CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
2.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau tại nhiều quốc gia tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng hầu hết đến quyết định tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp và sự lựa chọn các hoạt động, cũng nhƣ mức độ tham gia của các hộ gia đình nơng thơn.
Freese (2010) đã ghi nhận phát hiện từ Burkina Faso mà phù hợp với các kết quả tìm thấy từ các nƣớc châu Phi tiểu Sahara khác. Nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng mơ hình lựa chọn 2 bƣớc của Heckman để xác định xác suất của sự tham gia và mức thu nhập đƣợc tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Các hồi quy đƣợc áp dụng cho dữ liệu gộp, nhƣ các nhóm chi tiêu giàu nhất và nghèo nhất tƣơng ứng. Kết quả cho thấy nếu chủ hộ là nam và thành viên nam trƣởng thành trong hộ càng
nhiều sẽ làm giảm xác suất tham gia phi nông nghiệp cho các nhóm nghèo nhất. Biến giáo dục (học vấn của chủ hộ) có tác động tích cực đến sự tham gia của các hộ gia đình giàu nhất nhƣng lại khơng ảnh hƣởng cho các nhóm nghèo nhất. Khoảng cách đến cơ sở hạ tầng công cộng địa phƣơng (đƣợc đo bằng khoảng cách đến trƣờng trung học cơ sở, trung tâm y tế và chợ) đa số làm giảm sự tham gia.
Babatunde và Matin (2010) đã áp dụng mơ hình probit đa biến để ƣớc tính các yếu tố quyết định đến sự tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp khác nhau của các hộ gia đình ở nơng thơn Nigeria. Các kết quả chỉ ra rằng chủ hộ là nam giới có khả năng cao tham gia vào việc làm nông nghiệp và phi nơng nghiệp trả lƣơng nhƣng khơng có ý nghĩa cho việc làm tự làm chủ. Trình độ học vấn (số năm đi học trung bình) của chủ hộ và những ngƣời lớn khác, có tác động tích cực đến cả hoạt động phi nông nghiệp trả lƣơng và tự làm chủ. Tiếp cận tín dụng, tiếp cận điện và nƣớc khuyến khích việc tự làm chủ, trong khi đó khoảng cách đến chợ có tác động ngƣợc lại. Quy mơ trang trại không cho thấy bất kỳ tác động nào ở tất cả các hoạt động phi nông nghiệp.
Abdulai và Delgado (1999) cùng ƣớc tính các yếu tố quyết định tham gia vào việc làm phi nông nghiệp ở miền Bắc Ghana bằng cách sử dụng mơ hình probit hai biến. Các kết quả phân tích cho thấy rằng biến tuổi có ảnh hƣởng tích cực đến khả năng cung ứng lao động cho khu vực phi nông nghiệp ở lứa tuổi trẻ và khi độ tuổi càng tăng thì xác suất của việc tham gia vào cơng việc phi nông nghiệp giảm. Vốn con ngƣời, nhƣ giáo dục và kinh nghiệm, cũng làm tăng thu nhập phi nông nghiệp, làm đa dạng hóa nền kinh tế nơng thơn. Các biến số khác nhƣ thu nhập phi lao động và khoảng cách đến vùng trung tâm của địa phƣơng đƣợc tìm thấy làm giảm quyết định tham gia của các hộ gia đình nơng dân.
Abdulaziz Shehu và Nura Abubakar (2015) đã sử dụng các dữ liệu hộ gia đình ở Nigeria để kiểm tra các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của nông hộ tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi nơng nghiệp ở nơng thơn Nigeria. Mơ hình này đƣợc ƣớc lƣợng bằng việc sử dụng hồi quy Tobit, và kết quả cho thấy rằng quyết định
tham gia hoạt động kinh doanh phi nơng nghiệp của các hộ gia đình phụ thuộc đáng kể vào trình độ giáo dục của chủ hộ, số thành viên của hộ, cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng và khoảng cách từ hộ tới thị trƣờng. Hai tác giả cũng tìm thấy rằng các hộ gia đình có tiếp cận nguồn vốn xã hội và vốn tài chính có thể vƣợt qua các rào cản để tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp.
Pramanik và cộng sự (2014) với nghiên cứu về nền kinh tế phi nông nghiệp ở vùng nông thôn Bangladesh, đã sử dụng số liệu từ 500 hộ gia đình thuộc 12 vùng nơng thôn ở Bangladesh từ 2010 đến 2012. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy probit để xác định các yếu tố tác động đến việc tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp của hộ và mơ hình tobit xác định các yếu tố tác động đến mức độ tham gia cũng nhƣ tỷ trọng từ thu nhập phi nông nghiệp của hộ. Kết quả cho thấy tuổi, số năm đi học, giới tính chủ hộ; số thành viên trong hộ, số năm đi học trung bình của hộ, sở hữu đất đai và thuận lợi về cơ sở hạ tầng có tác động đến sự tham gia của hộ.
Malek (2009) với nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập ở Bangladesh sử dụng hệ số bất bình đẳng thu nhập Gini để phân tích vai trị của các khoản thu nhập phi nông nghiệp và sử dụng mơ hình hồi quy tobit để ƣớc lƣợng các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập, với dữ liệu điều tra là 214 hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhƣ sở hữu đất đai, trình độ học vấn chủ hộ, giới tính chủ hộ tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập phi nơng nghiệp; tiếp cận tín dụng và vốn xã hội nhƣ sự tiếp cận đến các tổ chức chính thức và tiếp cận bạn bè, hàng xóm đƣợc tìm thấy là khơng có ý nghĩa thống kê.
