CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Moynihan và Pande (2007) về vai trò của các tổ chức trong thúc đẩy động lực phụng sự công để nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến động lực phụng sự cơng của đại biểu HĐND các cấp tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2016-2021. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu của Moynihan và Pande (2007) là nhân viên cơng tác trong lĩnh vực y tế của chính quyền 50 bang.
Theo kết quả nghiên cứu của Moynihan và Pande (2007), văn hóa hợp lý và văn hóa cấp bậc tác động nghịch biến đến động lực phụng sự cơng, văn hóa nhóm và văn hóa phát triển tác động đồng biến đến động lực phụng sự công (dựa vào kết quả trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa của nghiên cứu); thứ tự tác động giảm dần của
các loại văn hóa tổ chức như sau: Văn hóa hợp lý, văn hóa phát triển, văn hóa thứ bậc và văn hóa nhóm (dựa vào kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa của nghiên cứu).
Qua phân tích khảo sát 151/325 đại biểu HĐND đang công tác tại HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố trong tỉnh, kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 loại văn hóa tổ chức tác động đến động lực phụng sự công của đại biểu địa biểu HĐND các cấp trong tỉnh, như: Văn hóa thứ bậc, văn hóa nhóm, văn hóa phát triển và văn hóa hợp lý, tất cả 4 loại văn hóa này đều tác động đồng biến đến động lực phụng sự công.
Kết quả nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến động lực phụng sự công của đại biểu HĐND các cấp tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2016-2021 có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Moynihan và Pande (2007) về mức độ tác động của văn hóa hợp lý đến động lực phụng sự cơng. Qua khảo sát, văn hóa tổ chức đóng vai trị chủ đạo tại HĐND các cấp là văn hóa hợp lý, tập trung vào đạt được các kết quả công việc, đề cao việc đạt được mục tiêu đặt ra và tác động tích cực đến động lực phụng sự công. Theo Cameron và Quinn (2005) văn hóa hợp lý nhấn mạnh đến truyền đạt các mục tiêu và chiến lược cho nhân viên, đặc điểm của văn hóa hợp lý có mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Các mục tiêu rõ ràng đưa ra định hướng và ý tưởng cho nhân viên (Zu, Robbins, và Fredendall, 2010) trích trong Naor và cộng sự (2013).
Thực tế tại HĐND các cấp tỉnh Cà Mau, trong quá trình hoạt động, đại biểu HĐND là người tham mưu cho Thường trực HĐND và HĐND trong quá trình xây dựng và ban hành chương trình hoạt động cũng như quyết nghị các vấn đề quan trọng của địa phương tại các kỳ họp thường lệ và bất thường. Khi Nghị quyết được ban hành, đại biểu HĐND đồng thời cũng là người thực hiện và giám sát việc thực hiện nghị quyết của các cơ quan có liên quan, từ đó sẽ làm cho mọi người cảm thấy hài lịng, đồng thời góp phần truyền cảm hứng, tạo động lực cho đại biểu làm việc với tinh thần hăng say và làm việc luôn hướng đến hiệu quả của tổ chức. Vì vậy, văn hóa hợp lý tác động tích cực đến động lực phụng sự công.
Qua kết quả thống kê bảng 4.13, thống kê kết quả giá trị trung bình của các loại văn hóa tổ chức cho thấy: Đại biểu HĐND nhận định về văn hóa nhóm tại
HĐND các cấp tỉnh Cà Mau ở mức dưới trung bình, văn hóa thứ bậc và văn hóa phát triển ở mức khá tốt; văn hóa hợp lý ở mức tốt.
