Mô tả các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến sự tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 33 - 38)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả các biến

3.2.1. Biến phụ thuộc

Bài luận văn sử dụng 2 biến phụ thuộc đó là Y1: sự tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp và Y2: tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp.

Để đo lƣờng biến Y1, luận văn sử dụng câu hỏi trong bộ dữ liệu VARHS 2014 đó là “Trong 12 tháng qua, gia đình có thực hiện các hoạt động kinh doanh hộ phi nông lâm nghiệp và thủy sản không?” Biến Y1 nhận giá trị là 1 nếu hộ trả lời có, nhận giá trị 0 nếu hộ trả lời không.

Để đo lƣờng biến Y2, tác giả lấy tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không đƣợc trả công chia cho tổng thu nhập của hộ. Giá trị biến Y2 chính là tỷ trọng vừa tính đƣợc.

3.2.2. Biến độc lập

Qua lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc về vốn xã hội, luận văn đo lƣờng vốn xã hội bằng 2 nhóm biến đã nêu trong chƣơng 2 đó là: (1) mạng lƣới xã hội và (2) lòng tin xã hội.

Trong nhóm (1), tác giả đo lƣờng mạng lƣới chính thức biến tylethamgia thể hiện tỷ lệ thành viên trong hộ tham gia vào các hiệp hội, tổ chức. Tác giả tính tốn tỷ lệ tham gia bằng cách lấy số lƣợng thành viên trong hộ tham gia vào hiệp hội tổ chức chia cho tổng số thành viên trong hộ. Hệ số hồi quy kỳ vọng cho biến này là dấu dƣơng, thể hiện càng nhiều thành viên trong hộ tham gia vào các hiệp hội, tổ chức thì xác suất tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ càng cao. Tác giả cũng đo lƣờng mạng lƣới phi chính thức songuoi_giupho bằng tổng số ngƣời có thể giúp hộ khi hộ cần tiền đột xuất. Trong bộ dữ liệu VARHS tác giả sử dụng câu hỏi “Khi cần tiền đột xuất, hộ có thể nhờ đƣợc bao nhiêu ngƣời giúp đỡ?”. Số lƣợng ngƣời mà hộ trả lời càng nhiều chứng tỏ mối quan hệ xã hội của hộ càng rộng. Vì vậy hệ số hồi quy của biến songuoi_giupho kỳ vọng sẽ có giá trị dƣơng.

Trong nhóm (2), biến longtin đƣợc tác giả đo lƣờng bằng lịng tin của hộ gia đình đối với cộng đồng xung quanh, cụ thể trong bảng câu hỏi VARHS là lòng tin đối với những ngƣời cùng xã. Biến longtin đƣợc thể hiện trong câu hỏi “Hầu hết mọi ngƣời trong xã về cơ bản là thật thà và có thể tin tƣởng đƣợc”. Với câu trả lời “đồng ý”, biến longtina sẽ nhận giá trị bằng 1, bằng 0 nếu trƣờng hợp khác; biến longtinb sẽ nhận giá trị 1 nếu câu trả lời của hộ là “không đồng ý”, bằng 0 nếu trƣờng hợp khác. Tác giả chọn biến longtin với câu trả lời “không ý kiến/không biết” làm biến tham khảo. Hệ số hồi quy kỳ vọng cho biến longtina sẽ là dấu dƣơng, thể hiện so với nhóm khơng tin tƣởng, nếu hộ tin tƣởng vào những ngƣời cùng xã thì xác suất để hộ tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp càng cao.

3.2.3. Biến kiểm sốt.

 Nhóm biến về đặc điểm hộ gia đình

gioitinh_chuho: biến giới tính của chủ hộ. Biến giả bằng 1 nếu chủ hộ là nam và

bằng 0 nếu chủ hộ là nữ. Tại Việt Nam, phần lớn chủ hộ trong các gia đình nơng thơn là nam giới do văn hóa ngƣời Việt Nam vẫn coi ngƣời nam là trụ cột của gia đình. Vì vậy biến gioitinh_chuho đƣợc kỳ vọng là dấu dƣơng, thể hiện nếu chủ hộ là nam giới thì xác suất tham gia kinh doanh phi nơng nghiệp của hộ sẽ càng cao.

