khoản cổ phiếu là tác động nghịch biến, các doanh nghiệp có

hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng nhiều thì thanh khoản cổ phiếu càng thấp.

Thứ hai, kết quả hồi quy cũng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa Quy mô (SIZE) với thanh khoản và mối quan hệ nghịch biến giữa địn bẩy tài chính (LEV) với thanh khoản. Biến quy mô (SIZE) thể hiện mối quan hệ đồng biến, hàm ý các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thanh khoản càng tốt. Biến LEV thể hiện mối quan hệ nghịch biến, tức là doanh nghiệp có vay nợ càng nhiều (địn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ/ tổng tài sản) thì thanh khoản cổ phiếu càng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của điều chỉnh lợi nhuận đến thanh khoản của cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)