Chỉ tiêu Công việc Thu nhập
Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm Kém đi 39 28,7% 41 30,1% Tương đương 60 44,1% 59 43,4% Tốt hơn 37 27,2% 36 26,5% Tổng cộng 136 100% 136 100% Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Trong tổng số 136 hộ gia đình khảo sát, có 37 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 27,2%) cho ý kiến công việc tốt hơn sau khi bị thu hồi đất, vì một phần lớn người dân đã được đưa vào làm việc cho dự án FLC, giúp họ có việc làm. Chính vì vậy, có 36 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 26,5%) đánh giá rằng thu nhập của họ tốt hơn sau khi bị thu hồi đất.
Có 39 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 28,7%) đánh giá công việc kém hơn so với trước khi bị thu hồi đất, điều này phản ánh có 41 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 30,1%) đánh giá thu nhập của họ thấp hơn so với trước khi thu hồi đất.
Có 60 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 44,1%) đánh giá cơng việc của họ cũng tương đương so với trước, điều này cho thấy có 59 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 43,4%) đánh giá thu nhập khơng thay đổi so với trước thu hồi đất.
Hình 4.5: Đánh giá chung về công việc và thu nhập sau khi thu hồi đất
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Như vậy, hơn 50% các hộ gia đình được khảo sát đều cho ý kiến về công việc và thu nhập của họ không thay đổi nhiều sau khi thu hồi đất tại thôn Hải Giang thuộc xã Nhơn Hải và thực hiện tái định cư tại thôn Nhơn Phước, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn.
4.3.3. Đánh giá của người dân về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thu hồi đất trong việc thu hồi đất
Việc tiếp thu ý kiến đánh giá của người dân trong việc phản hồi về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với cơng tác thu hồi đất, đền bù, giải tỏa và tái định cư là điều thiết yếu. Chính những ý kiến đánh giá này giúp tác giả đề xuất kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao công tác hỗ trợ cho người dân của các cấp chính quyền được tốt hơn. 39 60 37 41 59 36
Kém đi Tương đương Tốt hơn