tuoi: biến tuổi của chủ hộ. Trong bộ dữ liệu VARHS 2014 khơng có số liệu về tuổi

của chủ hộ, do đó tác giả tính tốn bằng cách lấy năm điều tra (2014) trừ đi năm sinh. Chủ hộ càng lớn tuổi có thể có nhiều kinh nghiệm để tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp, nhƣng đến một độ tuổi nhất định, việc tham gia sẽ bị hạn chế vì sức khỏe. Vì thế, hệ số hồi quy dự kiến cho biến tuoi là dấu âm.

trinhdo_chuho va trinhdo_tb: biến thể hiện trình độ giáo dục của chủ hộ và trình

độ giáo dục trung bình của hộ. Biến trinhdo_chuho đƣợc đo lƣờng bằng số năm đi học của chủ hộ. Biến trinhdo_tb đƣợc đo lƣờng bằng số năm đi học trung bình của hộ. Trình độ giáo dục của chủ hộ và trình độ giáo dục trung bình của hộ càng cao, hộ sẽ tiếp cận nhiều hơn những thông tin về phát triển kinh tế phi nông nghiệp và

gia hoạt động kinh doanh phi nơng nghiệp càng cao. Vì thế hệ số hồi quy kỳ vọng cho 2 biến đều mang dấu dƣơng.

dantoc: biến dân tộc của hộ. Biến dantoc bằng 1 nếu hộ gia đình là dân tộc Kinh,

bằng 0 nếu trƣờng hợp khác. Hộ gia đình là ngƣời Kinh sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, nắm bắt thông tin từ cộng đồng để bắt đầu một công việc phi nơng nghiệp nào đó của hộ. Hệ số hồi quy kỳ vọng của biến này là dấu dƣơng.

songuoitruongthanh: biến tổng số thành viên trên 16 tuổi và có việc làm của hộ.

Theo Sendaza (2012), số ngƣời lớn trong hộ càng nhiều thì khả năng hộ đa dạng hóa hoạt động phi nơng nghiệp càng cao. Vì vậy, hệ số hồi quy kỳ vọng cho biến này mang dấu dƣơng.

logtongdat: biến log của tổng diện tích đất của hộ bao gồm diện tích các mảnh đất

mà hộ đang sở hữu và sử dụng, đang thuê hoặc mƣợn và đang cho thuê hoặc mƣợn. Hộ có tổng diện tích đất càng nhiều càng có nhiều khả năng hộ sẽ tham gia hoạt động nông nghiệp nhiều hơn, nếu mục đích sử dụng chính của các mảnh đất là dành cho hoạt động nơng nghiệp (trồng trọt, chăn ni….). Có ý kiến khác cho rằng tổng diện tích đất hộ sở hữu càng nhiều, nếu không phải đất nông nghiệp mà là đất ở hoặc đất dành cho hoạt động kinh doanh, thì có nhiều khả năng hộ gia đình sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp nhiều hơn. Vì lý do đó, hệ số hồi quy kỳ vọng có thể là dƣơng hoặc âm tùy vào mục đích sử dụng đất của hộ.

logtongvatnuoi: biến log của tổng giá trị vật ni mà hộ hiện có. Hộ có tổng giá trị

vật ni đang sở hữu càng cao, chứng tỏ hộ đang phát triển mạnh trong ngành chăn ni và vì thế, xác suất hộ tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp càng giảm. Hệ số hồi quy kỳ vọng sẽ mang dấu âm.

tindung: biến này đại diện cho sự khơng thuận lợi về tiếp cận tín dụng chính thức

của các hộ gia đình, thể hiện số lƣợng khoản vay bị từ chối của hộ. Biến này đƣợc đo lƣờng bằng câu hỏi “Từ tháng 7/2012 đến nay, ông bà đã có bao nhiêu khoản vay bị từ chối”. Số lƣợng khoản vay của hộ bị từ chối càng nhiều, chứng tỏ hộ khó

dụng chính thức để đầu tƣ máy móc, thiết bị hoặc nguyên vật liệu cho hoạt động nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp. Hệ số hồi quy biến này đƣợc kỳ vọng có thể âm hoặc dƣơng.

