CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng tình hình tại Việt Nam
3.1.3 Tình hình thực tiễn của các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là một thị trường tuân theo quy luật chung của bất kỳ thị trường chứng khoán nào trên thế giới. Giá của cổ phiếu cũng bị chi phối bởi các nhóm các nhân tố cơ bản như tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp (như là EPS, cổ tức hay tốc độ tăng của doanh thu …), chỉ số P/E, và nhóm nhân tố vĩ mơ như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá cả của hàng hoá, triển vọng chung của nền kinh tế và của ngành, các giao dịch bất thường, thanh khoản của cổ phiếu, trạng thái của thị trường. Tuy nhiên, đối với những thị trường phát triển lâu đời những nhà đầu tư lão luyện trên thị trường đó có kiến thức chun mơn cao thì dường như những nhân tố này đóng góp rất nhiều đến giá cổ phiếu. Cịn đối với thị trường chứng khốn mới nổi như Việt Nam thì dường như các nhân tố này ảnh hưởng không nhiều. Cần phải nhấn mạnh rằng trên thị
trường chứng khốn Việt Nam có 2 đặc điểm ảnh hưởng rất lớn tới giá cổ phiếu, và phần này chúng tôi chỉ tập trung phân tích 2 đặc điểm riêng, nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tâm lý của nhà đầu tư thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng chứng kiến cảnh người người chơi chứng khoán, nhà nhà chơi chứng khốn. Từ các bà nội trợ, cơ hàng nước đến các sinh viên chưa hề có tí kiến thức nào về chứng khốn, tài chính đều có thể tham gia vào thị trường và kiếm lời từ nó. Mọi người đổ xơ vào kinh doanh chứng khoán làm tăng lượng cầu, đẩy giá của nhiều loại chứng khoán lên cao một cách phi lý. Theo báo cáo của IMF, tỷ số P/E trung bình của các cổ phiếu trên thị trường vào tháng 03/2007 lên tới 40, trong khi đó giai đoạn bong bóng của các thị trường nổi tiếng như Mỹ và châu Âu, mức trung bình của chỉ số này ở mức 30. Nhà đầu tư dựa trên điều gì để quyết định bỏ ra mức giá cao như vậy, trong khi quy mô, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có niêm yết khơng thể mở rộng ra tương ứng? Tương tự như vậy, khi thị trường có điều chỉnh, các nhà đầu tư có hơi hướng “mua dựa” là những người góp phần đẩy nhanh quá trình sa sút của thị trường. Cảm giác sợ bị bỏ rơi đã thúc đẩy họ bán ra, nhanh chân thoát khỏi thị trường. Có thể nói rằng, yếu tố vô cùng phức tạp cũng như rất khó kiểm sốt nhưng lại có tác động vơ cùng lớn đến giá cả chứng khốn chính là tâm lý của nhà đầu tư. Tâm lý hứng khởi có thể giúp đưa giá chứng khốn lên cao nhưng tâm lý hoảng sợ có thể tạo ra những cơng cuộc “bán thốc bán tháo”, bán hàng loạt, điều này có thể mơ tả bằng cụm từ “tâm lý đám đông” hoặc “tâm lý bầy đàn”.
Sự việc nói trên diễn ra ở hầu như các thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong giai đoạn mới nổi. Khi bước chân vào trị trường, các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn chưa trang bị cho mình lượng kiến thức đầy đủ, do đó, họ đưa ra các quyết định mua bán dựa trên tâm lý đám đông, đưa ra quyết định dựa trên các giao dịch của các tổ chức đầu tư lớn, các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng, các khoản cho vay đầu tư chứng khoán đã cuốn ngân hàng vào những món cho vay mà bỏ qua các bài học về rủi ro. Thời điểm năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở vào mức 50%. Lúc này, NHNN ban hành chỉ thị 03 để góp phần giảm bớt sự tập trung của các ngân hàng vào chứng khoán. Khi thị
trường chứng khốn có dấu hiệu chao đảo bất thường do các tác động tiêu cực, tâm lý chung các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh việc bán ra chứng khốn để tránh việc thua lỗ thì các ngân hàng cũng thực hiện mạnh quá trình giải chấp cổ phiếu của mình làm thị trường sụt giảm nhanh hơn.
