KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến sự tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 61)

Chƣơng này tác giả trình bày tóm tắt những kết quả đã tìm đƣợc ở chƣơng 4, từ đó đƣa ra những hàm ý về chính sách giúp cho những nhà làm chính sách có những giải pháp thiết thực giúp cho hộ gia đình khu vực nơng thơn tiếp cận đƣợc với việc kinh doanh phi nông nghiệp đƣợc dễ dàng hơn cũng nhƣ làm tăng thêm mức thu nhập từ hoạt động này cho hộ. Tác giả cũng đƣa ra các mặt hạn chế mà luận văn chƣa đạt đƣợc và đề xuất một số hƣớng nghiên cứu tiếp theo nhằm tiếp tục hoàn thiện vấn đề mà tác giả nghiên cứu.

5.1. Kết luận

Luận văn tập trung phân tích tác động của vốn xã hội đến sự tham gia và mức đóng góp của thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam. Nhìn chung, đa số hộ gia đình nơng thơn hoạt động trong ngành nghề nông nghiệp và đi làm thuê là chủ yếu mà ít tham gia hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp tự tạo. Kết quả từ bộ dữ liệu cho thấy chỉ có 754 hộ là có tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp trong tổng số 3423 hộ đƣợc khảo sát.

Thơng qua kết quả ƣớc lƣợng mơ hình logit về tác động của vốn xã hội đến sự tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ, biến tỷ lệ thành viên của hộ tham gia vào các tổ chức, hiệp hội có tác động âm, các biến về vốn xã hội khác khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình này. Các biến dân tộc, làng nghề, tổng số thành viên trƣởng thành trong hộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung có tác động tích cực đến sự tham gia của hộ; biến tuổi chủ hộ, tổng giá trị vật ni và tổng diện tích đất có tác động âm, làm giảm sự tham gia của hộ. Biến vùng đồng bằng sơng Hồng cho thấy có tác động mạnh nhất đến sự tham gia của hộ.

Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình tobit về tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nơng nghiệp, biến longtinb có tác động âm, cụ thể là so với nhóm khơng tin tƣởng,

thống kê tức khơng có sự khác nhau giữa tỷ trọng thu nhập giữa nhóm khơng tin tƣởng và nhóm tin tƣởng. Tỷ lệ thành viên trong hộ tham gia tổ chức, hiệp hội có tác động làm giảm mức tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp. Điều này đƣợc giải thích do đa phần các tổ chức, hiệp hội ở địa phƣơng đa phần là các tổ chức chính trị - xã hội, khơng phải là các tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực phi nông nghiệp, kết quả thống kê mô tả cho thấy đa phần các hộ tham gia vào Hội Nông dân và Hội Phụ nữ. Các biến dân tộc, trình độ trung bình của hộ, số thành viên trƣởng thành của hộ, làng nghề, vùng đồng bằng sơng Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung có tác động tích cực đến tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp. Các biến tuổi chủ hộ, tổng giá trị vật ni, tổng diện tích đất lại làm giảm mức tỷ trọng thu nhập. Biến vùng đồng bằng sơng Hồng đƣợc tìm thấy là có tác động mạnh nhất đến tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp của hộ.

5.2. Hàm ý chính sách

Trên cơ sở kết quả ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy ở chƣơng 4 cho thấy vốn xã hội (nhƣ tỷ lệ thành viên trong hộ tham gia vào tổ chức, hiệp hội), một số đặc điểm về hộ gia đình (nhƣ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn trung bình của hộ, số ngƣời trƣởng thành…) và đặc điểm của địa phƣơng (nhƣ làng nghề) có tác động đến việc tham gia hoạt động kinh doanh phi nơng nghiệp của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam, tác giả đề xuất một số kiến nghị có thể giúp các nhà quản lý, chính quyền các cấp có những hoạch định, chính sách thích hợp nhằm giúp nông hộ gia tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân ở nông thôn một cách bền vững thông qua hoạt động phi nông nghiệp. Một số kiến nghị chính sách đó là:

Nâng cao trình độ học vấn cho thành viên trong hộ gia đình

Khu vực nơng thơn đã và đang giữ vai trị hết sức to lớn cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mặc dù có sự quan tâm đầu tƣ mạnh mẽ của Nhà nƣớc nhƣng đời sống của ngƣời dân nông thôn vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, nhất là

khi diện tích đất sản xuất ngày càng ít, giá cả sản phẩm thƣờng xuyên biến động, biến đổi khí hậu khó lƣờng đã tác động nhiều đến hoạt động sản xuất. Chính vì thế việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới phƣơng thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đang đƣợc chú trọng và ngƣời dân quan tâm thực hiện. Nhƣng trƣớc tiên hết phải là nâng cao trình độ cho ngƣời dân, đặc biệt chủ hộ có vai trị quan trọng trong việc tƣ vấn, hƣớng nghiệp, tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình học tập, nâng cao trình độ bản thân. Do đó, chủ hộ phải là ngƣời tiên phong, gƣơng mẫu, là tấm gƣơng học tập suốt đời cho các thành viên khác trong gia đình noi theo. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần quan tâm đào tạo, giáo dục, hƣớng nghiệp cho đối tƣợng là thanh thiếu niên con em của nông dân, thành phần sẽ là lực lƣợng lao động chủ yếu, quan trọng ở khu vực nông thôn trong tƣơng lai.