Qua kết quả thống kê Bảng 4.21 thống kê kết quả giá trị trung bình của các biến quan sát định lượng văn hóa tổ chức cho thấy: Đại biểu HĐND nhận định việc quan tâm phát triển con người trong tổ chức, khơng khí gần gũi như một gia đình, gắn bó, hợp tác, chia sẻ, phân cấp, phân quyền như việc thực hiện theo quy trình, quy định, thủ tục tại HĐND các cấp chỉ ở mức dưới trung bình; việc đại biểu HĐND ln sẵn sàng đón nhận thử thách, thực hiện tốt cơng tác phối hợp, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm ở mức khá tốt; đại biểu năng động và sáng tạo trong công việc, tạo sự thay đổi tích cực trong xã hội hơn là đạt được thành tích cá nhân ở mức tốt.
Bảng 4.21 Kết quả thống kê giá trị trung bình các biến định lƣợng các biến định lƣợng
Biến Giá trị trung bình
Động lực 3.8580 Văn hóa hợp lý 3.9125 Văn hóa phát triển 3.7640 Văn hóa thứ bậc 3.3940 Văn hóa nhóm 3.360
Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát
Bảng 4.22 Kết quả thống kê giá trị trung bình các biến độc lập Mã hóa Biến khảo sát Hồn Mã hóa Biến khảo sát Hoàn
tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung hịa Đồng ý Hồn tồn đồng ý Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1. VĂN HÓA THỨ BẬC 3.47 1.74 VHTB1
Cơ quan tôi là một nơi rất chính thức, các hoạt động theo thủ tục rõ ràng.
3 8 41 78 21 3.70 1.321
nơi có cấu trúc cao, mọi người tơn trọng các cấp bậc.
VHTB3
Có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng trong cơ quan tôi.
9 24 61 46 11 3.17 1.142
VHTB4
Các quy định, chính sách, quy trình, thủ tục thường chi phối hoạt động của đại biểu HĐND.
6 14 70 49 12 3.31 .847
VHTB5
Cơ quan tơi ln có sự đổi mới trong hoạt động.
2 15 67 48 19 3.44 .888
2. VĂN HÓA NHÓM 3.35 2.76
VHN1
Cơ quan tôi quan tâm phát triển con người trong tổ chức.
16 32 14 5 33 3.38 985
VHN2
Cơ quan tơi có khơng khí gần gũi như một gia đình 18 29 22 51 31 3.32 .896 VHN3 Đại biểu HĐND gắn bó, hợp tác, chia sẻ với nhau.
11 25 32 61 22 3.38 .884
3. VĂN HÓA PHÁT TRIỂN 3.76 3.04
VHPT1
Các đại biểu HĐND trong đơn vị tôi rất năng động và sáng tạo trong công việc. 10 6 15 61 59 4.01 1.119 VHPT2 Các đại biểu HĐND luôn sẵn sàng đón nhận thử thách, dám làm và dám chịu trách nhiệm 9 14 20 52 56 3.87 1.185 VHPT3 Các đại biểu HĐND trong đơn vị tôi rất tận tâm và nhiệt tình với cơng
việc.
VHPT4 Cơ quan tơi là một tổ chức rất đồn kết.
9 10 27 82 23 3.66 1.013
VHPT5
Lãnh đạo đơn vị tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của đại biểu HĐND.
11 8 52 57 23 3.48 1.051
4. VĂN HÓA HỢP LÝ 3.91 3.05
VHHL1
Cơ quan tôi luôn tập trung vào kết quả công việc.
0 7 50 75 19 3.70 747
VHHL2
Mối quan tâm chính của cơ quan tơi là cơng việc được hồn thành.
0 9 28 79 35 3.93 .809
VHHL3
Đại biểu HĐND làm việc luôn hướng đến thành quả công việc của tổ chức. 0 5 29 86 31 3.95 .728 VHHL4 Tập trung cho công việc là mục tiêu đặt ra hàng đầu của các đại biểu HĐND trong đơn vị tôi.