Babatunde và Qaim (2009) đã sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra hộ gia đình đƣợc thực hiện năm 2006 trên 220 hộ gia đình ở Nigeria và nghiên cứu các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập. Họ sử dụng số nguồn thu nhập làm thƣớc đo đa dạng hóa. Kết quả của hồi quy Tobit và Poisson cho thấy rằng giáo dục, tài sản, và tiếp cận các cơ sở xã hội nhƣ tiếp cận nƣớc, đƣờng ống và đƣờng xá gắn liền với sự đa dạng hóa thu nhập.
Escobal (2001) sử dụng ba cuộc điều tra quốc gia từ Peru nông thôn từ năm 1985- 1997, đã kiểm tra các yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập phi nơng nghiệp cho 2284 hộ gia đình. Kết quả cho thấy các hộ gia đình có trình độ học vấn, tiếp cận tín dụng, đƣờng xá và điện có thể làm các ngành phi nông nghiệp nhƣ thủ công mỹ nghệ, sửa chữa và thuê thiết bị, kinh doanh.
Senadza (2012) kiểm tra mơ hình và các yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập phi nơng nghiệp tại nông thôn Ghana bằng cách sử dụng dữ liệu từ Cuộc Điều tra mức sống của Ghana (GLSS) tiến hành vào năm 2005 trên 8700 hộ gia đình. Số lƣợng các nguồn thu nhập phi nông nghiệp đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách sử dụng hồi quy Poisson và kết quả cho thấy các đặc điểm hộ gia đình nhƣ tuổi tác và giáo dục, tiếp cận tín dụng, điện và thị trƣờng là những yếu tố chính quyết định đến sự tham gia các hoạt động phi nông nghiệp và nguồn thu nhập.
Tại Việt Nam, có khá ít những nghiên cứu tƣơng đồng, đa số tập trung vào tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự tham gia của lao động vào việc làm phi nông nghiệp đƣợc trả công hoặc tham gia kinh tế phi nông nghiệp của hộ gia đình (khía cạnh chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp).
Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) sử dụng mơ hình Tobit hai giới hạn để xem xét ảnh hƣởng của những đặc điểm hộ gia đình và cộng đồng đến chỉ số HHI (chỉ số đo lƣờng đa dạng hóa thu nhập), sau đó dùng phƣơng pháp GMM để kiểm định ảnh hƣởng của chỉ số HHI đến thu nhập của hộ dựa trên bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con ngƣời, vốn tài chính, tiếp cận tín dụng và vốn xã hội tốt sẽ giúp cải thiện đa dạng hóa thu nhập của hộ nhiều hơn.
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm
STT Tác giả Quốc gia Mơ hình Biến có ý nghĩa
1 Abdulaziz Shehu và Nura Abubakar (2015) Nigeria Tobit
số ngƣời trong hộ, tiếp cận điện, vốn xã hội, tiếp cận tín dụng chính thức có tác động tích cực; giới tính chủ hộ, tiếp cận đƣờng xá có tác động ngƣợc lại; tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ có tác động vừa tích cực vừa khơng
2
Abdulai và Delgado (1999)
Ghana Probit
giáo dục và kinh nghiệm có tác động tích cực; tuổi, khoảng cách đến vùng trung tâm của địa phƣơng có tác động ngƣợc lại. 3 Freese (2010) Burkina Faso mô hình lựa chọn 2 bƣớc của Heckman
số ngƣời trong hộ, số năm đi học cùa chủ hộ, số năm đi học trung bình của hộ, tiếp cận điện, nƣớc có tác động tích cực; tuổi chủ hộ, sở hữu đất đai có tác động ngƣợc lại. 4 Pramanik và cộng sự (2014) Bangladesh Probit, tobit và FGLS
số năm đi học trung bình của hộ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, tổng diện tích đất, cơ sở hạ tầng tốt có tác động tích cực; số lƣợng thành viên của hộ, giới tính chủ hộ có tác động làm giảm sự tham gia. Về tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp, giới tính chủ hộ và cơ sở hạ tầng có tác động tích cực; biến tuổi chủ hộ có tác động
ngƣợc lại.
5 Malek
(2009) Bangladesh Tobit
sở hữu đất đai, trình độ học vấn chủ hộ, giới tính chủ hộ tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập phi nơng nghiệp; tiếp cận tín dụng và vốn xã hội nhƣ sự tiếp cận đến các tổ chức chính thức và tiếp cận bạn bè, hàng xóm đƣợc tìm thấy là khơng có ý nghĩa thống kê. 6 Babatunde và Qaim (2009) Nigeria Poisson và Tobit
giáo dục, tài sản, và tiếp cận các cơ sở xã hội nhƣ tiếp cận nƣớc, đƣờng xá có tác động tích cực
7 Escobal
(2001) Peru Tobit
Số năm đi học trung bình, tiếp cận tín dụng, tiếp cận đƣờng xá và điện có tác động tích cực, giá trị vật ni có tác động ngƣợc lại. 8 Sendaza (2012) Ghana Poisson và Tobit
số ngƣời trong hộ, số năm đi học của chủ hộ, tiếp cận điện, nƣớc có tác động tích cực; tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ có tác động ngƣợc lại. 9 Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014)
Việt Nam Tobit
Vốn con ngƣời, vốn tài chính, tiếp cận tín dụng, vốn xã hội có tác động tích cực