Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp , nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2 Thống kê mô tả

Mẫu nghiên cứu bao gồm 235 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp cao nhất là lĩnh vực công nghiệp với tỷ lệ 29,8%. Hầu hết các doanh nghiệp đều kinh doanh đa ngành nghề, theo chuẩn phân ngành toàn cầu GICS việc xác định doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào là một quá trình phức tạp, được đánh giá chủ yếu thơng qua tỷ trọng doanh thu của từng nhóm hàng hóa trong tổng doanh thu của mỗi doanh nghiệp.

Bảng 4.1 Mô tả số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

STT LĨNH VỰC

SỐ DOANH NGHIỆP

TỶ LỆ

1 Hàng tiêu dùng 31 13,2%

2 Hàng tiêu dùng thiết yếu 25 10,6%

3 Năng lượng 8 3,4%

4 Chăm sóc sức khỏe 8 3,4%

5 Công nghiệp 70 29,8%

6 Công nghệ thông tin 6 2,6%

7 Nguyên vật liệu 41 17,4%

8 Bất động sản 32 13,6%

9 Dịch vụ tiện ích 14 6,0%

Tổng số lượng mẫu 235 100%

Nghiên cứu được thực hiện lần lượt cho ba biến phụ thuộc là thành quả hoạt động, gồm ROA, ROS và EVAM, một biến độc lập là tăng trưởng doanh thu, ba biến điều tiết là quy mô, tuổi doanh nghiệp và tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn. Số liệu thống

kê mô tả dữ liệu biến của mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.3 bên dưới, bao gồm các số liệu về số quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation), giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum).

Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến

Variable Obs Mean Standard

deviation Minimum Maximum

ROA 1.175 0,065624 0,087669 -0,3952 0,7723 ROS 1.175 0,6183864 4,7432111 -8,4473 87,6676 EVA (triệu đồng) 1.175 58.018,44 469.657,2 -3.102.355 7.407.530 EVAM 940 0,2720067 5,064626 -48,0119 136,5582 TTDT 1.175 0,3753866 6,81378 -25,2697 228,5643 QM 1.175 20,77513 1,134407 17,4913 25,2222 TDN (năm) 1.175 11,63404 3,78316 4 25 TLN 1.175 0,3229309 0,2489653 0 0,9679

Q trình xử lý dữ liệu cho thấy có tổng 1.175 quan sát, trong đó có 77 quan sát có lợi nhuận âm chiếm khoảng 7%, điều này sẽ dẫn đến 77 quan sát có ROA và ROS nhỏ hơn 0. Các quan sát âm này sẽ làm cho giá trị trung bình của mẫu giảm xuống. Do tỷ lệ quan sát lợi nhuận âm chiếm tỷ trọng thấp nên kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.3 cho thấy giá trị trung bình của ROA và ROS đều dương với lần lượt là ROA 6,56% với độ lệch chuẩn là 0,087 và ROS là 61,8% với độ lệch chuẩn là 4,473. Kết quả tính tốn ROA tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Đinh Ngọc Tú (2016) với ROA là 6,11% được tính cho 163 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE giai đoạn 2010-2015.

Riêng đối với EVA, đây là thước đo thành quả khác biệt với ROA và ROS, kết quả tính tốn EVA cho thấy có 428 quan sát có EVA nhỏ hơn 0, chiếm 36% trong tổng 1.175 quan sát. Mặc dù tỷ trọng doanh nghiệp có EVA nhỏ hơn 0 khá cao, nhưng kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của EVA là số dương, đạt 58.018,44 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 469.657,2 triệu đồng, với giá trị trung bình EVA của các doanh nghiệp là số dương có thể nói đây là kết quả đáng mừng. Điều này thể hiện

hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận có thể bù đắp được chi phí sử dụng vốn cho quá trình kinh doanh. Từ số liệu EVA, tác giả tính tốn thước đo EVAM, thước đo này được tính tốn cho năm 2013 đến năm 2016, với 940 quan sát. Giá trị trung bình của EVAM là 27,2% với độ lệch chuẩn là 5,06. Với giá trị EVAM trung bình đạt được tương đối tốt, tuy nhiên chênh lệch giữa các doanh nghiệp khá cao.

Nhìn chung, về giá trị trung bình của tồn mẫu cho thấy đa phần các doanh nghiệp hoạt động đều đạt lợi nhuận tuy nhiên mức lợi nhuận bình quân đạt được không cao. Mức độ chênh lệch giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất là rất lớn. Mức độ chênh lệch này có thể được giải thích thơng qua sự khác biệt về quy mô, ngành nghề, nhân sự, quản lý và nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

Giá trị trung bình của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (TTDT) là 37,53% với độ lệch chuẩn là 6,81. Kết quả tính tốn cho thấy có 476 quan sát có kết quả tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bị âm (tỷ lệ âm phát sinh do doanh thu kỳ sau nhỏ hơn doanh thu kỳ trước đó), chiếm 40,51% trên tổng số 1.175 quan sát. Do tỷ trọng các quan sát có tăng trưởng doanh thu âm cao nên dẫn đến giá trị tăng trưởng doanh thu trung bình giảm. Điều này có thể giải thích một phần bởi giai đoạn từ 2012 đến 2016 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam còn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó, ngồi ra, nền kinh tế hội nhập dẫn đến mức độ cạnh tranh cao trên thị trường cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Giá trị trung bình của biến quy mơ tài sản (QM) và tuổi doanh nghiệp (TDN) lần lượt là 20,77 và 11,63. Về quy mơ, nhìn chung doanh nghiệp có niêm yết chứng khốn nên đều là doanh nghiệp quy mô lớn. Năm thành lập được thu thập dựa vào năm công ty thành lập, mức chênh lệch về tuổi của các doanh nghiệp khoảng 20 năm với số tuổi thấp nhất là 4 năm, cao nhất là 24 năm. Giá trị trung bình của tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn đạt 32,29%, có 1 số doanh nghiệp khơng vay nợ trong q trình hoạt động nên mức thấp nhất là 0, nhưng mức cao nhất đạt tới 96,79% cho thấy cơ cấu nợ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp , nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)