0 3 31 69 48 4.07 .775
Nguồn: Kết quả thống kê các yếu tố
Qua kết quả thống kê giá trị trung bình các biến độc lập ở Bảng 22 cho thấy: Yếu tố Văn hóa hợp lý có điểm trung bình cao nhất, thứ nhì là Văn hóa phát triển, thứ ba là văn hóa thứ bậc và cuối cùng là văn hóa nhóm. Cụ thể:
Văn hóa hợp lý được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình Mean = 3.91. Trong đó, biến khảo sát “Tập trung cho công việc là mục tiêu đặt ra hàng đầu của
các đại biểu HĐND trong đơn vị tôi” được đánh giá cao nhất trong yếu tố này
(Mean =4.07), chứng tỏ đại biểu HĐND các cấp tỉnh Cà Mau rất tập trung cho công việc và luôn đề ra công việc là mục tiêu hàng đầu. Việc cơ quan luôn tập trung vào kết quả công việc chưa được đánh giá cao với giá trị trung bình thấp nhất (Mean = 3.70), thể hiện cơ quan HĐND các cấp trong tỉnh tập trung chưa
nhiều vào kết quả công việc hoặc chưa tập trung. Thực tế trong thời gian qua, HĐND các cấp trong tỉnh xây dựng xây dựng quy chế làm việc tạm thời và phân công công việc gắn với từng chức danh cụ thể nên thiếu sự đồng bộ, thống nhất và bất hợp lý giữa nhiệm vụ của đại biểu HĐND với nhau nên việc tập trung cho công việc chưa cao. Nguyên nhân này dẫn đến việc phân công công việc tại HĐND các cấp trong tỉnh chưa phù hợp với năng lực, trình độ của đại biểu HĐND, từ đó gây ra tác động khơng tốt đối với động lực phụng sự cơng của đại biểu HĐND. Trên cơ sở đó, tác giả nhận thấy ý kiến khảo sát của yếu tố Văn hóa hợp lý chưa phản ánh hết tình hình thực tế đang diễn ra tại HĐND các cấp tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2016-2021.
Văn hóa phát triển được đánh giá cao thứ nhì sau yếu tố Văn hóa hợp lý với giá trị trung bình Mean = 3.76, cho thấy lãnh đạo HĐND các cấp tỉnh Cà Mau có đề cao tính năng động và sáng tạo trong công việc của các đại biểu HĐND trong đơn vị hơn những cơng việc khác, điều này nhằm đóng góp tích cực vào việc nâng cao động lực phụng sự công của đại biểu. Việc “Lãnh đạo đơn vị tôi luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho hoạt động của đại biểu HĐND” có giá trị trung bình thấp nhất
với Mean = 3.48, giải thích rằng lãnh đạo HĐND các cấp tỉnh Cà Mau trong thời gain qua chưa tạo được động lực phụng sự công cho đại biểu HĐND tại đơn vị mình. Tuy nhiên, điều này chưa thể khẳng định sự tác động của nó đối với động lực phụng sự công tại HĐND các cấp trong tỉnh Cà Mau. Bởi vì, một số chức danh như: Trưởng các Ban của HĐND, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND đều là chức danh kiêm nhiệm, không am hiểu sâu về công việc đang đảm trách nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và tham mưu cho Thường trực HĐND cịn có những khó khăn nhất định. Với giá trị trung bình của yếu tố Văn hóa phát triển, tác giả cho rằng chưa đánh giá hết những bất cập của HĐND các cấp trong tỉnh. Bởi vì, tại hầu hết các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và HĐND các cấp tỉnh Cà Mau nói riêng, việc đánh giá hiệu quả làm việc của đại biểu HĐND cịn mang tính chung chung, hình thức, vì vậy chưa thể đánh giá đúng năng lực và hiệu suất làm
việc của đại biểu HĐND. Từ dó, đại biểu HĐND thiếu động lực phụng sự và chưa tận tâm, nhiệt tình với cơng việc.
