Hệ số hồi quy Std. Error (t-Statistic) Prob.
Intercept 0.7673 (1.537) 0.125 DA 1.591*** (4.639) 0.000 SIZE -0.173*** (-3.550) 0.000 SDRET 5.6392 (0.631) 0.528 PRICE 0.1252 (1.028) 0.304 LEV 1.687*** (3.145) 0.002 PPE -0.9333 (-1.441) 0.150 Số quan sát 812 R-squared 0.3943 Adjusted R-squared 0.2881 F-statistic 3.7123 Prob(F-statistic) 0.0000
Ký hiệu ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: tác giả tổng hợp dựa vào kết quả hồi quy được thực hiện trên Eview
Kết quả trong bảng 4.9 cho thấy, hệ số hồi quy của biến đại diện điều chỉnh lợi nhuận (DA) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và cùng mang dấu dương (+) với độ lớn của hệ số hồi quy là 1.591. Dấu dương (+) trong bảng kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa DA với ILQ, tức là, doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận càng cao thì ILQ càng cao. Mà ILQ càng cao, tức là tỷ số trung bình của TSSL hàng ngày trên khối lượng giao dịch hàng ngày càng cao, hàm ý về chi phí của việc mua hoặc bán lớn và đại diện cho thanh khoản kém. Tựu trung lại, các doanh nghiệp có điều
chỉnh lợi nhuận càng cao thì thanh khoản của doanh nghiệp đó càng kém và ngược lại. Kết quả này là phù hợp với các kỳ vọng trong giả thuyết H1 cũng như là phù hợp với hệ số tương quan giữa biến ILQ và DA trong phân tích tương quan ở phần 4.4.2. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ascioglu cùng cộng sự (2011) về mối tương quan đồng biến giữa điều chỉnh lợi nhuận và thanh khoản của cổ phiếu theo cách đo lường ILQ (Amihud 2002). Về độ lớn của hệ số hồi quy, kết quả trong bảng 4.9, hệ số hồi quy của biến DA bằng 1.591, kết quả này chỉ ra, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi điều chỉnh lợi nhuận tăng thêm 1 đơn vị, thì ILQ, hay tỷ số trung bình của TSSL hàng ngày trên khối lượng giao dịch hàng ngày tăng thêm 1.591 đơn vị.
Ở nhóm các biến kiểm sốt, hệ số hồi quy của biến quy mơ (SIZE) và biến địn bẩy tài chính (LEV) có ý nghĩa thống kê, trong khi SDRET, PRICE và PPE không có ý nghĩa thống kê. Biến quy mơ (SIZE) thể hiện mối quan hệ nghịch biến với biến ILQ, hàm ý các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, ILQ càng nhỏ, tức là thanh khoản càng tốt. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong mơ hình khi biến thanh khoản là TURNOVER. Bên cạnh đó, biến LEV thể hiện mối quan hệ đồng biến với ILQ, tức là doanh nghiệp có vay nợ càng nhiều (địn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ/ tổng tài sản) thì thanh khoản cổ phiếu càng thấp.
4.5.3. Mơ hình PZR (thanh khoản theo tỷ số ngày không biến động giá)
Thanh khoản của cổ phiếu được đại diện bằng biến PZR và được hồi quy theo các biến phụ thuộc theo phương trình cụ thể như sau:
PZRit = β0 + β1DAit + β2SIZEit + β3 SDRETit +
β4PRICEit + β5LEVit + β6PPEit + εit
Phương trình trên cũng được hồi quy lần lượt với 3 phương pháp: pooling, fixed effect và random efffect, sau đó, 2 kiểm định Hausman và Lagrange Multiplier cũng được thực hiện. Kết quả của 2 kiểm định được trình bày trong bảng 4.10. Kết quả của 2 kiểm định LR và Hausman đều chỉ ra, phương pháp phù hợp nhất cho mơ hình là fixed effects. Sau khi lựa chọn được phương pháp hồi quy (fixed effects),
kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.11.