CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2. Lý thuyết nền tảng
2.2.3. Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal – setting theory)
Lý thuyết thiết lập mục tiêu lần đầu tiên xuất hiện trong luận án tiến sĩ của Edwin Locke (1964). Locke là một nhà tâm lý học người Mỹ, sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 1964, ông gia nhập Viện nghiên cứu Mỹ (AIR), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở Washington. Ở đó, ơng tiếp tục nghiên cứu về lý thuyết thiết lập mục tiêu. Theo lý thuyết thiết lập mục tiêu, có 5 nguyên tắc để thiết lập mục tiêu đó là: sự rõ ràng, sự thách thức, sự cam kết, sự phản hồi, mức độ phức tạp của công việc. Đây là 5 yếu tố mà các nhà quản trị cần phải đảm bảo thỏa mãn khi thiết lập mục tiêu.
Sự rõ ràng: Locke đã đưa ra các giả thuyết liên quan đến lợi ích của các mục tiêu rõ ràng so với các mục tiêu không rõ ràng ảnh hưởng tới cơng việc như thế nào. Ơng cho rằng “Khi một cá nhân có mục tiêu cụ thể, hiệu quả hoạt động sẽ rõ rệt hơn so với các mục tiêu khơng cụ thể” (Locke & Bryan, 1966). Hay nói cách khác, làm
việc hướng tới mục tiêu xác định sẽ dẫn đến mức độ quan tâm công việc cao hơn so với trường hợp có mục tiêu trừu tượng (Locke & Bryan, 1967). Cụ thể hơn, khi có một mục tiêu rõ ràng, cấp dưới biết họ cần hướng đến cái gì, kết quả cuối cùng là gì, từ đó họ sẽ biết cần phải nỗ lực như thế nào cho công việc.
Sự thách thức: Locke cũng cho rằng sự hiện diện của các mục tiêu khó khăn, cụ thể sẽ làm giảm sự nhàm chán trong công việc (Bryan & Locke, 1967). Các mục tiêu càng khó khăn thì phần thưởng cho nó càng lớn, nếu người nhân viên cảm thấy phần thưởng đó là xứng đáng, họ muốn đạt được phần thưởng đó, thì nhân viên sẽ có động lực làm việc, họ nỗ lực nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn để chinh phục được mục tiêu và giành lấy phần thưởng xứng đáng, nếu mục tiêu q dễ dàng thì các nhân viên đều khơng thu được những thành tựu đáng kể gì, do đó họ khơng nỗ lực. Vì vậy, sự nỗ lực làm việc của một cá nhân phụ thuộc vào mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
Sự cam kết: một mục tiêu muốn đạt hiệu quả thì điều cần thiết là phải có sự tham gia, nỗ lực của tất cả các nhân viên để đạt được mục tiêu đó, muốn vậy, mục tiêu phải được hiểu rõ và thông qua và các nhân viên chỉ thấy hứng thú khi họ được tham gia vào mục tiêu đó. Khi các nhà quản trị cấp dưới tham gia vào việc thiết lập mục tiêu, họ cảm thấy có tiếng nói trong tổ chức, nhận thấy được vai trò của bản thân trong tổ chức, họ thấy tự tin và gần gũi với mục tiêu, từ đó giảm sự chống đối đối với mục tiêu. Đồng thời, khi một mục tiêu khó khăn hơn bình thường thì sự cam kết thực hiện mục tiêu đó cũng cao hơn, các nhân viên khơng có hứng thú đối với các mục tiêu quá dễ dàng, họ không cần nỗ lực quá nhiều cũng có thể đạt được mục tiêu, cịn đối với mục tiêu khó khăn, buộc các nhân viên phải nỗ lực hơn rất nhiều mới đạt được. Khi thiết lập mục tiêu, việc các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở tham gia xây dựng mục tiêu, đưa ra ý kiến của các nhân trong mục tiêu đó, ngồi việc giúp bản thân họ hiểu rõ được mục tiêu của tổ chức, đồng thời giúp cho mục tiêu đó gần gũi, khả quan và có thể thực hiện được, qua đó tăng sự chấp nhận và giảm sự phản đối đối với mục tiêu.
Sự phản hồi: khi thiết lập mục tiêu, ngoài đường truyền dẫn từ sự kỳ vọng đến nỗ lực và cuối cùng là đến kết quả cơng việc, thì tổ chức cần quan tâm thực hiện thêm các vòng phản hồi để đảm bảo rằng, kết quả cuối cùng phù hợp và đủ khả năng thúc đẩy sự nỗ lực trong công việc của nhân viên, hoặc qua đó tổ chức cũng có thể điều chỉnh độ khó của mục tiêu để đảm bảo mục tiêu khơng q khó để thực hiện và cũng không quá dễ để làm giảm sự nỗ lực.
Mức độ phức tạp của nhiệm vụ: yếu tố cuối cùng trong 5 nguyên tắc thiết lập mục tiêu, độ phức tạp là cần thiết, nếu mục tiêu quá phức tạp, đòi hỏi các nhân viên phải làm việc quá sức, điều này là phản tác dụng.
Lý thuyết thiết lập mục tiêu cho rằng: sự tham gia cũng thể hiện việc các mục tiêu có được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể hay không, đồng thời Locke cũng cho rằng: “hiệu quả trực tiếp nhất của sự tham gia chính là sự cam kết đạt được” (Locke, 1968). Từ đó, tác giả vận dụng lý thuyết thiết lập mục tiêu để giải thích mối quan hệ của sự tham gia vào dự toán, sự cam kết với mục tiêu dự tốn và kết quả cơng việc. Thật vậy, khi các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở tham gia xây dựng dự toán ngân sách, họ được thể hiện mục tiêu của mình trong đó, các mục tiêu được đưa ra sát tình hình thực tế hơn và có khả năng thực hiện được, chính điều này đã làm tăng sự cam kết với mục tiêu dự toán của họ. Khi mục tiêu được cam kết, các cá nhân này sẽ nỗ lực để hồn thành mục tiêu, họ có động lực để làm việc, có mục tiêu để hướng đến, họ nỗ lực hơn bình thường, vì vậy kết quả cơng việc của họ cũng tăng lên theo đó.