Văn hóa thứ bậc được đánh giá cao thứ ba trong bốn yếu tố độc lập với Mean = 3.47. Trong đó, yếu tố “Có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng trong cơ quan tôi” đạt giá trị trung bình thấp nhất với Mean = 3.17. Điều này có nghĩa là,
tại HĐND các cấp tỉnh Cà Mau thực hiện việc phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng, còn chồng chéo với nhau, để xảy ra trường hợp đại biểu có nhiều ý kiến đề xuất vượt cấp có thẩm quyền. Biến khảo sát có giá trị trung bình thấp thứ nhì là “Các quy định, chính sách, quy trình, thủ tục thường chi phối hoạt động của đại biểu HĐND” với Mean = 3.31, đây là một thực tế đang diễn ra tại HĐND các cấp trong tỉnh, bởi lẽ khi Quốc hội và HĐND tỉnh có văn bản để HĐND các cấp thực hiện thường bị vướn về cơ chế, chính sách, khơng áp dụng được. Mặc dù vậy, nhưng việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế một văn bản khác để thực hiện thì rất chậm, từ đó các quy định, quy trình, thủ tục thường làm chi phối hoạt động của đại biểu HĐND. Nhìn chung, yếu tố Văn hóa thứ bậc được đánh giá tương đối sát với tình hình thực tế tại HĐND các cấp tỉnh Cà Mau.
Văn hóa nhóm có giá trị trung bình Mean = 3.35, được đánh giá thấp nhất so với các yếu tố khác. Trong đó “Cơ quan tơi có khơng khí gần gũi như một gia
đình” có giá trị thấp nhất (Mean = 3.32), cho thấy khơng khí làm việc trong tổ
chức đóng vai trị rất quan trọng ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của đại biểu HĐND. Giá trị đánh giá thể hiện đúng thực tế về khơng khí làm việc của HĐND các cấp trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Đa số HĐND các cấp trong tỉnh chưa tạo được khơng khí làm việc gần gũi trong cơ quan, lãnh đạo ít tiếp cận hoặc quan tâm đến đại biểu HĐND đơn vị mình, chưa kịp thời động viên, khuyến khích để các đại biểu HĐND trong đơn vị tận tâm và nhiệt tình với cơng việc, chưa thể hiện được là trung tâm đoàn kết nội bộ và chưa tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của đại biểu HĐND. Điều này đã tạo nên khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới, từ đó khiến cho đại biểu HĐND khơng nhận được sự quan tâm và gần gũi từ lãnh đạo.
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước của của địa phương, theo từng cấp sẽ có quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương, hoạt động theo quy định của Hiến pháp, luật, các văn bản có liên quan; tổ chức và bảo đảm việc thị hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; HĐND cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của HĐND cấp dưới. Có sự phân cấp rõ ràng giữa các Ban của HĐND trong thực hiện cơng tác điều hịa, phối hợp theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Đối với HĐND tỉnh, có 4 Ban: Ban pháp chế, Ban văn hóa – xã hội, Ban kinh tế - ngân sách và Ban dân tộc; HĐND huyện và xã có 02 Ban: Ban kinh tế - xã hội và Ban pháp chế. HĐND cấp huyện trong tỉnh Cà Mau hiện nay không thành lập Ban dân tộc do người dân tộc trên địa bàn không đủ số lượng theo quy định để thành lập và Ban kinh tế - xã hội của HĐND cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương. Trách nhiệm cụ thể của các Ban HĐND được quy định tại Điều 108, luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, như sau:
-“Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu
trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương”.
-“Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thơng tin, thể dục, thể thao và chính sách tơn giáo ở địa phương”.
-“Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh”.
- “Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo
dục, y tế, văn hóa, xã hội, thơng tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và mơi trường, chính sách tơn giáo ở địa phương”.
-“Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện khơng thành lập Ban dân tộc thì Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương”
Đại biểu HĐND được cơ cấu vào hoạt động trong các Ban này được lãnh đạo thông báo bằng văn bản phân công công việc rõ ràng theo từng lĩnh vực ngay từ sau kỳ họp thứ nhất của HĐND. Trong quá trình hoạt động, khi có phát sinh những vấn đề khác ngồi thơng báo phân cơng đó thì sẽ tiến hành họp để trao đổi