Kết quả khảo sát nghề nghiệp, việc làm và thu nhập của các hộ gia đình bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất sau tái định cư nghiên cứu tình huống dự án khu du lịch vinpearl quy nhơn, bình định (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả khảo sát sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất

4.3.2. Kết quả khảo sát nghề nghiệp, việc làm và thu nhập của các hộ gia đình bị

đình bị thu hồi đất

Đây là cơ sơ để đánh giá việc thu hồi đất có đem lại hiệu quả và đúng đắn, cũng như có ảnh hưởng tốt hay khơng tốt đến đời sống của người dân thôn Nhơn Phước, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn.

Bảng 4.16: Số ngày, tháng làm việc bình qn của các lao động cóviệc làm Số ngày làm việc bình qn/tháng Số tháng làm việc bình quân/năm Trung bình 26, 11,9 Giá trị Mode 25 12 Giá trị nhỏ nhất 25 8 Giá trị lớn nhất 30 12

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Hiện nay, các hộ gia đình đều có cơng ăn việc làm trong năm. Hầu hết các hộ gia đình có mức làm việc trung bình 26,5 ngày trong một tháng và trung bình 11,8 tháng trong một năm.

Có hộ gia đình cũng chỉ làm việc 8/12 tháng trong một năm, đây là các hộ gia đình theo nghề biển; nghề biển có 2 mùa vụ: Mùa phụ từ tháng 3 đến tháng 8 (tức 6 tháng) là mùa đánh bắt ghẹ và mùa chính từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau (tức 8 tháng) là mùa thả lưới và đánh bắt thủy hải sản. Như vậy, các hộ gia đình theo nghề biển, có những hộ chỉ làm mùa chính trong nghề, do đó thời gian làm việc của các hộ gia đình này chỉ 8/12 tháng. Tuy nhiên, các tháng cịn lại, họ tìm kiếm các cơng việc phụ như: tạp vụ, làm công theo ngày để trang trải cuộc sống.

Tính đến hiện nay, các nhóm cơng việc chính tại các hộ gia đình được khảo sát bao gồm: nghề biển, làm việc cho dự án FLC, kinh doanh mua bán nhỏ và các nghề khác (như tạp vụ, làm công, bảo vệ).

Bảng 4.17: Kết quả khảo sát mức thu nhập các ngành nghề Chỉ tiêu Chỉ tiêu Thu nhập bình quân nghề biển Thu nhập bình quân làm cho FLC Thu nhập bình quân kinh doanh dịch vụ mua bán nhỏ Thu nhập bình quân nghề khác Thu nhập bình quân 3,85 5,41 4,63 3,54 Mức thu nhập nhỏ nhất 3,5 5,0 4,0 3,5 Mức thu nhập lớn nhất 4,2 6,0 5,0 4,0

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Thu nhập bình quân tại các ngành nghề cho thấy làm việc cho FLC sẽ có mức thu nhập cao hơn các cơng việc cịn lại.

Trong các ngành nghề mà hộ gia đình đang làm việc thì nghề biển có mức thu nhập thấp hơn so với làm việc cho dự án FLC, kinh doanh mua bán nhỏ, với mức thu nhập bình quân mỗi tháng là 3,85 triệu VND/tháng, tuy nhiên có những hộ gia đình đạt mức thu nhập đến 4,2 triệu VND/tháng và cũng có hộ gia đình có mức thu nhập chỉ đạt 3,5 triệu VND/tháng. Trong khi đó, các hộ gia đình làm việc cho dự án FLC, thì các cá nhân làm việc cho FLC có mức thu nhập bình qn là 5,41 triệu VND/tháng, có những cá nhân có mức thu nhập đến 6 triệu VND/tháng và mức thu nhập thấp nhất làm việc cho dự án FLC là 5 triệu VND/tháng.

Hình 4.3: Thu nhập bình quân của các ngành nghề (triệu đồng)

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

3.85

5.41

4.63

3.54

Nghề biển FLC Kinh doanh mua

bán

Điều này cho thấy khoảng chênh lệch thu nhập giữa các hộ gia đình làm việc cho dự án FLC và hộ duy trì nghề biển.

Bảng 4.18: Đánh giá mức độ khó khăn các ngành nghề Khó khăn Khó khăn nghề biển Khó khăn làm cho FLC Khó khăn kinh doanh dịch vụ mua bán nhỏ Khó khăn nghề khác Trung bình 2,52 2,44 2,36 2,36 Giá trị Mode 3 2 2 2

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Khơng những khác biệt về mức thu nhập giữa nghề biển và làm việc cho dự án FLC, các ý kiến khảo sát của các hộ gia đình cũng phản ánh mức độ khó khăn trong cơng việc của họ. Trong tổng số ý kiến khảo sát của 136 hộ gia đình về mức độ khó khăn của các ngành nghề, các hộ gia đình cho rằng nghề biển có mức độ khó khăn nhiều nhất, đạt mức đánh giá bình quân là 2,52/3 điểm (mức 3 điểm là rất khó khăn), tiếp theo là làm việc cho dự án FLC và kinh doanh mua bán nhỏ cũng như lao động trong các ngành nghề khác thì có mức khó khăn thấp hơn 2 ngành trên.