Nhà nƣớc cần đa dạng hóa các loại hình giáo dục, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân, ở mọi lứa tuổi đều có thể đi học, tiếp cận tri thức. Khuyến khích phát triển mạng lƣới giáo dục ngồi cơng lập. Phát triển hệ thống giáo dục thƣờng xuyên rộng khắp các quận, huyện, thị xã, nhất là các khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi, khu vực đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục các độ tuổi, nâng cao dân trí.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ then chốt quyết định chất lƣợng giáo dục; quan tâm cải thiện chế độ lƣơng, thu nhập khác, đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình thực tế và u cầu cơng việc; tạo cơ chế và động lực để giáo yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Đẩy mạnh các hoạt động thơng tin tun truyền, khuyến khích ngƣời dân tự học, hƣớng đến xã hội học tập, xây dựng phƣơng châm học tập suốt đời phải làm cho mỗi lao động thấu hiểu, tự giác, chủ động học tập; tạo điều kiện cho ngƣời lao động học tập, bồi dƣỡng thƣờng xun. Xây dựng mơ hình gia đình học tập, dịng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, hƣớng tới xã hội học tập.

Nâng cao hơn nữa nhận thức của hộ gia đình nơng thơn về vai trị của mình trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; về vị trí,

vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; khơi dậy ở ngƣời dân tinh thần chủ động, tích cực học tập và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững.

Riêng đối với chính sách giáo dục cho ngƣời dân tộc thiểu số, tác giải đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, đầu tƣ phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao phải căn cứ vào vị trí địa lý và tình hình phân bố dân cƣ ở khu vực này. Hệ thống trƣờng, lớp phải đƣợc đƣa đến tận bản và coi đây nhƣ là một trung tâm văn hóa - giáo dục bản làng, với mục tiêu thiết thực xóa nạn mù chữ.

Hai là, thực hiện chính sách trợ cấp tồn diện cho giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi cao, trƣớc hết, cần thực hiện tốt nội dung “hỗ trợ ngƣời nghèo về giáo dục”. Cần ƣu tiên phần lớn kinh phí cho các tỉnh miền núi, vùng cao nhằm tạo điều kiện cho các em nghèo đƣợc đi học, kích thích nhu cầu tới trƣờng của các em. Ba là, xây dựng và phát triển hơn nữa hệ thống các trƣờng phổ thơng dân tộc nội trú, khuyến khích các con em dân tộc ít ngƣời đi học. Tạo điều kiện cho các em học tập tốt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bổ sung và đào tạo giáo viên nhiệt tình, chun mơn cao.

Bốn là, về dạy song ngữ cho học sinh. Đây là một việc khó khăn, song điều này giúp bảo tồn và phát huy văn hóa của từng dân tộc, mặt khác cũng giúp cho việc học chữ quốc ngữ hiệu quả hơn, từ đó giúp đồng bào các dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận với thông tin, phát triển sản xuất..

Bên cạnh đó, cần thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động nhằm đổi mới nhận thức của ngƣời dân về nông nghiệp và nông thôn, không nhất thiết sống tại khu vực nơng thơn là phải tích lũy ruộng đất, là phải sống bằng việc trồng trọt, chăn ni,… Thay vào đó, khuyến khích ngƣời dân chuyển đổi việc làm phù hợp với

điều kiện thực tế của địa phƣơng và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nƣớc, xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Đồng thời nâng cao hiệu quả chƣơng trình đào tạo nghề phi nơng nghiệp (sửa xe, làm tóc, nấu ăn, sửa chữa điện thoại, máy tính,…) cho đội ngũ lao động trẻ ở nông thôn vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho những năm tiếp theo.

