MãCP Tên công ty Ảnh hưởng Lý do
OGC CTCP Tập đoàn
Đại Dương
Lợi nhuận trước thuế giảm 780 tỷ
Tăng chi phí tài chính
Tăng chi phí dự phịng
PPC CTCP Nhiệt
điện Phả Lại thêm 90 tỷ đồng Lợi nhuận tăng
Ảnh hưởng của cơng ty liên kết, do kiểm tốn tăng lợi nhuận. Ghi nhận chi phí do chênh lệch lỗ tỷ giá
Hà Nội thêm 36.8 tỷ đồng Thơng tư 202
VIC CTCP Tập đồn
Đầu tư VN
Lợi nhuận tăng 83 tỷ đồng
Ghi nhận giảm trừ doanh thu, thu nhập khác và thuế
VHG CTCP ĐT Cao
Su Quảng Nam
Lợi nhuận tăng 4.3
tỷ đồng Phân bổ thừa chi phí
S99 CTCP SCI Lợi nhuận tăng 2.6
tỷ đồng Điều chỉnh báo cáo công ty con
SCR CTCP Địa ốc
Sacomreal
Lợi nhuận tăng 22.5 tỷ đồng
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lập dự phịng các cơng ty con năm 2015
DHP CTCP Điện Cơ
Hải Phòng
Lợi nhuận giảm 2.3
tỷ đồng Giảm doanh thu tài chính
FID CTCP ĐT&PT
DN Việt Nam
Lợi nhuận tăng 1.7
tỷ đồng Điều chỉnh chi phí tại cơng ty con
S12 CTCP Sông Đà
12
Giảm lợi nhuận
11.7 tỷ đồng Tăng giá vốn hàng bán
TVD CTCP Than
Vàng Danh
Lợi nhuận tăng 9.1
tỷ đồng Do chưa quyết toán với TKV
NDN CTCP ĐT PT
Nhà Đà Nẵng Lợi nhuận giảm 1.5 tỷ đồng Do không loại trừ các khoản cổ tức và doanh thu nội bộ
GIL CTCP SXKD
XNK Bình Thạnh Khơng đề cập tăng giảm Do doanh thu và chi phí nội bộ
RIC CTCP Quốc Tế
Hoàng Gia
Lợi nhuận giảm
13.6 tỷ đồng Do sử dụng tỷ giá và trích lập dự phịng
PTL CTCP ĐTHT và
Đơ thị Dầu khí
Lợi nhuận giảm 5.3 tỷ đồng
Chi phí tại cơng ty con và điều chỉnh
doanh thu chi phí bán hàng
HDG CTCP Tập đồn
Hà Đơ
Lợi nhuận giảm 14.3 tỷ đồng
Giảm doanh thu và giá vốn tương ứng là 94 và 80 tỷ đồng. Cách ghi nhận doanh thu có vấn đề
KDH CTCP ĐTKD
nhà Khang Điền
Lợi nhuận tăng 5.6
tỷ đồng Cách ghi nhận cổ tức không phù hợp
BTP CTCP Nhiệt
điện Bà Rịa
Lợi nhuận giảm 25.1 tỷ đồng
Dự phòng đầu tư chưa lập, chưa ghi nhận theo quyết định của Kiểm toán nhà nước
VPH CTCP Vạn Phát
Hưng
Lợi nhuận tăng 15 tỷ đồng
Ghi nhận không đúng việc thanh lý tài sản và chi phí giá thành dự án
Các tình huống vừa nêu, chỉ là một số ví dụ điển hình về sự chênh lệch giữa báo cáo mà công ty tự lập so với các báo cáo kiểm tốn. Các ví dụ này đã minh chứng cho sự tồn tại một cách rất phổ biến của điều chỉnh lợi nhuận tại các cơng ty niêm yết tại Việt Nam. Các ví dụ này cũng chỉ dựa trên những trường hợp mà cơng ty kiểm tốn phát hiện sự chênh lệch, ngồi ra, trong một số công ty, thủ thuật của những nhà quản trị rất tinh vi, hoặc có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cơng ty kiểm tốn thì mức độ nghiêm trọng còn đáng báo động hơn nữa.
3.2. Thực trạng về thanh khoản cổ phiếu
Theo số liệu từ SGDCK TP Hồ Chí Minh (HSX), trong 10 năm qua (tính đến 2016), quy mơ giao dịch đã có nhiều sự cải thiện (bảng 3.2 và hình 3.1), tổng khối lượng giao dịch đã tăng gần 80 lần từ 353 triệu chứng khoán trong năm 2005 lên 28,130 triệu cổ phiếu trong 2015. Trong khi đó, giá trị giao dịch cũng đã tăng gần 18 lần từ 26,878 tỷ đồng trong năm 2005 lên mức 482,046 tỷ đồng trong năm 2015. Tuy vậy, với quy mô thanh khoản như vậy, nếu so sánh với các quốc gia trung khu vực và thế giới thì vẫn ở mức khiêm tốn. Bằng chứng cụ thể nhất là TTCK Việt Nam – thuộc nhóm thị trường cận biên (Frontier Market), theo xếp hạng của MSCI. Nhằm mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế trong việc đánh giá các cơ hội đầu tư trên phạm vi toàn cầu, các tổ chức tổ chức xếp hạng như MSCI (Morgan Stanley Capital International), S&P (Standard & Poor’s), FTSE (Financial Times Stock Exchange), Dow Jones và Russell thường phân loại các TTCK thành 3 nhóm. Các nhóm đó là: Thị trường phát triển (Developed Market); Thị trường mới nổi (Emerging Market); và Thị trường cận biên (Frontier Market). Đáng chú ý trong các tổ chức xếp hạng có MSCI với bộ nguyên tắc gồm 15 tiêu chí tập trung vào 03 nhóm: (1) Nhóm tiêu chí
về sự phát triển kinh tế (2) Nhóm tiêu chí về quy mơ và thanh khoản (3) Nhóm tiêu
chí về khả năng tiếp cận thị trường. MSCI rà sốt khoảng 190 quốc gia có TTCK
trên thế giới và phân loại. Theo đó, Việt Nam cùng với Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka là các quốc gia Châu Á thuộc nhóm thị trường cận biên. Đây là mức xếp hạng thấp nhất và thị trường đó thường ở giai đoạn đầu phát triển. Một trong những lý do mà TTCK Việt Nam vẫn chưa thể đạt mức thứ hạng cao hơn chính là do yếu
tố thanh khoản. Như vậy, nhìn chung, thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức thấp, điều này làm cho sự minh bạch, tính hiệu quả của thị trường trở nên giảm sút. Thị trường trở nên kém hấp dẫn và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng khó khăn trong việc huy động vốn.