 Nhóm biến về đặc điểm địa phƣơng

Trong nhóm biến này, tác giả sử dụng bảng câu hỏi của xã để xác định những yếu tố liên quan đến thuận lợi và khó khăn đặc trƣng ở xã, nơi mà hộ gia đình đƣợc khảo sát đang sinh sống.

langnghe_xa: biến này đƣợc đo lƣờng bằng câu hỏi “Ở xã có làng nghề truyền

thống nào không?”. Theo CIEM, “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa. Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công”. Việc tồn tại một làng nghề truyền thống ở xã chính là một thuận lợi, làm tăng khả năng cho hộ gia đình tham gia vào một hoạt động phi nơng nghiệp trong làng nghề đó. Hệ số hồi quy kỳ vọng sẽ mang dấu dƣơng.

kc_duong: biến này đại diện cho sự tiếp cận đƣờng xá nhƣ là một sự thuận lợi về

cơ sở hạ tầng cho hộ. Biến này đƣợc đo lƣờng bằng câu hỏi “Khoảng cách từ nhà đến đƣờng nhựa?”. Câu trả lời với khoảng cách càng cao, chứng tỏ hộ vẫn còn nằm trong vùng sâu vùng xa và chƣa tiếp cận đƣợc với những sự tiện ích để tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nơng nghiệp. Vì thế hệ số hồi quy kỳ vọng là dấu âm. Các biến vùng miền DBSH, TrungduMNphiaBac, BacTrungBo, DHMTrung, TayNguyen, DBSCL là các biến giả. Việc phân chia này của tác giả dựa trên sự

phân chia 6 vùng miền của cả nƣớc. Biến DBSH bằng 1 nếu tỉnh là Hà Tây, ngƣợc lại bằng 0; biến TrungduMNphiaBac bằng 1 nếu là các tỉnh Lào Cai, Điện Biên,

Lai Châu, Phú Thọ, bằng 0 nếu ngƣợc lại; biến BacTrungBo bằng 1 nếu tỉnh là

Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, bằng 0 nếu ngƣợc lại; biến DBSCL tác giả chọn

làm biến so sánh.

Bảng 3.1. Tóm tắt và mơ tả các biến

Tên biến Dấu kỳ vọng

Mô tả

Y1 Biến giả =1 nếu hộ có tham gia hoạt động kinh

doanh phi nông nghiệp trong 12 tháng qua, =0 nếu không tham gia

Y2 Tỷ lệ thu nhập hoạt động kinh doanh phi nông

nghiệp/tổng thu nhập của hộ (%)

tylethamgia + Tỷ lệ thành viên trong hộ tham gia vào hiệp hội, tổ chức

songuoi_giupho + Số ngƣời có thể hỗ trợ về tiền bạc khi hộ cần longtin + Lòng tin đối với những ngƣời cùng xã, biến

giả longtina = 1 nếu hộ đồng ý, =0 nếu trƣờng hợp khác; biến giả longtinb = 1 nếu hộ không đồng ý, =0 nếu trƣờng hợp khác

songuoitruongthanh + Tổng số thành viên của hộ trong độ tuổi lao động và có việc làm (trên 16 tuổi)

trinhdo_chuho + Số năm đi học của chủ hộ

trinhdo_tb + Số năm đi học trung bình của hộ gioitinh_chuho + Giới tính của chủ hộ

tuoi - Tuổi của chủ hộ (năm khảo sát trừ năm sinh)

dantoc + Hộ gia đình là dân tộc Kinh (dantoc=1 nếu là dân tộc Kinh, =0 nếu trƣờng hợp khác)

logtongdat +/- Log tổng diện tích các mảnh đất mà hộ đang sở hữu và sử dụng, đang thuê hoặc mƣợn và đang cho thuê hoặc mƣợn

logtongvatnuoi - Log tổng giá trị vật ni hiện có của hộ (nếu bán)

tindung +/- Số lƣợng khoản vay bị từ chối của hộ

langnghe_ xa + Biến giả =1 nếu xã có làng nghề truyền thống, =0 nếu khơng có

kc_duong - Khoảng cách từ nhà đến đƣờng nhựa (Km)

DBSH +/- Biến giả =1 nếu hộ thuộc khu vực Đồng bằng

sông Hồng (tỉnh Hà Tây), =0 nếu không thuộc TrungduMNphiaBac +/- Biến giả =1 nếu hộ thuộc khu vực Trung du và

miền núi phía Bắc (tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên), =0 nếu không thuộc

BacTrungbo +/- Biến giả =1 nếu hộ thuộc khu vực Bắc Trung Bộ (tỉnh Nghệ An), =0 nếu không thuộc

DHMTrung +/- Biến giả =1 nếu hộ thuộc khu vực Duyên hải miền trung (tỉnh Quảng Nam, Khánh Hịa), =0 nếu khơng thuộc

TayNguyen +/- Biến giả =1 nếu hộ thuộc khu vực Tây Nguyên (tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng), =0 nếu không thuộc

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến sự tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)