Phát triển, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trên địa bàn

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành viên tham gia hiệp hội tác động làm giảm sự tham gia ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp và tỷ trọng thu nhập phi nơng nghiệp của hộ gia đình nơng thơn. Đồng thời, theo điều tra VARHS năm 2014, các hiệp hội, tổ chức là các tổ chức chính trị - xã hội, hội theo sở thích,… các hội ngành nghề kinh doanh ở nơng thơn vẫn cịn khá ít và tầm ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân khu vực nông thôn là chƣa cao. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các hiệp hội, tổ chức ngành nghề để ngƣời dân tham gia:

Chính quyền địa phƣơng các cấp tạo điều kiện, khuyến khích thành lập và tham gia các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các hội viên có quy mơ sản xuất vừa và nhỏ; thƣờng xuyên trao đổi, lắng nghe, chia sẻ vƣớng mắc của các thành viên; các hiệp hội kịp thời thông tin với cơ quan chức năng của địa phƣơng, phát huy tốt vai trò cầu nối giữa các thành viên với chính quyền thơng qua các buổi hội nghị định kỳ hàng tháng, hàng quý, qua đó những khó khăn, vƣớng mắc của các thành viên đƣợc tháo gỡ.

Song song với đó, các tổ chức, hiệp hội tích cực động viên các đơn vị thành viên hỗ trợ, giới thiệu đơn hàng cho nhau; chú trọng đào tạo, tập huấn sát với nhu cầu công việc của các thành viên; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đồng thời tạo điều kiện cho hội viên đƣợc học tập, lao động, nâng cao trình độ về mọi mặt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phƣơng.

triển sản xuất kinh doanh thông qua việc hình thành các tổ chức sản xuất, kinh doanh nhƣ Tổ hợp tác, Hợp tác xã và cao hơn nữa là phát triển thành doanh nghiệp; chủ động nắm tình hình và giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phi nông nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, các Hiệp hội cần phải đặt quyền và lợi ích của tất cả các thành viên lên trên hết, phải tạo đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ của tất cả các thành viên; các chƣơng trình hoạt động của hiệp hội phải phong, đa dạng, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên phát triển.

Phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống

Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, sẽ giúp cho địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung gìn giữ đƣợc những nét đẹp truyền thống, nét độc đáo của sản phẩm từng vùng miền. Các làng nghề đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn. Khi làng nghề phát triển cũng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, các cơ sở sản xuất chế biến quy mơ lớn hơn hộ gia đình đƣợc hình thành và đƣợc đầu tƣ khoa học cơng nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất đƣợc đầu tƣ toàn diện giúp ngƣời dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự thụ động trong sản xuất hàng hóa. Tính liên kết trong sản xuất giữa các cơ sở sản xuất lớn, nhỏ đƣợc hình thành có tác dụng hỗ trợ đắc lực trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dự báo nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để sản xuất phù hợp, sẽ tạo điều kiện để ngƣời dân nông thôn, nhất là những vùng bị thu hồi đất vẫn có thể “ly nơng, bất ly hƣơng” có đƣợc cơng ăn việc làm, có đƣợc nguồn thu nhập ổn định ngay trên chính mảnh đất quê hƣơng.

Tuy nhiên, các làng nghề hiện nay đối mặt nhiều khó khăn nhƣ chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm còn kém sức cạnh tranh; thị trƣờng hạn hẹp; đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chƣa đƣợc quan tâm bồi dƣỡng, phát huy đúng mức; chƣa nghiên cứu sâu

phát triển làng nghề trong thời kỳ hội nhập, Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề và làng nghề truyền thống phát triển bền vững nhƣ tiếp cận vốn tín dụng, giảm thiểu các thủ tục, tăng cƣờng cho vay tín chấp, giảm lãi suất; hƣớng đến các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới. Lập các quỹ tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng riêng cho làng nghề do các hội làng nghề tự tổ chức và quản lý theo quy định của pháp luật.

Khôi phục hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất vào sản xuất tập trung. Bên cạnh đó các tỉnh, thành phố cần hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, từ sản xuất những sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nƣớc sang những sản phẩm để xuất khẩu.

Chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công (tự đào tạo, bồi dƣỡng tại địa phƣơng). Đào tạo nghề ở nông thôn không thể không chú trọng việc phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là việc thực hiện “mỗi làng, một nghề” đang đƣợc triển khai. Trong nông thơn đang có một số nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống cần đƣợc bảo tồn và có khả năng phát triển, cần đƣợc quan tâm và đƣa vào chƣơng trình dạy nghề nhƣ: chế biến gỗ, sơn mài, chạm; làm đồ gốm, đồ đồng, làm nón; nghề mây tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm…

5.3. Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1. Hạn chế của luận văn

Luận văn sử dụng bộ dữ liệu VARHS 2014 bao gồm 12 tỉnh thành đƣợc khảo sát, biến vùng miền trong luận văn bao gồm 6 vùng kinh tế đƣợc chia từ 12 tỉnh thành trên nhƣng mỗi vùng chỉ có từ 1-2 tỉnh thành nên mức độ đại diện chƣa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến sự tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)