Hình 4.4: Đánh giá mức độ khó khăn và ổn định của các ngành nghề

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

2.52 2.44

2.36 2.36

2.46

1.54

2.38 2.42

Nghề biển Làm cho FLC Kinh doanh mua bán Nghề khác Mức độ khó khăn Mức độ ổn định

Mặc dù được đánh giá là ngành nghề có mức độ khó khăn cao nhất trong các ngành nghề, nhưng đổi lại, nghề biển lại đem đến sự ổn định cao cho người dân, trong khi đó, làm việc cho FLC mức ổn định rất thấp, điều này được lý giải cụ thể như sau:

Đối với nghề biển: Mặc dù đây là ngành nghề chứa đựng nhiều khó khăn,

nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, phải bám biển dài ngày do cách xa nơi ở nhưng người dân được tự do, tự chủ trong công việc, tâm lý thoải mái, không phụ thuộc thời giờ làm việc, khơng bị gị ép, làm cơng khơng lâu dài, hơn nữa tìm kiếm cơng việc rất khó khăn. Nên người dân có nghề biển sẽ tiếp tục duy trì cơng việc ổn định của mình.

Đối với việc làm tại dự án FLC: Đây là cơng việc hành chính, phụ thuộc vào

sự quản lý của người khác, sức ép và áp lực trong công việc cao, nhưng hầu hết là lao động làm th, phổ thơng, trình độ thấp, do đó, người làm việc cho dự án FLC cũng chịu những khó khăn khơng nhỏ trong cơng việc. Khơng những vậy, việc làm tại dự án FLC không được đảm bảo lâu dài cho người lao động, hợp đồng ký kết với người lao động có thời hạn ngắn hạn, do đó, mức độ ổn định khi làm việc cho dự án FLC được người dân đánh giá khá thấp, đạt mức 1,54/3 điểm.

Đối với hoạt động kinh doanh mua bán nhỏ: Chịu những khoản thất thoát,

những rủi ro khi khơng có khách hàng, làm tồn đọng hàng hóa, dẫn đến tình trạng chất lượng hàng hóa suy giảm và chịu những tổn thất nhất định. Nhưng người dân sẽ làm chủ được cơng việc và thời gian, do đó, việc duy trì cơng việc sẽ đảm bảo tính ổn định có việc làm cho chính họ.

Đối với các ngành nghề khác: Đây là những công việc thời vụ hoặc bán thời

vụ, do đó, người làm việc trong những nghề này sẽ chịu những tổn thất nhất định như: thu thập thấp, khơng có chế độ bảo hiểm,... Tuy nhiên, họ có thể chủ động tìm kiếm những cơng việc thời vụ khác, khơng để tình trạng thất nghiệp diễn ra trong thời gian dài đối với họ.

Như vậy, nhìn chung, nghề biển đem lại rất nhiều khó khăn nhưng tính ổn định được đảm bảo, làm việc cho FLC lại có mức độ ổn định thấp nhất trong các ngành

nhưng khó khăn trong cơng việc cũng khá cao. Trong khi đó, kinh doanh mua bán nhỏ lại giúp người dân chủ động về công việc và thời gian nhưng hứng chịu những rủi ro nhất định trong hoạt động mua bán. Còn đối với những người dân làm việc ở những ngành nghề khác lại giúp họ chủ động trong việc tìm kiếm công việc thời vụ, nhưng chế độ lại thấp kém đối với người lao động.

Cùng với đó, tác giả tiến hành thu thập thông tin ý kiến của các hộ gia đình đánh giá về cơng việc cũng như thu nhập sau khi thu hồi đất.

Bảng 4.19: Đánh giá chung về công việc và thu nhập sau khi thu hồi đất Chỉ tiêu Công việc Thu nhập Chỉ tiêu Công việc Thu nhập

Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm Kém đi 39 28,7% 41 30,1% Tương đương 60 44,1% 59 43,4% Tốt hơn 37 27,2% 36 26,5% Tổng cộng 136 100% 136 100% Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Trong tổng số 136 hộ gia đình khảo sát, có 37 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 27,2%) cho ý kiến công việc tốt hơn sau khi bị thu hồi đất, vì một phần lớn người dân đã được đưa vào làm việc cho dự án FLC, giúp họ có việc làm. Chính vì vậy, có 36 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 26,5%) đánh giá rằng thu nhập của họ tốt hơn sau khi bị thu hồi đất.

Có 39 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 28,7%) đánh giá công việc kém hơn so với trước khi bị thu hồi đất, điều này phản ánh có 41 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 30,1%) đánh giá thu nhập của họ thấp hơn so với trước khi thu hồi đất.

Có 60 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 44,1%) đánh giá cơng việc của họ cũng tương đương so với trước, điều này cho thấy có 59 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 43,4%) đánh giá thu nhập khơng thay đổi so với trước thu hồi đất.

Hình 4.5: Đánh giá chung về công việc và thu nhập sau khi thu hồi đất

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Như vậy, hơn 50% các hộ gia đình được khảo sát đều cho ý kiến về công việc và thu nhập của họ không thay đổi nhiều sau khi thu hồi đất tại thôn Hải Giang thuộc xã Nhơn Hải và thực hiện tái định cư tại thôn Nhơn Phước, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất sau tái định cư nghiên cứu tình huống dự án khu du lịch vinpearl quy nhơn, bình định (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)