Ngoài các lý do trên, trong thời gian vừa qua, lãi suất và tỷ giá cũng gây ra những tác động lớn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là lúc tỷ lệ lạm phát tăng cao thì lãi suất và tỷ giá hối đoái được xem như là công cụ quan trọng để góp phần kiềm chế bớt lạm phát.
Ảnh hưởng của lãi suất không những đến lượng tiền trong thị trường chứng khốn mà cịn tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng (vay và cho vay), các doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh, lãi suất tăng sẽ làm cho giá cổ phiếu các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng nặng nề.
Lãi suất và giá chứng khốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, một khi lãi suất tăng lên, nhà đầu tư phải trả cho phí cao để đi vay nhằm đầu tư vào thị trường chứng khốn, do đó nhu cầu đầu tư vào chứng khoán sẽ giảm xuống ảnh hưởng đến cầu chứng khốn và từ đó làm giảm giá chứng khốn. Nhiều doanh nghiệp cũng phải cần vay tiền để duy trì hoạt động và tiến hành hoạt động mở rộng sản xuất. Giá cả lúc này tăng cao do doanh nghiệp phải trả chi phí đi vay tại ngân hàng cao hơn, lúc này, Ngân hàng nhà nước ban hành các chính sách tiền tệ thắt chặt. Do nhu cầu tiền đồng tăng lên để đảm bảo hoạt động kinh doanh, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất lên các mức cao để hấp dẫn người gửi tiền, làm cho các nhà đầu tư bán chứng khoán để qua gởi tiết kiệm, làm cho chứng khốn bớt hấp dẫn.
Bên cạnh đó, tỷ giá cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến thị trường chứng khốn. Vì tỷ giá hối đối là biến số đo lường biến động trong tiền tệ của hai quốc gia, vì vậy cơng tác điều tiết, kiểm soát thành tố tỷ giá mang một ý nghĩa quan trọng như lại hết sức khó khă cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Sự biến động của tỷ giá lên thị trường chứng khoán Việt Nam mang 2 ý nghĩa chính.
Trường hợp 1: Kịch bản là đồng USD tăng giá. Kịch bản này sẽ tương tự với việc VND mất giá. Lúc này, 1 USD sẽ có thể đổi ra được nhiều VND hơn, vì vậy chúng ta sẽ
có khoản lời từ chính việc gia tăng tỷ giá khi chuyển đổi từ USD sang VND, đến lúc này thì nhà đầu tư đã có lợi nhuận để đầu tư. Có 2 trường hợp xảy ra. Khi nhà đầu tư dùng chính khoản lợi nhuận này để tiến hành đầu tư chứng khoán hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Thứ hai, nhà đầu tư sẽ tiến hành đầu tư vào vàng và bất động sản. Điều này nghĩa là khi USD tăng lên thì sẽ cho nhà đầu tư nhiều cơ hội để tiến hành kinh doanh. Hiển nhiên, giá của chứng khoán sẽ tăng lên khi nhu cầu đầu tư tăng lên.
Trường hợp 2: Kịch bản USD giảm giá. Lúc này việc chuyển từ USD sang VND là việc không nên làm. Để giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải chuyển đổi từ USD sang VND.Điều này sẽ khiến nhà đầu tư phải mất một khoản tiền vì USD mất giá. Khi mà cổ phiếu chưa có dấu hiệu sẽ sinh lời, việc đầu tư cổ phiếu sẽ làm tăng thêm rủi ro vì vậy lợi nhuận có rất ít cơ hội để có thể bù đắp được khoản mất đi. Vì lý do này, cầu mua cổ phiếu sẽ giảm và giá của cổ phiếu cũng sẽ giảm theo. Đây chính là những kinh nghiệm thực tiễn nhất cho thấy sự đa dạng cũng như tác động đa chiều của 2 yếu tô lãi suất và tỷ giá lên thị trường chứng khoán Việt Nam.