CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2. Hàm ý lý thuyết
Từ những kết luận về nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những hàm ý lý thuyết như sau. Thứ nhất, luận văn đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc tại thị trường Việt Nam, đồng thời luận văn cũng đưa ra bằng chứng thực nghiệm về vai trò trung gian của biến sự cam kết với mục tiêu dự toán trong mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ giữa 3 biến, sự tham gia vào dự toán ngân sách, sự cam kết với mục tiêu dự tốn và kết quả cơng việc. Qua đó, luận văn cũng đóng góp tiếp tục mở rộng nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc của tác giả Nguyễn Thị Thanh Định (2017) và tác giả Đinh Nguyễn Trần Quang (2018), bằng cách thêm vào biến sự cam kết với mục tiêu dự tốn, góp phần củng cố thêm và làm rõ mối quan hệ này giữa hai biến.
Thứ hai, luận văn cũng cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về biến kiến thức quản trị chi phí khơng đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc, trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này giúp tác giả nhìn nhận rằng, khơng phải trong mơi trường nào thì kiến thức quản trị cũng đóng vai trị điều tiết như trong nghiên cứu của Agbejule và Saarikoski (2006). Tuy nhiên, xét ở góc độ khác, kiến thức quản trị chi phí vẫn đóng vai trị tích cực trong việc gia tăng nhận thức trong công việc, tác động trực tiếp đến kết quả công việc thay vì đóng vai trị là biến điều tiết cho mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc. Song, những giả định này cũng cần được kiểm chứng ở các nghiên cứu định tính tiếp theo.
Cuối cùng, luận văn cũng ủng hộ các lý thuyết nền: lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết tâm lý, lý thuyết thiết lập mục tiêu được đưa ra, liên quan đến mối quan hệ
giữa sự tham gia vào dự tốn ngân sách đến kết quả cơng việc. Lý thuyết kỳ vọng cho rằng sự tham gia vào dự toán ngân sách sẽ tăng cường kỳ vọng của của cá nhân người tham gia đối với tổ chức đó từ đó làm tăng kết quả cơng việc, có thể lập luận rằng việc tham gia vào dự toán ngân sách có thể cải thiện cho các nhà quản trị về động lực và hiệu suất, đặc biệt trong tình huống khó khăn trong cơng việc cao. Lý thuyết tâm lý cũng ủng hộ mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự tốn đến kết quả cơng việc, lý thuyết này cho rằng sự tham gia vào dự toán ngân sách sẽ giúp cho các cá nhân cảm thấy bản thân họ có đóng góp vào dự tốn ngân sách, họ được khẳng định bản thân, giúp cho họ có xu hướng ủng hộ và chấp nhận mục tiêu, giảm sự phản đối. Còn Locke (1968) cho rằng “hiệu quả trực tiếp nhất của sự tham gia chính là sự cam kết đạt được”, lý thuyết thiết lập mục tiêu cho rằng: sự tham gia cũng thể hiện việc các mục tiêu được đặt ra một cách rõ ràng, từ đó giúp cho các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở có được định hướng, mục tiêu rõ ràng, giúp họ định hướng rõ ràng trong công việc, đồng thời giúp họ cảm nhận là một phần của dự toán ngân sách được đặt ra, từ đó tạo động lực giúp họ cố gắng và nỗ lực hơn, cuối cùng nâng cao được kết quả cơng việc trong dự tốn ngân sách.